Cao Bá Quát nhân tài kiệt xuất trời Nam, một con người nổi tiếng văn hay chữ tốt được dân gian tôn xưng là “Thánh Quát”. Quá tài giỏi nhưng vì khí khái kiêu căng, ngạo nghễ nên cuộc đời ông gặp đầy gian truân, trắc trở…
Cao Bá Quát (1809 – 1854) tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Thiên, là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là văn tài xuất chúng của nước ta vào thế kỷ XIX. Ngay từ thuở nhỏ, Bá Quát đã nổi tiếng học giỏi nên được mọi người coi như thần đồng và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
Cao Bá Quát (1809 – 1854) tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, biệt hiệu Mẫn Thiên, là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ông là văn tài xuất chúng của nước ta vào thế kỷ XIX. Ngay từ thuở nhỏ, Bá Quát đã nổi tiếng học giỏi nên được mọi người coi như thần đồng và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.
Thân thế & sự nghiệp
Cao Bá Quát, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song sinh) với Cao Bá Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc).
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ [1] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.
Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu). Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển . Việc bị phát giác, Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh.
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng phải đi xuất dương hiệu lực (để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào Trí Phú làm trưởng đoàn. Phái đoàn ông đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình.
Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến Việt Nam, và sau đó Cao Bá Quát được gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về quê. Trước đây, ông vốn ở phố Hàng Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 24 tuổi ông vào kinh thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật [2] Ở đây những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
Năm 1851[3], không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm đánh đổ nó.
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức đói khổ. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức Quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”.
Đang trong quá trình chuẩn bị, thì việc bị bại lộ. Trước cục diện này, Cao Bá Quát đành phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854. Buổi đầu cuộc khởi nghĩa giành được một số thắng lợi ở Ứng Hòa, Thanh Oai...Nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung đông đảo và tổ chức phản công thì nghĩa quân liên tiếp bị nhiều thiệt hại.
Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận đem quân nghênh chiến.
Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, theo sử nhà Nguyễn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, thủ lĩnh Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt.
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ [1] xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng.
Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu). Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển . Việc bị phát giác, Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh.
Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng phải đi xuất dương hiệu lực (để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào Trí Phú làm trưởng đoàn. Phái đoàn ông đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình.
Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến Việt Nam, và sau đó Cao Bá Quát được gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về quê. Trước đây, ông vốn ở phố Hàng Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 24 tuổi ông vào kinh thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật [2] Ở đây những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập.
Năm 1851[3], không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm đánh đổ nó.
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức đói khổ. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức Quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”.
Đang trong quá trình chuẩn bị, thì việc bị bại lộ. Trước cục diện này, Cao Bá Quát đành phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854. Buổi đầu cuộc khởi nghĩa giành được một số thắng lợi ở Ứng Hòa, Thanh Oai...Nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung đông đảo và tổ chức phản công thì nghĩa quân liên tiếp bị nhiều thiệt hại.
Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch 1855), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận đem quân nghênh chiến.
Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, theo sử nhà Nguyễn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, thủ lĩnh Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt.
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông.
Tác phẩm
Ngay khi Cao Bá Quát tham gia cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), các tác phẩm của ông đã bị triều đình nhà Nguyễn cho thu đốt, cấm tàng trữ và lưu hành, nên đã bị thất lạc không ít. Tuy vậy, trước 1984, nhóm biên soạn sách Thơ văn Cao Bá Quát, đã tìm đến kho sách cổ của Thư viện Khoa học kĩ thuật trung ương (Hà Nội), và sau khi loại trừ những bài chắc chắn không phải của ông, thì số tác phẩm còn sót lại cũng còn được trên ngàn bài được viết bằng thứ chữ Nôm và chữ Hán.
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
-Cao Bá Quát thi tập
-Cao Chu Thần di thảo
-Cao Chu Thần thi tập
-Mẫn Hiên thi tập
Cụ thể là hiện còn 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi, gồm 11 bài viết theo thể ký hoặc luận văn và 10 truyện ngắn viết theo thể truyền kỳ. Trong số này về chữ Nôm, có một số bài hát nói, thơ Đường luật và bài phú Tài tử đa cùng (Bậc tài tử lắm cảnh khốn cùng). Về chữ Hán, khối lượng thơ nhiều hơn, được tập hợp trong các tập:
-Cao Bá Quát thi tập
-Cao Chu Thần di thảo
-Cao Chu Thần thi tập
-Mẫn Hiên thi tập
Sự nghiệp văn chương
Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí phách (Tài mai [Trồng mai], Thanh Trì phiếm châu nam hạ [Từ Thanh Trì buông thuyền xuôi nam], Quá Dục Thúy Sơn [Qua núi Dục Thúy]...). Trích hai câu trong bài Quá Dục Thúy Sơn:
Ngã dục đăng cao
Hạo ca ký vân thủy
Dịch:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...
Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bộ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhục chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy (Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư [Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay], Trường giang thiên [Một thiên vịnh cái gông dài], Đằng tiên ca [Bài ca cái roi song], Độc dạ cảm hoài [Ban đêm một mình cảm nghĩ]...). Trích mấy câu trong Trường giang thiên (dịch):
Gông dài!
Gông dài!
Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...
Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thảy về quê quán. Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân. Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều đã làm ông đau xót, day dứt (Cái tử [Người ăn xin], Phụ tương tử [Người vác hòm], Quan chẩn [Xem phát chẩn]...).
Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động:
Ta đã không nỡ nghe mãi bài thơ Hoàng Điểu nói lên cảnh ly tán của nhân dân do chính sự hà khắc, thì lẽ nào chỉ chịu gửi gắm mãi tâm sự vào khúc ngâm của Gia Cát Lượng khi chưa ra giúp đời (trích bản dịch bài Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông Tuần phủ...)
Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị đổi về làm Giáo thụ ở Quốc Oai, thì suy nghĩ mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn (Đối vũ [Nhìn mưa], Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê [Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già là Lê Huy Vĩnh]...). Trích giới thiệu:
Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi...
(trích Đối Vũ)
Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê).
Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):
Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình.
Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng.
Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, ông muốn hưởng nhàn, vào hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.
Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen...
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm...(tr.209)
Trích thêm một số nhận xét khác:
-GS. Dương Quảng Hàm:
Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ.
-GS. Thanh Lãng:
Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú và thể ca trù. Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay lạm dụng chữ nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù.
-Thi sĩ Xuân Diệu:
Cao Bá Quát trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý của ông chính là bền bĩ phục vụ cho đời.
-Sách Văn học 11 và Ngữ văn 11 (nâng cao):
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời.
Đặc biệt qua thơ văn, Cao Bá Quát còn bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống.
Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du [4].
Ngã dục đăng cao
Hạo ca ký vân thủy
Dịch:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...
Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bộ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu bộ Lễ). Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhục chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi, ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy (Cấm sở cảm sự, túng bút ngẫu thư [Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay], Trường giang thiên [Một thiên vịnh cái gông dài], Đằng tiên ca [Bài ca cái roi song], Độc dạ cảm hoài [Ban đêm một mình cảm nghĩ]...). Trích mấy câu trong Trường giang thiên (dịch):
Gông dài!
Gông dài!
Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...
Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thảy về quê quán. Ông càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân. Những cảnh người dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều đã làm ông đau xót, day dứt (Cái tử [Người ăn xin], Phụ tương tử [Người vác hòm], Quan chẩn [Xem phát chẩn]...).
Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động:
Ta đã không nỡ nghe mãi bài thơ Hoàng Điểu nói lên cảnh ly tán của nhân dân do chính sự hà khắc, thì lẽ nào chỉ chịu gửi gắm mãi tâm sự vào khúc ngâm của Gia Cát Lượng khi chưa ra giúp đời (trích bản dịch bài Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông Tuần phủ...)
Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị đổi về làm Giáo thụ ở Quốc Oai, thì suy nghĩ mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn (Đối vũ [Nhìn mưa], Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê [Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho ông bạn già là Lê Huy Vĩnh]...). Trích giới thiệu:
Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi...
(trích Đối Vũ)
Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuật lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão khê).
Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới):
Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình.
Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng.
Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, ông muốn hưởng nhàn, vào hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình.
Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen...
Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm...(tr.209)
Trích thêm một số nhận xét khác:
-GS. Dương Quảng Hàm:
Cao Bá Quát là một văn hào có nhiều ý tứ mới lạ, lời lẽ cao kỳ.
-GS. Thanh Lãng:
Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú và thể ca trù. Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay lạm dụng chữ nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù.
-Thi sĩ Xuân Diệu:
Cao Bá Quát trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý của ông chính là bền bĩ phục vụ cho đời.
-Sách Văn học 11 và Ngữ văn 11 (nâng cao):
Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời.
Đặc biệt qua thơ văn, Cao Bá Quát còn bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống.
Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du [4].
Tự buộc tóc lên trần nhà, cùm chân vào án thư để luyện chữ
Là người thông minh từ nhỏ, năm 12 tuổi, Cao Bá Quát đã theo các bậc đàn anh lều chõng đi thi. Khi còn đi học ở phủ Bắc Ninh, Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài họa, nhưng lại viết chữ rất xấu. Xấu hổ với chữ viết như gà bới, đêm đến, ông thường thức khuya miệt mài tập viết chữ. Buồn ngủ quá, ông tự buộc tóc mình lên mái nhà để mỗi lần ngủ gật bị giật tóc đau, phải tỉnh lại.
Ông còn buộc chân vào án thư để không thể “chạy đi chơi” được. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá Quát đã nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp.
Tương truyền, chữ viết của ông như “rồng bay phượng múa”, bút tích còn lại hiện nay được lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của “Mai Am thi tập” của công chúa Lại Đức, con gái vua Minh Mạng.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn có tài văn thơ nức tiếng. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm vế đối mọi lúc mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của Cao Bá Quát khiến ngay cả ông vua hay chữ Tự Đức cũng phải thán phục. Vua trực tiếp ca ngợi Cao Bá Quát và người bạn vong niên của ông là Nguyễn Văn Siêu rằng: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”, nghĩa là: Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời tiền Hán không có ai bằng.
Tuy vậy, Cao Bá Quát là người không mấy may mắn trên con đường công danh khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông thi Hương ở trường Hà Nội, đậu Á nguyên Cử nhân, tức là đỗ thứ nhì trong kỳ thi đó. Nhưng khi bài thi bị duyệt lại vì có lỗi, Cao Bá Quát bị đánh tụt xuống cuối bảng. Vào kinh để thi Hội nhiều lần, ông đều bị đánh trượt.
Ông còn buộc chân vào án thư để không thể “chạy đi chơi” được. Nhờ sự quyết tâm, kiên nhẫn, một thời gian sau, từ viết chữ xấu, Cao Bá Quát đã nổi tiếng khắp vùng về biệt tài viết chữ đẹp.
Tương truyền, chữ viết của ông như “rồng bay phượng múa”, bút tích còn lại hiện nay được lưu lại trong bài đề tựa cuối cùng của “Mai Am thi tập” của công chúa Lại Đức, con gái vua Minh Mạng.
Không những viết chữ đẹp, Cao Bá Quát còn có tài văn thơ nức tiếng. Ông có thể “xuất khẩu thành thơ”, làm vế đối mọi lúc mọi nơi, ý tứ rất chuẩn mực, sắc sảo. Tài năng văn chương của Cao Bá Quát khiến ngay cả ông vua hay chữ Tự Đức cũng phải thán phục. Vua trực tiếp ca ngợi Cao Bá Quát và người bạn vong niên của ông là Nguyễn Văn Siêu rằng: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”, nghĩa là: Văn như Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát, đời tiền Hán không có ai bằng.
Tuy vậy, Cao Bá Quát là người không mấy may mắn trên con đường công danh khoa cử. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông thi Hương ở trường Hà Nội, đậu Á nguyên Cử nhân, tức là đỗ thứ nhì trong kỳ thi đó. Nhưng khi bài thi bị duyệt lại vì có lỗi, Cao Bá Quát bị đánh tụt xuống cuối bảng. Vào kinh để thi Hội nhiều lần, ông đều bị đánh trượt.
Chuyện cá nuốt cá, người trói người...
Chuyện kể rằng khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Ngự giá đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nóng nực quá nên ra hồ tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc:
“Nước trong leo lẻo, cá đớp cá”.
Bá Quát bèn ứng khẩu đối ngay:
“Trời nắng chang chang, người trói người”.
Vua và đoàn tùy tùng nghe xong đều khen hay và tha cho Bá Quát.
“Nước trong leo lẻo, cá đớp cá”.
Bá Quát bèn ứng khẩu đối ngay:
“Trời nắng chang chang, người trói người”.
Vua và đoàn tùy tùng nghe xong đều khen hay và tha cho Bá Quát.
Chơi khăm “ngài” lý trưởng...
Ở làng Cao Bá Quát có viên lý trưởng có tiếng là hay nhũng lạm. Dân làng chê trách nhưng không ai dám chỉ trích công khai. Cao Bá Quát tuy còn nhỏ tuổi, nhưng cũng biết chung mối bất bình với dân chúng. Nhân có hội làng, dân làng cho đắp đôi con voi thờ dựng trước cửa đình, mà tiền đắp voi chủ yếu là do vị lý trưởng kia bỏ ra lấy tiếng là làm công đức nhưng thực chất là mua danh. Bá Quát liền rủ chúng bạn ra xem rồi lựa lúc vắng vẻ lấy bút viết luôn vào lưng voi bài thơ như sau:
“Khen ai rõ khéo đắp đôi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia sao chẳng đắp
Hay là thầy Lý bớt đi rồi?”
“Khen ai rõ khéo đắp đôi voi
Đủ cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Chỉ có cái kia sao chẳng đắp
Hay là thầy Lý bớt đi rồi?”
Ước đời như Nghiêu, Thuấn
Một lần Cao Bá Quát đến nghe bình văn ở một trường Đốc. Nghe đọc những câu văn tầm thường, ông cứ lắc đầu và còn bịt mũi tỏ ra khó chịu. Lính bèn bắt Cao Bá Quát vào giao nộp cho quan đốc học. Quát xưng là học trò. Hỏi học với ai, ông trả lời:
– Tôi học với ông Trình ông Chu.
Trình, Chu là hai vị học giả vào hàng tôn sư trong đạo Nho. Quát trả lời như vậy là tỏ ra mình học cùng với các bậc Thánh hiền, học từ gốc chứ không thèm học ngọn! Quan đốc giận lắm, ra câu đối bắt Quát phải đối ngay:
– “Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp”?
(Tạm dịch là: Chú bé này ở đâu đến đây, dám nói đến sự nghiệp ông Trình, ông Chu to lớn?)
Cậu Quát bèn lập tức đối lại:
– “Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân”.
(Tạm dịch: Người quân tử gặp thời làm việc, muốn quân dân đều được như đời Thuấn, đời Nghiêu).
Quan đốc phục tài, nhất là cảm cái chí hướng lớn lao của con người trẻ tuổi này. Ông đã không giận mà còn thưởng cho Cao Bá Quát.
– Tôi học với ông Trình ông Chu.
Trình, Chu là hai vị học giả vào hàng tôn sư trong đạo Nho. Quát trả lời như vậy là tỏ ra mình học cùng với các bậc Thánh hiền, học từ gốc chứ không thèm học ngọn! Quan đốc giận lắm, ra câu đối bắt Quát phải đối ngay:
– “Nhĩ tiểu sinh hà xứ đáo lai, cảm thuyết Trình Chu sự nghiệp”?
(Tạm dịch là: Chú bé này ở đâu đến đây, dám nói đến sự nghiệp ông Trình, ông Chu to lớn?)
Cậu Quát bèn lập tức đối lại:
– “Ngã quân tử kiến cơ nhi tác, dục vi Nghiêu Thuấn quân dân”.
(Tạm dịch: Người quân tử gặp thời làm việc, muốn quân dân đều được như đời Thuấn, đời Nghiêu).
Quan đốc phục tài, nhất là cảm cái chí hướng lớn lao của con người trẻ tuổi này. Ông đã không giận mà còn thưởng cho Cao Bá Quát.
Kết bạn vong niên với Nguyễn Siêu
Thời bấy giờ có ông Nguyễn Văn Siêu nổi tiếng là hay chữ. Được biết ông Siêu dạy học ở Hà Nội, Cao Bá Quát liền từ Bắc Ninh sang Hà Nội, tìm đến trường của ông Siêu dạy để nghe giảng bài. Bá Quát tới nơi, đứng cửa sổ dòm vào, thấy một ông đồ khoảng 25, 26 tuổi, ngồi trên một cái chõng tre cũ siêu vẹo, học trò thì ngồi lê la dưới đất, chứng tỏ là một lớp học nghèo. Thầy đồ Siêu nhìn thấy một anh chàng trẻ tuổi chừng mười lăm, mười sáu, thơ thẩn đứng ngoài cửa sổ nhìn vào, bèn hỏi:
– Anh đi đâu mà đứng ở đây?
Bá Quát trả lời:
– Tôi là học trò đi qua trường, thấy thầy giảng văn muốn xin thầy cho vào nhập học.
Ông Siêu muốn thử tài học của Bá Quát, bèn nói:
– Nếu thật anh là học trò, thì anh đối thử vế đối này xem sao:
“Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két”.
(Tạm dịch là: Ông thầy ngồi trên chõng, kêu cót két, két cót, cót cót két két).
Bá Quát liền đối lại:
“Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ”.
(Tạm dịch: trò nhỏ vào sân trường, đi thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ).
Nguyễn Văn Siêu nghe thấy vế đối tài tình rất phục, mời vào trong ngồi, hỏi tên tuổi và lai lịch mới biết là Cao Bá Quát ở Bắc Ninh, là người mà ông đã nghe tiếng đồn là thần đồng. Kể từ đó về sau hai người đi lại thăm hỏi nhau luôn và trở thành đôi bạn vong niên thân thiết.
– Anh đi đâu mà đứng ở đây?
Bá Quát trả lời:
– Tôi là học trò đi qua trường, thấy thầy giảng văn muốn xin thầy cho vào nhập học.
Ông Siêu muốn thử tài học của Bá Quát, bèn nói:
– Nếu thật anh là học trò, thì anh đối thử vế đối này xem sao:
“Tiên sinh tọa tịch thượng, cót chi két, két chi cót, cót cót két két”.
(Tạm dịch là: Ông thầy ngồi trên chõng, kêu cót két, két cót, cót cót két két).
Bá Quát liền đối lại:
“Tiểu tử nhập đình trung, thẩn chi thơ, thơ chi thẩn, thẩn thẩn thơ thơ”.
(Tạm dịch: trò nhỏ vào sân trường, đi thẩn thơ, thơ thẩn, thẩn thẩn thơ thơ).
Nguyễn Văn Siêu nghe thấy vế đối tài tình rất phục, mời vào trong ngồi, hỏi tên tuổi và lai lịch mới biết là Cao Bá Quát ở Bắc Ninh, là người mà ông đã nghe tiếng đồn là thần đồng. Kể từ đó về sau hai người đi lại thăm hỏi nhau luôn và trở thành đôi bạn vong niên thân thiết.
Đèn nhà ai nhà nấy rạng...
Chuyện kể rằng Cao Bá Quát có dịp vào Quảng Nam, đến thăm nhà một cụ đồ (sau này là thân sinh ông Nguyễn Hiển Dĩnh). Nhiều người nghe tiếng ông giỏi thơ văn nên đã đến xin chữ. Một người làm đôi đèn lồng để thờ mẹ, xin ông cho một đôi câu đối chữ Nôm. Ông Quát viết luôn vào đôi đèn lồng hai câu rất tài tình như sau:
“Trước mẹ dạy con: gió chiều nào che chiều ấy, con dạ.
Giờ con thờ mẹ: đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi!”
Người đời đều khen tụng là cặp câu đối rất hay, dùng toàn thành ngữ dân gian mà lại rất tương hợp với hoàn cảnh của chủ nhân cũng như ý nghĩa và công dụng của cái đôi đèn thờ.
“Trước mẹ dạy con: gió chiều nào che chiều ấy, con dạ.
Giờ con thờ mẹ: đèn nhà ai rạng nhà nấy, mẹ ơi!”
Người đời đều khen tụng là cặp câu đối rất hay, dùng toàn thành ngữ dân gian mà lại rất tương hợp với hoàn cảnh của chủ nhân cũng như ý nghĩa và công dụng của cái đôi đèn thờ.
Bản tấu trình hiểm hóc...
Nhờ có tài văn chương, tuy chức phận thấp, Cao Bá Quát vẫn thường được nhiều người coi trọng, kể cả nhà vua. Chuyện kể rằng một hôm có hai vị quan trong triều là Phan Văn Nhã và Võ Văn Khải đánh nhau vì chuyện văn chương. Ông Khải xem bài văn của ông Nhã, chê kém và nói: “Văn như thế chó nó cũng làm được”. Thế là hai bên sinh sự. Cao Bá Quát vì có chứng kiến việc này nên vua Tự Đức bắt viết tờ tấu trình cho vua rõ đầu đuôi. Vậy là Cao Bá Quát cứ “sự thực tường khai” như sau:
“Quát quá Nhã gia
Nhã hô: Quát! Quát!
Quát lai ẩm
Thủ bất tri
Vĩ bất tri
Bất tri như hà
Chỉ kiến lưỡng tương đấu khẩu
Bỉ viết: cẩu
Thử diệc viết: cẩu
Thượng hạ giai cẩu
Lưỡng tương đấu ẩu
Thần kiến thế nguy
Thần cụ thần tẩu”.
Mấy câu thơ trong bản tấu trình trên tạm dịch là:
“Quát qua nhà Nhã
Nhã gọi Quát! Quát!
Quát đến uống
Đầu không biết
Cuối không biết
Chẳng biết vì sao
Chỉ thấy: hai bên cãi cọ…
Bên này rằng: chó
Bên kia cũng: chó
Trên dưới đều chó
Hai bên đấu võ
Thần thấy thế nguy
Thần sợ thần chạy!”
Vua Tự Đức đọc tới câu “Thượng hạ giai cẩu”, biết là Cao Bá Quát lợi dụng lời khai để chơi khăm cả nhà vua, nhưng vì lời khai hay và đúng sự thực quá nên cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
“Quát quá Nhã gia
Nhã hô: Quát! Quát!
Quát lai ẩm
Thủ bất tri
Vĩ bất tri
Bất tri như hà
Chỉ kiến lưỡng tương đấu khẩu
Bỉ viết: cẩu
Thử diệc viết: cẩu
Thượng hạ giai cẩu
Lưỡng tương đấu ẩu
Thần kiến thế nguy
Thần cụ thần tẩu”.
Mấy câu thơ trong bản tấu trình trên tạm dịch là:
“Quát qua nhà Nhã
Nhã gọi Quát! Quát!
Quát đến uống
Đầu không biết
Cuối không biết
Chẳng biết vì sao
Chỉ thấy: hai bên cãi cọ…
Bên này rằng: chó
Bên kia cũng: chó
Trên dưới đều chó
Hai bên đấu võ
Thần thấy thế nguy
Thần sợ thần chạy!”
Vua Tự Đức đọc tới câu “Thượng hạ giai cẩu”, biết là Cao Bá Quát lợi dụng lời khai để chơi khăm cả nhà vua, nhưng vì lời khai hay và đúng sự thực quá nên cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”.
Cả gan mà vuốt râu hùm...
Thời Bá Quát còn làm quan đương triều, Vua Tự Đức thường cứ nghĩ ra những trò văn chương độc đáo để khoe tài với các quan. Một lần, ông nói với họ:
– Đêm qua, trẫm nằm mơ thấy hai câu thơ thật đặc biệt:
“Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”
(Ý tứ là: Trong vườn chim oanh hót giọng “khề khà”; Ngoài đồng hoa đào nở “lấm tấm”).
– Các khanh thấy thế nào?
Các quan đều nức nở khen thơ hay và lạ, hai câu thơ có chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là Tiên Thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu Thần cú. Chỉ có Cao Bá Quát quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ! Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe.
Vua ngạc nhiên lắm, thơ mình nghĩ ra kia mà! viên quan họ Cao này sao dám nói là thơ cũ? Nhưng vua cũng bình tĩnh bảo:
– Nếu khanh đã nghe cả bài thì đọc thử xem:
Cao Bá Quát bèn đọc tức thì:
“Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài”...
Tạm dịch là:
“Gió tây ngựa huếch hoác về
Huênh hoang người cũng tự đi theo vào
Khề khà oanh hót vườn nao
Đồng quê lấm tấm muôn đào nở hoa
Xuân không lộp bộp sương sa
Ngày thu chỉ thấy trời mưa bài nhài
Khù khờ thơ đã cũ rồi
Ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ”...
Đức vua bị một “đòn” đau quá. Ông biết rõ Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu chọc ông: “Khù khờ thơ đã cũ rồi, ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ”. Nhưng ngoài mặt nhà Vua vẫn phải khen hay – vì đúng là thơ của Bá Quát hay thật, và sai lính mang trà tặng thưởng Cao Bá Quát.
– Đêm qua, trẫm nằm mơ thấy hai câu thơ thật đặc biệt:
“Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai”
(Ý tứ là: Trong vườn chim oanh hót giọng “khề khà”; Ngoài đồng hoa đào nở “lấm tấm”).
– Các khanh thấy thế nào?
Các quan đều nức nở khen thơ hay và lạ, hai câu thơ có chữ Hán kèm tiếng Nôm, rõ nghĩa mà có hình ảnh tân kỳ, chắc là Tiên Thánh nào ban cho, hoặc nhà vua nghĩ được câu Thần cú. Chỉ có Cao Bá Quát quỳ tâu:
– Tâu bệ hạ, câu thơ ấy là thơ cũ đấy ạ! Nguyên là hai câu 3, 4 ở một bài thơ thần đã được nghe.
Vua ngạc nhiên lắm, thơ mình nghĩ ra kia mà! viên quan họ Cao này sao dám nói là thơ cũ? Nhưng vua cũng bình tĩnh bảo:
– Nếu khanh đã nghe cả bài thì đọc thử xem:
Cao Bá Quát bèn đọc tức thì:
“Bảo mã tây phong huếch hoác lai
Huênh hoang nhân tự thác đề hồi
Viên trung oanh chuyển khề khà ngữ
Dã ngoại đào hoa lấm tấm khai
Xuân nhật bất văn sương lộp bộp
Thu thiên chỉ kiến vũ bài nhài
Khù khờ thi tứ đa nhân thức
Khệnh khạng tương lai vấn tú tài”...
Tạm dịch là:
“Gió tây ngựa huếch hoác về
Huênh hoang người cũng tự đi theo vào
Khề khà oanh hót vườn nao
Đồng quê lấm tấm muôn đào nở hoa
Xuân không lộp bộp sương sa
Ngày thu chỉ thấy trời mưa bài nhài
Khù khờ thơ đã cũ rồi
Ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ”...
Đức vua bị một “đòn” đau quá. Ông biết rõ Cao Bá Quát bịa ra, mà lại ngang nhiên trêu chọc ông: “Khù khờ thơ đã cũ rồi, ông còn khệnh khạng hỏi người hay thơ”. Nhưng ngoài mặt nhà Vua vẫn phải khen hay – vì đúng là thơ của Bá Quát hay thật, và sai lính mang trà tặng thưởng Cao Bá Quát.
Tiếc cho một nhân tài...
Cao Bá Quát là người rất bản lĩnh. Ông dù sống một đời thanh bần nhưng luôn coi thường những kẻ khom lưng, luồn cúi để được giàu sang phú quý, và là người thường tự tin rằng có thể thay đổi được vận mệnh của đời mình. Khi ra làm quan, Cao Bá Quát muốn đem tài năng giúp đời, nhưng rồi sớm nhận ra có những vấn đề không thể thay đổi được.
Những lúc cảm thấy như bất lực trước thời cuộc ấy, ông muốn hưởng an nhàn. Nhưng khi chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân ông lại không thể. Cuối cùng, con đường mà Cao Bá Quát lựa chọn là tham gia khởi nghĩa nông dân.
Triều Nguyễn càng về cuối càng suy tàn. Năm 1850, Cao Bá Quát được triều đình cử đi giữ chức Giáo Thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây). Năm 1853 các tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc bị nạn châu chấu cắn lúa, dân đói khổ, nổi loạn. Ông từ chức, lấy cớ hồi hương nuôi mẹ già rồi liên lạc với các nhóm nghĩa quân, lại bầu Lê Duy Cự (tức Duy Đồng, tự xưng là cháu bốn đời của Lê Hiển Tông) lên làm Minh chủ, còn mình thì làm Quốc sư. Nghĩa quân phát động khởi nghĩa ở Mỹ Lương, tức Chương Mỹ và Lương Sơn, Bắc Ninh, tiến đánh vùng Hà Nội, Sài Sơn (Sơn Tây) nhưng mấy tháng sau thua trận phải rút về Mỹ Lương. Tháng 11 năm 1854 ông mất.
Về cái chết của Cao Bá Quát có nhiều thuyết khác nhau. Một số người tin rằng ông bị bắt, giải về Hà Nội rồi đưa vào giam ở Huế trước khi bị đem ra xử trảm, Trong thời gian bị giam trong ngục ông có làm đôi câu đối nổi tiếng :
“Một chiếc cùm lim chân có đế,
Ba vòng dây xích bước còn vương”.
Dựa vào văn phong, người ta có thể tin đôi câu đối trên là do ông sáng tác. Song theo cuốn chính sử của nhà Nguyễn – “Đại Nam Thực lục chính biên” thì cho hay: “Năm 1854 ông bị suất đội Đinh Thế Quang hại chết. Vua Tự Đức hạ lệnh bêu đầu ông khắp các tỉnh miền Bắc rồi bổ ra ném xuống sông. Sau Quang được thăng lên Cai đội”.
Như vậy là ông chết trận chứ không hề bị giam cầm. Cũng có thuyết nói ông bị bắt và tự sát trên đường giải về Kinh. Có lẽ người ta đã nhầm ông với người anh song sinh của ông là Cao Bá Đạt khi ấy đang làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa), vì em làm phản mà bị vạ lây, bị bắt giải về kinh đô, giữa đường Bá Đạt cắn ngón tay viết bản trần tình rồi tự tử.
Sau khi Cao Bá Quát qua đời, các tác phẩm của ông bị triều đình tiêu hủy khá nhiều. Hiện nay còn giữ lại được khoảng 1.353 bài thơ và 21 bài văn xuôi.
Những lúc cảm thấy như bất lực trước thời cuộc ấy, ông muốn hưởng an nhàn. Nhưng khi chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân ông lại không thể. Cuối cùng, con đường mà Cao Bá Quát lựa chọn là tham gia khởi nghĩa nông dân.
Triều Nguyễn càng về cuối càng suy tàn. Năm 1850, Cao Bá Quát được triều đình cử đi giữ chức Giáo Thụ ở Quốc Oai (Sơn Tây). Năm 1853 các tỉnh Sơn Tây, Kinh Bắc bị nạn châu chấu cắn lúa, dân đói khổ, nổi loạn. Ông từ chức, lấy cớ hồi hương nuôi mẹ già rồi liên lạc với các nhóm nghĩa quân, lại bầu Lê Duy Cự (tức Duy Đồng, tự xưng là cháu bốn đời của Lê Hiển Tông) lên làm Minh chủ, còn mình thì làm Quốc sư. Nghĩa quân phát động khởi nghĩa ở Mỹ Lương, tức Chương Mỹ và Lương Sơn, Bắc Ninh, tiến đánh vùng Hà Nội, Sài Sơn (Sơn Tây) nhưng mấy tháng sau thua trận phải rút về Mỹ Lương. Tháng 11 năm 1854 ông mất.
Về cái chết của Cao Bá Quát có nhiều thuyết khác nhau. Một số người tin rằng ông bị bắt, giải về Hà Nội rồi đưa vào giam ở Huế trước khi bị đem ra xử trảm, Trong thời gian bị giam trong ngục ông có làm đôi câu đối nổi tiếng :
“Một chiếc cùm lim chân có đế,
Ba vòng dây xích bước còn vương”.
Dựa vào văn phong, người ta có thể tin đôi câu đối trên là do ông sáng tác. Song theo cuốn chính sử của nhà Nguyễn – “Đại Nam Thực lục chính biên” thì cho hay: “Năm 1854 ông bị suất đội Đinh Thế Quang hại chết. Vua Tự Đức hạ lệnh bêu đầu ông khắp các tỉnh miền Bắc rồi bổ ra ném xuống sông. Sau Quang được thăng lên Cai đội”.
Như vậy là ông chết trận chứ không hề bị giam cầm. Cũng có thuyết nói ông bị bắt và tự sát trên đường giải về Kinh. Có lẽ người ta đã nhầm ông với người anh song sinh của ông là Cao Bá Đạt khi ấy đang làm Tri huyện Nông Cống (Thanh Hóa), vì em làm phản mà bị vạ lây, bị bắt giải về kinh đô, giữa đường Bá Đạt cắn ngón tay viết bản trần tình rồi tự tử.
Sau khi Cao Bá Quát qua đời, các tác phẩm của ông bị triều đình tiêu hủy khá nhiều. Hiện nay còn giữ lại được khoảng 1.353 bài thơ và 21 bài văn xuôi.
Tài liệu tham khảo
[1] GS. Phạm Thế Ngũ giải thích: Vì ông không chịu khuôn phép trường quy. Như có lần, ông viết quyển thi bằng bốn kiểu chữ: chân, thảo, triện, lệ. Ngoài ra, văn ông rất có khí phách ngang tàng. Bởi vậy, mà các khảo quan đâm ra ghét và tìm cách đánh hỏng (sách đã dẫn, tr. 438).
[2] Nhà ông có lúc không có gạo thổi cơm chiều (Bữa chiều không cơm, viết đùa ghi việc). Ông bị bệnh đái ra máu, chạy chữa cả năm mới khỏi. (Chi tiết chép theo Thơ văn Cao Bá Quát, tr. 235).
[3] Năm Cao Bá Quát rời kinh nhận chức Giáo thụ ghi theo Xuân Diệu (tr. 13). Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học ghi năm 1852 (bộ mới, tr. 209). Phạm Thế Ngũ ghi 1854 (tr. 445). Thái Vũ (tr. 142) và Nguyễn Anh (tr. 272) đều ghi năm 1950.
[4] Văn học lớp 11 (tập 1. Nxb Giáo Dục, 2003, tr. 19) và Ngữ văn 11 (tập I, lớp nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007, tr. 45.
Wikipedia và một số nguồn tư liệu lịch sử khác...
-Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn học giản ước tân biên (quyển trung). Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1963.
-Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển thượng). Nxb Trình bày, không ghi năm xuất bản.
-Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới, mục từ do Nguyễn Lộc soạn). NXb Thế giới, 2004.
-Nhiều người soạn, Thơ văn Cao Bá Quát. Nxb Văn học, 1984.
-Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 2). Nxb Văn học, 1987.
{full_page} [2] Nhà ông có lúc không có gạo thổi cơm chiều (Bữa chiều không cơm, viết đùa ghi việc). Ông bị bệnh đái ra máu, chạy chữa cả năm mới khỏi. (Chi tiết chép theo Thơ văn Cao Bá Quát, tr. 235).
[3] Năm Cao Bá Quát rời kinh nhận chức Giáo thụ ghi theo Xuân Diệu (tr. 13). Nguyễn Lộc trong Từ điển văn học ghi năm 1852 (bộ mới, tr. 209). Phạm Thế Ngũ ghi 1854 (tr. 445). Thái Vũ (tr. 142) và Nguyễn Anh (tr. 272) đều ghi năm 1950.
[4] Văn học lớp 11 (tập 1. Nxb Giáo Dục, 2003, tr. 19) và Ngữ văn 11 (tập I, lớp nâng cao. Nxb Giáo dục, 2007, tr. 45.
Wikipedia và một số nguồn tư liệu lịch sử khác...
Sách tham khảo chính:
-Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu. Trung tâm học liệu xuất bản, Sài Gòn, 1968.-Phạm Thế Ngũ, Việt Nam Văn học giản ước tân biên (quyển trung). Quốc học tùng thư, Sài Gòn, 1963.
-Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam (quyển thượng). Nxb Trình bày, không ghi năm xuất bản.
-Nhiều người soạn, Từ điển Văn học (bộ mới, mục từ do Nguyễn Lộc soạn). NXb Thế giới, 2004.
-Nhiều người soạn, Thơ văn Cao Bá Quát. Nxb Văn học, 1984.
-Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập 2). Nxb Văn học, 1987.