Có thể nói rằng: trận đại dịch này tuy là hậu quả của cả nhân loại, nhưng ở mặt khác nó lại là tiền đề để đem lại cho chúng ta một thế giới tươi đẹp hơn. Nhiều năm sau khi thế giới phồn vinh trở lại, biết đâu chúng ta lại chẳng phải cảm ơn một lần giáo huấn khắc cốt ghi tâm này?
Một trận đại dịch vô tiền khoáng hậu đang diễn ra khắp thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả nhân loại đều phải đối mặt với cùng một vấn đề gây ra bởi một thực thể vô cùng nhỏ bé: Virus viêm phổi Vũ Hán - Corona.
Tuy nhỏ bé nhưng cái cách mà con virus này ảnh hưởng đến nền văn minh của chúng ta thật vô cùng đáng sợ. Nó khiến cả nền y học tiên tiến bó tay vô vọng, chỉ còn biết cách ly. Nó khiến các cường quốc kinh tế phải đóng cửa và một nửa nhân loại phải tự giam mình. Điều đó cho thấy con người hiện đại và nền văn minh của chúng ta còn tồn tại nhiều vấn đề rất to lớn.
Phải chăng dịch bệnh Virus này đang cảnh tỉnh chúng ta đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại tất cả mọi thứ, về bản thân và tất cả giá trị mà mình từng cho là tuyệt đối đúng đắn và tự hào chăng? Vì trong nguy cơ lớn luôn tồn tại cơ hội lớn.
Ở một góc nhìn khác, phải chăng trận dịch này cũng đang đem lại những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta mai sau?
Một trận đại dịch vô tiền khoáng hậu đang diễn ra khắp thế giới. Lần đầu tiên trong lịch sử, cả nhân loại đều phải đối mặt với cùng một vấn đề gây ra bởi một thực thể vô cùng nhỏ bé: Virus viêm phổi Vũ Hán - Corona.
Tuy nhỏ bé nhưng cái cách mà con virus này ảnh hưởng đến nền văn minh của chúng ta thật vô cùng đáng sợ. Nó khiến cả nền y học tiên tiến bó tay vô vọng, chỉ còn biết cách ly. Nó khiến các cường quốc kinh tế phải đóng cửa và một nửa nhân loại phải tự giam mình. Điều đó cho thấy con người hiện đại và nền văn minh của chúng ta còn tồn tại nhiều vấn đề rất to lớn.
Phải chăng dịch bệnh Virus này đang cảnh tỉnh chúng ta đã đến lúc phải nghiêm túc nhìn nhận lại tất cả mọi thứ, về bản thân và tất cả giá trị mà mình từng cho là tuyệt đối đúng đắn và tự hào chăng? Vì trong nguy cơ lớn luôn tồn tại cơ hội lớn.
Ở một góc nhìn khác, phải chăng trận dịch này cũng đang đem lại những điều tốt đẹp hơn cho chúng ta mai sau?
Ngừng kết nối Facebook đi, hãy kết nối với chính mình
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn mà virus viêm phổi Vũ Hán đã lây lan khắp thế giới với một tốc độ vô cùng khủng khiếp. Vì đường lây lan của nó là qua giao tiếp, mà giao tiếp giữa con người với nhau lại chính là mạch sống chủ yếu của thời đại kết nối và toàn cầu hóa này.
Nơi nào kết nối càng mạnh càng rộng, càng sâu thì bệnh tật càng nhiều, khủng hoảng càng lớn. Nhưng kết nối càng nhiều thì khi người ta mắc bệnh hàng loạt lại càng dễ khủng hoảng, tâm thái càng bất ổn định.
Có lẽ vì con người ngày nay quá coi trọng với việc kết nối với thế giới mà lại quên kết nối với nội tâm của mình nên bệnh tật mới gây nên khủng hoảng lớn đến vậy. Nếu nội tâm của bạn luôn hòa ái bình an, tâm thái chính trực, thiện lương thì có lẽ sẽ chẳng có gì đáng lo ngại về hiểm họa dịch bệnh. Vì người xưa có câu “Nhất chính áp bách tà”, người có chính khí thì sẽ có trời bảo hộ vậy.
Sự nhìn nhận và kết nối lại với chính mình phải chăng là điều thiết yếu mà đại dịch đang nhắc nhở chúng ta?
Nơi nào kết nối càng mạnh càng rộng, càng sâu thì bệnh tật càng nhiều, khủng hoảng càng lớn. Nhưng kết nối càng nhiều thì khi người ta mắc bệnh hàng loạt lại càng dễ khủng hoảng, tâm thái càng bất ổn định.
Có lẽ vì con người ngày nay quá coi trọng với việc kết nối với thế giới mà lại quên kết nối với nội tâm của mình nên bệnh tật mới gây nên khủng hoảng lớn đến vậy. Nếu nội tâm của bạn luôn hòa ái bình an, tâm thái chính trực, thiện lương thì có lẽ sẽ chẳng có gì đáng lo ngại về hiểm họa dịch bệnh. Vì người xưa có câu “Nhất chính áp bách tà”, người có chính khí thì sẽ có trời bảo hộ vậy.
Sự nhìn nhận và kết nối lại với chính mình phải chăng là điều thiết yếu mà đại dịch đang nhắc nhở chúng ta?
Dĩ nông vi bản là minh triết, không phải là lạc hậu
Lệnh cách ly vừa ban hành, các siêu thị lập tức trở nên nhộn nhịp với hàng dài những người mua lương thực về tích trữ.
Thông tin cho thấy Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo càng làm cho tâm lý lo sợ bùng lên. Lúc này đây người ta mới nhận ra sự quan trọng của lương thực và vai trò của những người nông dân. Ấy vậy mà suốt một thế kỷ qua, nền công nghiệp hiện đại đã tác động không nhỏ vào việc thu hẹp diện tích sản xuất lương thực, nhất là các quốc gia công nghiệp tiên tiến. Thậm chí nhiều người trong chúng ta trước đây khi nghĩ về chính sách “dĩ nông vi bản” của các triều đại ngày xưa còn cười chê là lạc hậu, là làm cho đất nước kém phát triển, không giàu mạnh như Tây phương... Đâu biết rằng nông nghiệp xưa nay vốn do Thần ban cho con người để tự nuôi sống chính mình.
Nội hàm của việc làm nông là để tự cấp tự túc và sống một đời lương thiện chứ không phải để kinh doanh làm giàu.
Người cai trị khi xưa chú trọng một xã hội đức độ thiện lương chứ không nhất định phải giàu có. Giàu mà có đức là điều cổ nhân hướng tới chứ không phải làm giàu bằng mọi cách.
Văn minh “hiện đại” kéo theo “cơ giới hóa nông nghiệp”, “thương mại hóa” nông nghiệp, đó thực sự là mối họa lớn nhất của con người. Nó cột chặt các quốc gia bằng thị trường xuất khẩu, phân bón, giống lai...
Khi mỗi người nông dân không có khả năng tự túc về giống, lệ thuộc phân bón, phá đi nền nông nghiệp tự túc thì chỉ cần một tai họa nho nhỏ thôi cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nên nói “dĩ nông vi bản” quả thật là chủ kiến minh triết bảo toàn an ninh lương thực cho cả quốc gia vậy. Phải chăng chúng ta nên quay lại với những phương thức canh tác nông nghiệp theo truyền thống của tổ tiên mới là cách làm đúng nhất?
Thông tin cho thấy Trung Quốc tăng nhập khẩu gạo càng làm cho tâm lý lo sợ bùng lên. Lúc này đây người ta mới nhận ra sự quan trọng của lương thực và vai trò của những người nông dân. Ấy vậy mà suốt một thế kỷ qua, nền công nghiệp hiện đại đã tác động không nhỏ vào việc thu hẹp diện tích sản xuất lương thực, nhất là các quốc gia công nghiệp tiên tiến. Thậm chí nhiều người trong chúng ta trước đây khi nghĩ về chính sách “dĩ nông vi bản” của các triều đại ngày xưa còn cười chê là lạc hậu, là làm cho đất nước kém phát triển, không giàu mạnh như Tây phương... Đâu biết rằng nông nghiệp xưa nay vốn do Thần ban cho con người để tự nuôi sống chính mình.
Nội hàm của việc làm nông là để tự cấp tự túc và sống một đời lương thiện chứ không phải để kinh doanh làm giàu.
Người cai trị khi xưa chú trọng một xã hội đức độ thiện lương chứ không nhất định phải giàu có. Giàu mà có đức là điều cổ nhân hướng tới chứ không phải làm giàu bằng mọi cách.
Văn minh “hiện đại” kéo theo “cơ giới hóa nông nghiệp”, “thương mại hóa” nông nghiệp, đó thực sự là mối họa lớn nhất của con người. Nó cột chặt các quốc gia bằng thị trường xuất khẩu, phân bón, giống lai...
Khi mỗi người nông dân không có khả năng tự túc về giống, lệ thuộc phân bón, phá đi nền nông nghiệp tự túc thì chỉ cần một tai họa nho nhỏ thôi cũng có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường.
Nên nói “dĩ nông vi bản” quả thật là chủ kiến minh triết bảo toàn an ninh lương thực cho cả quốc gia vậy. Phải chăng chúng ta nên quay lại với những phương thức canh tác nông nghiệp theo truyền thống của tổ tiên mới là cách làm đúng nhất?
Tự nhiên không cần chúng ta, hãy khiêm tốn
Do virus nên toàn nhân loại phải giảm thiểu đi lại, ngừng các hoạt động công nghiệp nặng và lưu thông Hàng không trong vài tháng.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đó mà người ta lần đầu tiên nhìn được dãy Himalaya cách xa 160km, cá heo bơi vào vịnh Nha Trang và các loại sinh vật biển xuất hiện phong phú ở Venice, Ý... lần đầu tiên các loại động vật quý hiếm đi lại trên đường phố Ấn Độ không bóng người. Hóa ra trong thời đại công nghiệp này, con người chúng ta mới là phần thừa thãi nhất của tự nhiên, có lẽ tự nhiên không cần chúng ta chút nào vì những hoạt động làm giàu vô độ của con người làm cho nó không thể phục hồi.
Chúng ta cần bảo vệ tự nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình, chứ tự nhiên hoàn toàn không cần chúng ta phải bảo vệ. Vì tự nhiên chỉ cần vài trận đại dịch, đại hồng thủy hay động đất quy mô lớn toàn thế giới cũng có thể xóa sổ nhân loại và rồi sau đó lại tự hồi phục như xưa.
Dường như chủng Virus này đang muốn nhắn nhủ rằng: “Hỡi nhân loại ‘tiên tiến’ và ‘ông chủ’ tự phong của thiên nhiên kia, nên khiêm tốn lại một chút nếu muốn sống yên ổn trên mặt đất này”.
Chỉ trong vài tháng ngắn ngủi đó mà người ta lần đầu tiên nhìn được dãy Himalaya cách xa 160km, cá heo bơi vào vịnh Nha Trang và các loại sinh vật biển xuất hiện phong phú ở Venice, Ý... lần đầu tiên các loại động vật quý hiếm đi lại trên đường phố Ấn Độ không bóng người. Hóa ra trong thời đại công nghiệp này, con người chúng ta mới là phần thừa thãi nhất của tự nhiên, có lẽ tự nhiên không cần chúng ta chút nào vì những hoạt động làm giàu vô độ của con người làm cho nó không thể phục hồi.
Chúng ta cần bảo vệ tự nhiên để bảo vệ cuộc sống của chính mình, chứ tự nhiên hoàn toàn không cần chúng ta phải bảo vệ. Vì tự nhiên chỉ cần vài trận đại dịch, đại hồng thủy hay động đất quy mô lớn toàn thế giới cũng có thể xóa sổ nhân loại và rồi sau đó lại tự hồi phục như xưa.
Dường như chủng Virus này đang muốn nhắn nhủ rằng: “Hỡi nhân loại ‘tiên tiến’ và ‘ông chủ’ tự phong của thiên nhiên kia, nên khiêm tốn lại một chút nếu muốn sống yên ổn trên mặt đất này”.
Tự lực tự cường mới là con đường đúng để phát triển đất nước
Văn minh hiện đại cùng với cái gọi là “toàn cầu hóa” và “thế giới phẳng” đã đem lại rất nhiều vật chất cho con người trong một thời gian ngắn. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, cái tốt lớn sẽ tương đương với nguy cơ khổng lồ. Vì để tối ưu hóa nhân lực sản xuất, kiếm nhiều tiền nhất có thể trong thời gian ngắn mà toàn thế giới đã nhắm mắt lệ thuộc vào Trung Quốc, làm ngơ đi sự thực rằng nó là một đất nước độc tài hiếu chiến nguy hiểm nhất cho toàn nhân loại.
Tuy mưu đồ trục lợi bằng virus của nó không thành công, nhưng sự lan tràn của chủng virus bắt nguồn từ ĐCSTQ cũng đã làm cho thế giới bên bờ vực sụp đổ. Giờ đây các tập đoàn, quốc gia đua nhau tháo chạy khỏi Trung Quốc nhưng không biết có còn kịp hay không.
Bởi thế mới thấy con đường tự lực tự cường tuy gian nan và tốn kém rất nhiều thời gian nhưng nó mới thực sự là con đường duy nhất an toàn để phát triển tất cả các quốc gia. Để làm được điều này có lẽ các quốc gia nên bắt đầu quên đi thị trường Trung Quốc cùng chuỗi cung ứng của nó và bắt đầu việc tự gia công cho chính mình từ bây giờ.
Một trận đại dịch và sự ngưng trệ sản xuất lại là khoảng lặng tuyệt vời để thực hiện sự chuyển đổi này.
Tuy mưu đồ trục lợi bằng virus của nó không thành công, nhưng sự lan tràn của chủng virus bắt nguồn từ ĐCSTQ cũng đã làm cho thế giới bên bờ vực sụp đổ. Giờ đây các tập đoàn, quốc gia đua nhau tháo chạy khỏi Trung Quốc nhưng không biết có còn kịp hay không.
Bởi thế mới thấy con đường tự lực tự cường tuy gian nan và tốn kém rất nhiều thời gian nhưng nó mới thực sự là con đường duy nhất an toàn để phát triển tất cả các quốc gia. Để làm được điều này có lẽ các quốc gia nên bắt đầu quên đi thị trường Trung Quốc cùng chuỗi cung ứng của nó và bắt đầu việc tự gia công cho chính mình từ bây giờ.
Một trận đại dịch và sự ngưng trệ sản xuất lại là khoảng lặng tuyệt vời để thực hiện sự chuyển đổi này.
Đi tắt đón đầu bằng công nghệ là đi thẳng vào sụp đổ
Toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ đem lại vô số cơ hội làm giàu nhanh chóng và kéo giãn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa các quốc gia. Vì để làm giàu nhanh chóng mà có nhiều nước ưu tiên cho phát triển công nghệ, “đi tắt đón đầu” làm chủ công nghệ mới sớm nhất để có thể mau chóng giàu mạnh.
Nhưng suy cho cùng công nghệ cũng chỉ là công cụ và nó chỉ có thể phát huy tác dụng nếu đặt trong tay những người có đủ năng lực và trình độ. Nếu công cụ đó rơi vào tay những kẻ xấu thì chỉ có thể đem lại tai họa chứ đừng nói đến giàu mạnh.
Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, hãy thử nhìn vào Trung Quốc sẽ thấy: hàng mấy thập kỷ qua quốc gia này đổ tiền ra làm chủ công nghệ, công nghệ đi cùng với bản chất lưu manh độc tài của nó đã làm cho thế giới điêu đứng như thế nào; tệ hại hơn, cơn đại dịch viêm phổi Vũ Hán này chính là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nên mới nói nếu không xây dựng đạo đức của một dân tộc cho đúng mà “đi tắt đón đầu” cũng tương đương với đi thẳng vào sụp đổ và đem tới tai ương đến cho nhiều người khác.
Nhưng suy cho cùng công nghệ cũng chỉ là công cụ và nó chỉ có thể phát huy tác dụng nếu đặt trong tay những người có đủ năng lực và trình độ. Nếu công cụ đó rơi vào tay những kẻ xấu thì chỉ có thể đem lại tai họa chứ đừng nói đến giàu mạnh.
Người xưa có câu “dục tốc bất đạt”, hãy thử nhìn vào Trung Quốc sẽ thấy: hàng mấy thập kỷ qua quốc gia này đổ tiền ra làm chủ công nghệ, công nghệ đi cùng với bản chất lưu manh độc tài của nó đã làm cho thế giới điêu đứng như thế nào; tệ hại hơn, cơn đại dịch viêm phổi Vũ Hán này chính là bắt nguồn từ Trung Quốc.
Nên mới nói nếu không xây dựng đạo đức của một dân tộc cho đúng mà “đi tắt đón đầu” cũng tương đương với đi thẳng vào sụp đổ và đem tới tai ương đến cho nhiều người khác.
Thần Phật là có thật và chúng ta phải chịu trách nhiệm với những gì đã làm
Thị trường gần 2 tỷ dân của Trung Quốc đã hấp dẫn tất cả những công ty lớn và các quốc gia trên thế giới, bất chấp nó là một thể chế độc tài hơn cả phát xít đã làm chết cả trăm triệu người trong mấy chục năm qua, gây ra rất nhiều bất ổn cả về an ninh và kinh tế cho toàn cầu.
Giờ đây hầu như cả thế giới đều cậy nhờ vào nó để kiếm thêm tiền. Rất nhiều công ty, nhiều quốc gia quả thật kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường Trung Quốc - như Mỹ và châu Âu. Và hiển nhiên họ nhắm mắt làm ngơ cho các hoạt động phi pháp của thể chế độc tài này. Họ mặc cho nó đàn áp tôn giáo, đức tin và giết hại dân chúng. Từng đồng tiền thế giới tư bản kiếm được từ Trung Quốc mang đầy nghiệp lực to lớn nhưng chẳng có ai quan tâm. Tuy vậy người xưa có câu: “Người đang làm, Trời đang nhìn”, mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Các quốc gia cũng thế, không một ai là ngoại lệ.
Hãy nhìn khắp thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp... những nơi sống dựa vào Trung Quốc, hết lòng cổ vũ cho Trung Quốc thì bây giờ họ ra sao trong trận đại dịch này.
Có vẻ như chủng Virus viêm phổi Vũ Hán này biết chọn nơi mà tấn công vậy. Vì cả thế giới mấy chục năm qua ít nhiều đều có liên quan đến lợi ích từ chính quyền Trung Quốc, nên dù trực tiếp hay gián tiếp thì chắc chắn sẽ hiếm có quốc gia nào được an toàn.
Có lẽ chỉ còn cách cầu nguyện Thần Phật, sám hối tội lỗi bản thân để Đấng tối cao từ bi và cứu vớt nhân loại mà thôi.
Giờ đây hầu như cả thế giới đều cậy nhờ vào nó để kiếm thêm tiền. Rất nhiều công ty, nhiều quốc gia quả thật kiếm được rất nhiều tiền từ thị trường Trung Quốc - như Mỹ và châu Âu. Và hiển nhiên họ nhắm mắt làm ngơ cho các hoạt động phi pháp của thể chế độc tài này. Họ mặc cho nó đàn áp tôn giáo, đức tin và giết hại dân chúng. Từng đồng tiền thế giới tư bản kiếm được từ Trung Quốc mang đầy nghiệp lực to lớn nhưng chẳng có ai quan tâm. Tuy vậy người xưa có câu: “Người đang làm, Trời đang nhìn”, mỗi người chúng ta phải chịu trách nhiệm cho những gì mình làm. Các quốc gia cũng thế, không một ai là ngoại lệ.
Hãy nhìn khắp thế giới, đặc biệt là các quốc gia châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp... những nơi sống dựa vào Trung Quốc, hết lòng cổ vũ cho Trung Quốc thì bây giờ họ ra sao trong trận đại dịch này.
Có vẻ như chủng Virus viêm phổi Vũ Hán này biết chọn nơi mà tấn công vậy. Vì cả thế giới mấy chục năm qua ít nhiều đều có liên quan đến lợi ích từ chính quyền Trung Quốc, nên dù trực tiếp hay gián tiếp thì chắc chắn sẽ hiếm có quốc gia nào được an toàn.
Có lẽ chỉ còn cách cầu nguyện Thần Phật, sám hối tội lỗi bản thân để Đấng tối cao từ bi và cứu vớt nhân loại mà thôi.
“Vật cực tất phản” và “điều gì cũng có hai mặt đối lập” nên những gì mà trận đại dịch này đem đến cho con người cũng nhiều không kém những gì mà nó lấy đi. Nó lấy đi những thứ không tốt, làm sụp đổ những cơ cấu kinh tế yếu kém và không phù hợp. Nó lấy đi sự tự mãn, sự độc ác thờ ơ của nhân loại đối với sinh mệnh. Nó còn lấy đi cả những mầm mống xấu xa, bất ổn của nền kinh tế lệ thuộc, của những tư duy hám lợi gây tổn hại cho nhân loại...
Nhưng ngược lại, nó đem lại khoảng lặng và cơ hội cho thiên nhiên được phục hồi, đem lại cho chúng ta niềm tin vào Thần Phật, niềm hy vọng vào tương lai. Nó làm cho nhân loại phải nghiêm túc nhìn nhận những thiếu sót của bản thân mình. Nó khiến ta hiểu rằng sinh mệnh quý giá hơn tất cả mọi vật chất trên thế gian này. Nó khiến chúng ta sống lương thiện và chia sẻ nhiều hơn.
Có thể nói rằng: trận đại dịch này tuy là hậu quả của cả nhân loại, nhưng ở mặt khác nó lại là tiền đề để đem lại cho chúng ta một thế giới tươi đẹp hơn. Nhiều năm sau khi thế giới phồn vinh trở lại, biết đâu chúng ta lại chẳng phải cảm ơn một lần giáo huấn khắc cốt ghi tâm này?