Mưa lớn ở Trung Quốc xảy ra dọc frông khí quyển Mei-yu, hay còn gọi là Mai Vũ, bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau hoặc khác nhau về tính chất hóa học, vật lý.
Theo số liệu từ nhà môi giới bảo hiểm Aon, mưa lũ ở Trung Quốc hiện là thảm họa thời tiết đứng thứ ba thế giới về mức độ thiệt hại của năm 2020, xếp sau bão Amphan tấn công Ấn Độ và Bangladesh hồi tháng 5 và đợt mưa bão hồi tháng 4 ở Mỹ.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Mai Vũ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào những năm hiện tượng El Niño diễn ra vào mùa đông. Hiện tượng El Niño không xảy ra ở Trung Quốc trước tháng 6, nhưng điều kiện thời tiết cũng gần chạm ngưỡng El Niño trong hầu hết tháng ba và tháng 4.
Theo số liệu từ nhà môi giới bảo hiểm Aon, mưa lũ ở Trung Quốc hiện là thảm họa thời tiết đứng thứ ba thế giới về mức độ thiệt hại của năm 2020, xếp sau bão Amphan tấn công Ấn Độ và Bangladesh hồi tháng 5 và đợt mưa bão hồi tháng 4 ở Mỹ.
Tên gọi
Mei-yu tiếng Latin là "mai vũ", mưa vào dịp này ở lưu vực sông Hoàng Hà gọi là mưa mai. Tại Trung Quốc có những tháng mưa vào dịp này gọi là tháng mưa mai, thực chất đây là dải hội tụ gây mưa.
Dải mây Mai Vũ kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng, vắt qua miền trung và miền nam Trung Quốc, kéo dài qua đảo Đài Loan tới miền nam Nhật Bản, phân tách hoàn lưu Bắc Cực ở phía bắc và hoàn lưu nhiệt đới ở phía nam. Từ giữa mùa xuân tới giữa mùa hè, hoàn lưu Bắc Cực thường di chuyển từ tây sang đông, khiến dải mây này gần như đứng yên.
Dải mây hút hơi ẩm từ Biển Đông, thậm chí từ Vịnh Bengal và gây ra những trận mưa lớn tại khu vực mà nó ảnh hưởng. Các trận mưa này ảnh hưởng tới đảo Đài Loan và khu vực phía đông nam Trung Quốc từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, sau đó di chuyển tới phía bắc Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 và tháng 8.
Những trận mưa như vậy thường được gọi là "mưa mai", xuất phát từ niềm tin của người Trung Quốc rằng khi hoa mai nở rộ và rơi xuống sông Trường Giang vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch, hơi nước bốc lên từ cây mai biến thành mưa.
Về dải hội tụ, hiểu đơn giản là một luồng không khí phía nam và một luồng khối không khí phía bắc gặp nhau. Luồng phía bắc do khối không khí ôn đới đẩy xuống, còn luồng phía nam do gió mùa tây nam.
Hiểu đơn giản nữa thì hai luồng không khí phía nam, phía bắc giống như người chơi đẩy gậy, mốc giữa gậy chính là dải hội tụ, "anh bắc" đẩy mạnh thì sang bên "anh nam", "anh nam" đẩy mạnh thì dải hội tụ sang bên "anh bắc".
Về cơ chế đẩy hai khối không khí nam, bắc thành dải hội tụ, có thể hiểu khi hai khối không khí nóng, ẩm dồn vào rãnh thấp thì nó bị đẩy lên, hình thành những dải mây, đương nhiên là phải có hiện tượng ngưng tụ hơi nước, hơi nước phải nhiều.
Trong điều kiện không khí nóng, ẩm thăng lên cao mà nhiều hơi nước, mây sẽ nhiều. Khi mây nhiều sẽ mưa nhiều, còn nếu không có hơi nước thì không có mưa. Khi hơi nước càng dày, sẽ hình thành những dải mây dày đặc gây ra mưa lớn.
Đặc biệt, gió mùa tây nam luôn có rất nhiều hơi nước. Bởi lẽ gió mùa tây nam đi qua các vùng biển từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương đi lên nên mang và chứa rất nhiều hơi nước.
Khi dải hội tụ nằm ở đâu lâu, không dịch chuyển thì vùng đó bị mưa nhiều. Và khi dải hội tụ tập trung thì mưa càng tập trung, càng lớn, còn dải hội tụ dịch chuyển rải rác thì mưa lớn không tập trung ở một chỗ.
Tuy nhiên, vì dải hội tụ ở Trung Quốc năm nay tương đối ổn định, không dịch chuyển, tập trung nên dẫn tới mưa lớn, khi mưa lớn tập trung ở một lưu vực thì sẽ dẫn tới lũ lớn.
Vì cơ chế hình thành dải hội tụ như vậy nên dải hội tụ gây mưa có thể hình thành ở bất cứ đâu, có thể hình thành ở bất cứ nước nào.
Vào dịp này, do gió mùa tây nam phát triển mạnh nên đã đẩy dải hội tụ lên lưu vực Hoàng Hà của Trung Quốc, dải hội tụ nằm lại đây lâu và gây ra mưa lớn.
Còn về vị trí, hiện nay dải hội tụ "nằm" ở Trung Quốc nên Trung Quốc mưa nhiều, tương tự thời điểm này dải hội tụ không có ở Việt Nam nên Việt Nam ít mưa.
Dải hội tụ chủ yếu gây ra hiện tượng mưa, nhưng ngoài mưa có thể kèm theo dông. Còn nữa, nếu "đuôi" dải hội tụ ở trên biển, ở trên Thái Bình Dương, Biển Đông, có thể gây ra bão xung quanh vùng hội tụ, tạo ra xoáy thuận nhiệt đới trên biển, còn ở trên đất liền sẽ là dông tố.
Dải mây Mai Vũ kéo dài từ cao nguyên Tây Tạng, vắt qua miền trung và miền nam Trung Quốc, kéo dài qua đảo Đài Loan tới miền nam Nhật Bản, phân tách hoàn lưu Bắc Cực ở phía bắc và hoàn lưu nhiệt đới ở phía nam. Từ giữa mùa xuân tới giữa mùa hè, hoàn lưu Bắc Cực thường di chuyển từ tây sang đông, khiến dải mây này gần như đứng yên.
Dải mây hút hơi ẩm từ Biển Đông, thậm chí từ Vịnh Bengal và gây ra những trận mưa lớn tại khu vực mà nó ảnh hưởng. Các trận mưa này ảnh hưởng tới đảo Đài Loan và khu vực phía đông nam Trung Quốc từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, sau đó di chuyển tới phía bắc Trung Quốc và Hàn Quốc trong tháng 7 và tháng 8.
Những trận mưa như vậy thường được gọi là "mưa mai", xuất phát từ niềm tin của người Trung Quốc rằng khi hoa mai nở rộ và rơi xuống sông Trường Giang vào tháng 4 và tháng 5 âm lịch, hơi nước bốc lên từ cây mai biến thành mưa.
Về dải hội tụ, hiểu đơn giản là một luồng không khí phía nam và một luồng khối không khí phía bắc gặp nhau. Luồng phía bắc do khối không khí ôn đới đẩy xuống, còn luồng phía nam do gió mùa tây nam.
Hiểu đơn giản nữa thì hai luồng không khí phía nam, phía bắc giống như người chơi đẩy gậy, mốc giữa gậy chính là dải hội tụ, "anh bắc" đẩy mạnh thì sang bên "anh nam", "anh nam" đẩy mạnh thì dải hội tụ sang bên "anh bắc".
Về cơ chế đẩy hai khối không khí nam, bắc thành dải hội tụ, có thể hiểu khi hai khối không khí nóng, ẩm dồn vào rãnh thấp thì nó bị đẩy lên, hình thành những dải mây, đương nhiên là phải có hiện tượng ngưng tụ hơi nước, hơi nước phải nhiều.
Trong điều kiện không khí nóng, ẩm thăng lên cao mà nhiều hơi nước, mây sẽ nhiều. Khi mây nhiều sẽ mưa nhiều, còn nếu không có hơi nước thì không có mưa. Khi hơi nước càng dày, sẽ hình thành những dải mây dày đặc gây ra mưa lớn.
Đặc biệt, gió mùa tây nam luôn có rất nhiều hơi nước. Bởi lẽ gió mùa tây nam đi qua các vùng biển từ Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương đi lên nên mang và chứa rất nhiều hơi nước.
Khi dải hội tụ nằm ở đâu lâu, không dịch chuyển thì vùng đó bị mưa nhiều. Và khi dải hội tụ tập trung thì mưa càng tập trung, càng lớn, còn dải hội tụ dịch chuyển rải rác thì mưa lớn không tập trung ở một chỗ.
Tuy nhiên, vì dải hội tụ ở Trung Quốc năm nay tương đối ổn định, không dịch chuyển, tập trung nên dẫn tới mưa lớn, khi mưa lớn tập trung ở một lưu vực thì sẽ dẫn tới lũ lớn.
Vì cơ chế hình thành dải hội tụ như vậy nên dải hội tụ gây mưa có thể hình thành ở bất cứ đâu, có thể hình thành ở bất cứ nước nào.
Vào dịp này, do gió mùa tây nam phát triển mạnh nên đã đẩy dải hội tụ lên lưu vực Hoàng Hà của Trung Quốc, dải hội tụ nằm lại đây lâu và gây ra mưa lớn.
Còn về vị trí, hiện nay dải hội tụ "nằm" ở Trung Quốc nên Trung Quốc mưa nhiều, tương tự thời điểm này dải hội tụ không có ở Việt Nam nên Việt Nam ít mưa.
Dải hội tụ chủ yếu gây ra hiện tượng mưa, nhưng ngoài mưa có thể kèm theo dông. Còn nữa, nếu "đuôi" dải hội tụ ở trên biển, ở trên Thái Bình Dương, Biển Đông, có thể gây ra bão xung quanh vùng hội tụ, tạo ra xoáy thuận nhiệt đới trên biển, còn ở trên đất liền sẽ là dông tố.
Sức ảnh hưởng
Theo số liệu lượng mưa thực đo tại các trạm khí tượng phát báo quốc tế trong tháng 6 tại một số tỉnh ở Trung Quốc, tỉnh Hồ Bắc có mưa 300 - 400 m; các tỉnh Trùng Khánh, Quý Châu, Quảng Tây có mưa từ 200 - 400 mm.
Đáng chú ý, tại trạm đo mưa Guilin thuộc Quảng Tây có lượng mưa đạt trên 600 mm. Quảng Tây cũng là tỉnh giáp với khu vực các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.
Còn theo số liệu từ nguồn dụng nguồn dữ liệu vệ tinh GSMaP, ước tính tổng lượng mưa tháng 6 tại một số tỉnh chịu ảnh hưởng của lũ lụt cụ thể là Trùng Khánh có tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm; Quảng Tây là 500 - 600 mm có nơi mưa lớn hơn 700 mm; Quý Châu có mưa từ 250 - 300 mm; còn lại Vân Nam và Hồ Bắc có mưa dưới 250 mm.
Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, nhà chức trách đã phát cảnh báo lũ tại 212 con sông, trong đó mực nước tại 72 con sông vượt mức an toàn và 19 con sông vượt mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 5.7, Bộ trưởng Thủy lợi Trung Quốc Ngạc Cánh Bình cho hay mực nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử tiếp tục dâng, nhấn mạnh công tác chống lũ đang trong giai đoạn mang tính quyết định.
Mưa lũ vẫn tiếp tục hoành hành ở Trung Quốc, chưa có dấu hiệu dừng lại. Cho đến nay, lũ lụt đã làm 141 người đã chết và 33,85 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề.
Hôm 2.7, sông Dương Tử đạt đỉnh lũ lần đầu tiên trong năm nay, khiến đập Tam Hiệp chắn ngang con sông này (đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc) phải nhận dòng nước với lưu lượng 53.000 m3/giây. Đến ngày 5.7, giới chức Hồ Bắc nâng mức ứng phó lũ từ mức 4 lên mức 3 trong hệ thống cảnh báo 4 mức của Trung Quốc, trong đó mức 1 là nghiêm trọng nhất.
Tính tới 2h chiều 10.7, tổng cộng 141 người đã chết hoặc mất tích và 33,85 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt ở 27 khu vực cấp tỉnh ở Trung Quốc, trong đó có An Huy và Giang Tây.
Chính quyền Trung Quốc đã nâng mức độ ứng phó khẩn cấp để kiểm soát lũ lụt trên sông Dương Tử và các khu vực ven sông lên cấp II, mức cao thứ 2 trong hệ thống ứng phó. Trong khi đó, các cơn lũ vẫn tiếp tục càn quét qua miền đông và trung Trung Quốc.
Tính đến 14h ngày 9.7, hơn 1,7 triệu người ở 27 địa phương đã được sơ tán. Mưa lũ đã khiến ít nhất 250.000 ngôi nhà bị phá hủy và khoảng 2,6 triệu ha hoa màu bị ảnh hưởng.
China Daily đưa tin, vào lúc 14h ngày 10.7, Ủy ban Thuỷ lợi Trường Giang thuộc Bộ Thuỷ lợi đã nâng ứng phó khẩn cấp lên cấp 2 trong hệ thống 4 cấp khi mực nước ở trung và hạ lưu sông dâng cao. Đồng thời, Ủy ban cũng nâng cảnh báo lũ lụt ở hồ Bá Dương và các con sông gần đó lên mức cao nhất.
Theo Ủy ban, bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, mực nước ở nhiều trạm tại trung và hạ lưu sông Dương Tử đã tăng nhanh.
“Mực nước tại trạm ở hồ Động Đình và cửa ngõ của hồ Bá Dương đã vượt quá mức cảnh báo” - Ủy ban thông tin hôm 10.7.
Ước tính mực nước tại một số trạm dọc theo sông Dương Tử sẽ tiếp tục tăng từ 0,5-1 mét trong vài ngày tới.
Bộ Quản lý Khẩn cấp thông tin ngày 10.7 cho hay, tính đến chiều ngày 9.7, 140 người đã thiệt mạng hoặc mất tích do lũ lụt ở Trung Quốc, gây thiệt hại cho hơn 30 triệu người trên khắp cả nước.
Phối hợp cùng với các bộ phận khác, Bộ đã lên phương án khẩn cấp để kiểm soát thảm họa và cải thiện hệ thống cảnh báo ở tất cả các cấp. Kế hoạch chi tiết về việc sơ tán người dân và phân bổ các tài liệu liên quan cũng đã được thực hiện.
Tờ CGTN dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) hôm 11.7 cho biết, đã phân bổ các quỹ cứu trợ với tổng trị giá 44,13 triệu USD cho các khu vực bị lũ lụt.
Khoản tiền này là một phần đầu tư ngân sách của Chính phủ Trung Quốc dành cho cứu trợ thiên tai và trợ cấp khẩn cấp, sẽ được sử dụng để khôi phục cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng bị thiên tai, bao gồm các tỉnh An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc hôm thứ 11.7 tiếp tục duy trì cảnh báo màu vàng về mưa bão, cảnh báo mưa lớn cuối tuần ở các khu vực bao gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh ở phía tây nam, các tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc.
Trận mưa lũ lịch sử đã tàn phá nặng nề nhiều khu vực ở Nhật Bản. Sau khi cơn lũ tạm đi qua, người dân đang nỗ lực dọn dẹp để ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên, mưa lớn không ngừng phần nào gây cản trở công tác vệ sinh và dọn dẹp rác và bùn đất. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cũng khiến các chính quyền địa phương không huy động lực lượng tình nguyện viên tham gia công tác dọn dẹp mà chỉ khuyến khích sự hỗ trợ của cư dân trên địa bàn.
Tới nay, thảm họa mưa lũ này đã cướp đi sinh mạng của 63 người, trong khi ít nhất 16 người vẫn đang mất tích.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) dự báo nhiều khả năng mưa lớn sẽ tiếp tục hoành hành ít nhất cho tới ngày 12/7 trên một khu vực rộng lớn. Cơ quan này kêu gọi "cảnh giác cao độ" trước nguy cơ lở đất và lũ lụt tại các vùng trũng thấp, đồng thời ban bố cảnh báo sơ tán ở mức cao thứ hai đối với hơn 450.000 người.
Các đợt mưa xối xả xuất hiện tại khu vực Tây Nam Nhật Bản từ rạng sáng 4/7 vừa qua đã xô đổ kỷ lục về lượng mưa trong lịch sử nước này, khiến nhiều bờ kè sông hư hại nghiêm trọng và gây nhiều thiệt hại vật chất.
Theo Bộ Đất đai Nhật Bản, 92 con sông tại 10 tỉnh đã tràn bờ, trong khi có 251 trường hợp bị thiệt hại do lở đất, khoảng 1/5 trong số đó tập trung tại tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Kumamoto.
Chính phủ Nhật Bản hiện đã điều động ít nhất 80.000 nhân viên cứu hộ cùng 10.000 binh sĩ lực lượng phòng vệ tham gia công tác cứu hộ.
Ngày 11/7, giới chức Nepal cho biết mưa lớn gây lũ lụt và lở đất đã làm nhiều người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán ở miền Tây nước này.
Cách thủ đô Kathmandu 200 km về phía Tây Bắc, cho biết 9 người đã thiệt mạng và trên 30 người khác mất tích tại địa bàn này, trong khi nhiều ngôi nhà bị phá hủy. Con số thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được những khu vực xa xôi hẻo lánh.
Trong khi đó, quận Kaski và Jajarkot mỗi địa phương cũng ghi nhận 7 người thiệt mạng. Tại vùng đồng bằng phía Nam giáp giới Ấn Độ, mực nước sông Koshi, vốn thường gây lũ lụt nghiêm trọng ở bang Bihar gần như mỗi năm, đang dâng lên trên mức nguy hiểm.
Lở đất và lũ quét thường xảy ra ở Nepal trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9 mỗi năm.
Đáng chú ý, tại trạm đo mưa Guilin thuộc Quảng Tây có lượng mưa đạt trên 600 mm. Quảng Tây cũng là tỉnh giáp với khu vực các tỉnh biên giới phía bắc Việt Nam.
Còn theo số liệu từ nguồn dụng nguồn dữ liệu vệ tinh GSMaP, ước tính tổng lượng mưa tháng 6 tại một số tỉnh chịu ảnh hưởng của lũ lụt cụ thể là Trùng Khánh có tổng lượng mưa từ 200 - 300 mm; Quảng Tây là 500 - 600 mm có nơi mưa lớn hơn 700 mm; Quý Châu có mưa từ 250 - 300 mm; còn lại Vân Nam và Hồ Bắc có mưa dưới 250 mm.
TRUNG QUỐC
Theo Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc, nhà chức trách đã phát cảnh báo lũ tại 212 con sông, trong đó mực nước tại 72 con sông vượt mức an toàn và 19 con sông vượt mức kỷ lục từ trước đến nay.
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 5.7, Bộ trưởng Thủy lợi Trung Quốc Ngạc Cánh Bình cho hay mực nước ở trung và hạ lưu sông Dương Tử tiếp tục dâng, nhấn mạnh công tác chống lũ đang trong giai đoạn mang tính quyết định.
Mưa lũ vẫn tiếp tục hoành hành ở Trung Quốc, chưa có dấu hiệu dừng lại. Cho đến nay, lũ lụt đã làm 141 người đã chết và 33,85 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề.
Hôm 2.7, sông Dương Tử đạt đỉnh lũ lần đầu tiên trong năm nay, khiến đập Tam Hiệp chắn ngang con sông này (đoạn chảy qua tỉnh Hồ Bắc) phải nhận dòng nước với lưu lượng 53.000 m3/giây. Đến ngày 5.7, giới chức Hồ Bắc nâng mức ứng phó lũ từ mức 4 lên mức 3 trong hệ thống cảnh báo 4 mức của Trung Quốc, trong đó mức 1 là nghiêm trọng nhất.
Tính tới 2h chiều 10.7, tổng cộng 141 người đã chết hoặc mất tích và 33,85 triệu người bị ảnh hưởng nặng nề bởi lũ lụt ở 27 khu vực cấp tỉnh ở Trung Quốc, trong đó có An Huy và Giang Tây.
Chính quyền Trung Quốc đã nâng mức độ ứng phó khẩn cấp để kiểm soát lũ lụt trên sông Dương Tử và các khu vực ven sông lên cấp II, mức cao thứ 2 trong hệ thống ứng phó. Trong khi đó, các cơn lũ vẫn tiếp tục càn quét qua miền đông và trung Trung Quốc.
Tính đến 14h ngày 9.7, hơn 1,7 triệu người ở 27 địa phương đã được sơ tán. Mưa lũ đã khiến ít nhất 250.000 ngôi nhà bị phá hủy và khoảng 2,6 triệu ha hoa màu bị ảnh hưởng.
China Daily đưa tin, vào lúc 14h ngày 10.7, Ủy ban Thuỷ lợi Trường Giang thuộc Bộ Thuỷ lợi đã nâng ứng phó khẩn cấp lên cấp 2 trong hệ thống 4 cấp khi mực nước ở trung và hạ lưu sông dâng cao. Đồng thời, Ủy ban cũng nâng cảnh báo lũ lụt ở hồ Bá Dương và các con sông gần đó lên mức cao nhất.
Theo Ủy ban, bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, mực nước ở nhiều trạm tại trung và hạ lưu sông Dương Tử đã tăng nhanh.
“Mực nước tại trạm ở hồ Động Đình và cửa ngõ của hồ Bá Dương đã vượt quá mức cảnh báo” - Ủy ban thông tin hôm 10.7.
Ước tính mực nước tại một số trạm dọc theo sông Dương Tử sẽ tiếp tục tăng từ 0,5-1 mét trong vài ngày tới.
Bộ Quản lý Khẩn cấp thông tin ngày 10.7 cho hay, tính đến chiều ngày 9.7, 140 người đã thiệt mạng hoặc mất tích do lũ lụt ở Trung Quốc, gây thiệt hại cho hơn 30 triệu người trên khắp cả nước.
Phối hợp cùng với các bộ phận khác, Bộ đã lên phương án khẩn cấp để kiểm soát thảm họa và cải thiện hệ thống cảnh báo ở tất cả các cấp. Kế hoạch chi tiết về việc sơ tán người dân và phân bổ các tài liệu liên quan cũng đã được thực hiện.
Tờ CGTN dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) hôm 11.7 cho biết, đã phân bổ các quỹ cứu trợ với tổng trị giá 44,13 triệu USD cho các khu vực bị lũ lụt.
Khoản tiền này là một phần đầu tư ngân sách của Chính phủ Trung Quốc dành cho cứu trợ thiên tai và trợ cấp khẩn cấp, sẽ được sử dụng để khôi phục cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng ở các vùng bị thiên tai, bao gồm các tỉnh An Huy, Giang Tây, Hồ Bắc và thành phố Trùng Khánh.
Cơ quan Khí tượng Trung Quốc hôm thứ 11.7 tiếp tục duy trì cảnh báo màu vàng về mưa bão, cảnh báo mưa lớn cuối tuần ở các khu vực bao gồm Tứ Xuyên và Trùng Khánh ở phía tây nam, các tỉnh Hồ Bắc và Hồ Nam ở miền trung Trung Quốc.
NHẬT BẢN
Trận mưa lũ lịch sử đã tàn phá nặng nề nhiều khu vực ở Nhật Bản. Sau khi cơn lũ tạm đi qua, người dân đang nỗ lực dọn dẹp để ổn định lại cuộc sống. Tuy nhiên, mưa lớn không ngừng phần nào gây cản trở công tác vệ sinh và dọn dẹp rác và bùn đất. Dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 cũng khiến các chính quyền địa phương không huy động lực lượng tình nguyện viên tham gia công tác dọn dẹp mà chỉ khuyến khích sự hỗ trợ của cư dân trên địa bàn.
Tới nay, thảm họa mưa lũ này đã cướp đi sinh mạng của 63 người, trong khi ít nhất 16 người vẫn đang mất tích.
Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA) dự báo nhiều khả năng mưa lớn sẽ tiếp tục hoành hành ít nhất cho tới ngày 12/7 trên một khu vực rộng lớn. Cơ quan này kêu gọi "cảnh giác cao độ" trước nguy cơ lở đất và lũ lụt tại các vùng trũng thấp, đồng thời ban bố cảnh báo sơ tán ở mức cao thứ hai đối với hơn 450.000 người.
Các đợt mưa xối xả xuất hiện tại khu vực Tây Nam Nhật Bản từ rạng sáng 4/7 vừa qua đã xô đổ kỷ lục về lượng mưa trong lịch sử nước này, khiến nhiều bờ kè sông hư hại nghiêm trọng và gây nhiều thiệt hại vật chất.
Theo Bộ Đất đai Nhật Bản, 92 con sông tại 10 tỉnh đã tràn bờ, trong khi có 251 trường hợp bị thiệt hại do lở đất, khoảng 1/5 trong số đó tập trung tại tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất Kumamoto.
Chính phủ Nhật Bản hiện đã điều động ít nhất 80.000 nhân viên cứu hộ cùng 10.000 binh sĩ lực lượng phòng vệ tham gia công tác cứu hộ.
NEPAN
Ngày 11/7, giới chức Nepal cho biết mưa lớn gây lũ lụt và lở đất đã làm nhiều người thiệt mạng và hàng nghìn người phải sơ tán ở miền Tây nước này.
Cách thủ đô Kathmandu 200 km về phía Tây Bắc, cho biết 9 người đã thiệt mạng và trên 30 người khác mất tích tại địa bàn này, trong khi nhiều ngôi nhà bị phá hủy. Con số thương vong dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được những khu vực xa xôi hẻo lánh.
Trong khi đó, quận Kaski và Jajarkot mỗi địa phương cũng ghi nhận 7 người thiệt mạng. Tại vùng đồng bằng phía Nam giáp giới Ấn Độ, mực nước sông Koshi, vốn thường gây lũ lụt nghiêm trọng ở bang Bihar gần như mỗi năm, đang dâng lên trên mức nguy hiểm.
Lở đất và lũ quét thường xảy ra ở Nepal trong giai đoạn từ tháng 6 tới tháng 9 mỗi năm.
Đập Tam Hiệp | Nơi mọi cái nhìn hướng về và những vấn đề gây tranh cãi
Tỉnh Hồ Bắc có đập Tam Hiệp khổng lồ để điều tiết dòng chảy của sông Dương Tử - con sông dài nhất Châu Á. Dự án đập Tam Hiệp, đập thủy điện trọng lực lớn nhất thế giới, được xây dựng từ năm 1994-2012, nhưng có một lịch sử gây tranh cãi.
Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355 mét và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel), đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175 mét trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 mét. Vùng hồ chứa đập Tam Hiệp có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2.
Tuy nhiên đập Tam Hiệp gây tranh cãi, khi các nhà môi trường từ lâu đã cáo buộc rằng các hồ chứa làm tăng nguy cơ sạt lở, lũ lụt và thiệt hại cho hệ sinh thái sông Dương Tử.
“Đập Tam Hiệp được cho là bảo vệ hàng triệu người khỏi lũ lụt định kỳ ở lưu vực sông Dương Tử, mặc dù mức độ hiệu quả của nó trong vấn đề này cũng đã gây tranh luận”, theo Britannica.
Ngoài ra, Britannica cũng lưu ý, 1.200 địa điểm có tầm quan trọng về lịch sử và khảo cổ học từng nằm giữa dòng sông Dương Tử đã biến mất trong quá trình xây đập Tam Hiệp.
Được làm từ bê tông và thép, đập Tam Hiệp có chiều dài 2.355 mét và đỉnh đập cao 185 mét trên mực nước biển. Công trình đã sử dụng 27,2 triệu mét khối bê tông (chủ yếu cho thành đập), 463.000 tấn thép (đủ xây 63 tháp Eiffel), đào 102,6 triệu mét khối đất. Thành đập cao 181 mét so với nền đá.
Mực nước đập cao tối đa 175 mét trên mực nước biển, cao hơn mực nước sông ở hạ nguồn 110 mét. Vùng hồ chứa đập Tam Hiệp có chiều dài trung bình khoảng 660 km và rộng 1,12 km. Vùng hồ chứa có thể tích 39,3 km3 và tổng diện tích bề mặt nước 1.045 km2.
Tuy nhiên đập Tam Hiệp gây tranh cãi, khi các nhà môi trường từ lâu đã cáo buộc rằng các hồ chứa làm tăng nguy cơ sạt lở, lũ lụt và thiệt hại cho hệ sinh thái sông Dương Tử.
“Đập Tam Hiệp được cho là bảo vệ hàng triệu người khỏi lũ lụt định kỳ ở lưu vực sông Dương Tử, mặc dù mức độ hiệu quả của nó trong vấn đề này cũng đã gây tranh luận”, theo Britannica.
Ngoài ra, Britannica cũng lưu ý, 1.200 địa điểm có tầm quan trọng về lịch sử và khảo cổ học từng nằm giữa dòng sông Dương Tử đã biến mất trong quá trình xây đập Tam Hiệp.
Cách chính quyền Bắc Kinh ứng phó với thiên tai
Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc trấn an dư luận bằng cách chỉ đưa tin về lũ lụt ở sông Dương Tử. Trong khi người dân miền Nam từng ngày gánh chịu những thiên tai ập đến, thì các bản tin trên các kênh truyền thông chỉ lược qua sơ sài. Mãi đến tận ngày 2/7, một vài cơ quan truyền thông mới bắt đầu đưa tin sơ sài về tình hình lũ lụt như:
"Tại đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, tốc độ dòng chảy của lũ đạt 50.000 mét khối nước mỗi giây. Do đó, đập Tam Hiệp mở ba cửa xả lũ để giảm bớt tác động của lũ ở vùng hạ lưu sông" - CGTN đưa tin.
"Kể từ ngày 29.6, dòng chảy của đập Tam Hiệp đã được kiểm soát với tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 mét khối mỗi giây, giảm tới 30% lưu lượng đỉnh của sông Dương Tử, giảm bớt áp lực kiểm soát lũ ở khu vực giữa và hạ lưu của dòng sông một cách hiệu quả“ - CGTN nói thêm.
Đến đêm 12/7, trong thông báo được phát đi, ông Tập Cận Bình cũng thừa nhận lũ lụt đã gây ra "những mất mát nghiệt ngã" tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Ông Tập nhấn mạnh các cơ quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp và Bộ Tài nguyên nước phải phối hợp và triển khai lực lượng một cách khoa học.
Trên tư cách là chủ tịch Quân ủy trung ương, ông Tập cũng ra lệnh cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Theo đó, các đơn vị thuộc hai lực lượng trên đang đồn trú tại những địa phương bị ảnh hưởng "phải chủ động tham gia công tác cứu hộ và cứu trợ".
Theo thống kê chưa đầy đủ của đài CGTN, tính đến ngày 13-7 lũ lụt đã ảnh hưởng tới 27 tỉnh thành của nước này. Đã có 141 người chết, 38 triệu người bị ảnh hưởng với những thiệt hại vật chất chưa thể kiểm đếm.
Trước tình hình trên, ông Tập đã yêu cầu chính quyền địa phương "can đảm và trách nhiệm". Ông nhấn mạnh việc kiểm soát và ngăn chặn lũ lụt đã bước vào giai đoạn "then chốt", yêu cầu phải có những dự đoán và cảnh báo sớm chính xác.
Các cán bộ không chỉ phải thường xuyên kiểm tra đê điều mà còn khẩn trương sơ tán những người có nguy cơ bị ảnh hưởng. "Cán bộ lãnh đạo các cấp phải làm hết sức mình để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân", ông Tập ra lệnh.
Ngày 13-7, một quan chức cấp cao của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, tính từ đầu tháng 6 đến nay, mưa lớn đã làm nhiều con sông tràn bờ. Mực nước tại 433 con sông đã vượt mức báo động, trong đó có 33 con sông ghi nhận nước dâng cao kỷ lục trong lịch sử, 109 con sông vượt mức an toàn.
Tại hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, nước đã không ngừng dâng cao trong cuối tuần qua và vượt mức cao nhất từng được ghi nhận trong đợt lũ lịch sử năm 1998.
Tại thành phố Cửu Giang gần hồ Bà Dương, mực nước trên sông Dương Tử đã tăng 3m vào ngày 11-7 và vẫn tiếp tục tăng, buộc chính quyền phải sơ tán những người dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi trên một cù lao nằm giữa sông. Riêng những người từ 18 đến dưới 65 tuổi phải ở lại để cùng chính quyền chống lũ.
Diệp Kiến Xuân, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo hôm 13/7 rằng mực nước tại 433 con sông - cũng như các hồ lớn như Động Đình, Bà Dương và Thái Hồ - đều đã vượt mức báo động kể từ khi mùa lũ bắt đầu vào tháng 6.
"Đi vào giai đoạn phòng chống lũ lụt quan trọng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, xu hướng hiện tại trên lưu vực sông Trường Giang và Thái Hồ, vẫn tiếp diễn", Reuters dẫn lời ông. Ông cho hay các vành đai mưa lớn đã trút xuống miền Trung Trung Quốc cuối cùng sẽ tiến lên phía bắc.
Tính đến hôm 13/7, Lượng mưa trung bình đã ở mức cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thống kê vào năm 1961.
Giới chức phòng chống lũ trên toàn lưu vực sông Trường Giang đã ban bố báo động đỏ, ảnh hưởng đến những đô thị đông dân như Hàm Ninh, Cửu Giang và Nam Xương.
Cơ quan chức năng cũng ban bố báo động đỏ với hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nơi đã ghi nhận mực nước cao hơn 3 mét so với bình thường, một kỷ lục khác.
Tại một số vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, binh lính dùng bao cát để gia cố bờ sông và ngăn chặn dòng nước lũ gây thiệt hại lớn hơn. Đường phố ngập trong biển nước, và lực lượng cứu hộ lội qua vùng nước sâu bằng thuyền bơm hơi để cứu những người bị mắc kẹt.
Theo dữ liệu của Bộ Thủy lợi, mực nước tại 70 trạm quan trắc lũ đã vượt mức báo động hôm 13/7. Mực nước tại hồ chứa Tam Hiệp, nơi đã hạ mức xả lũ lần thứ năm hôm 11/7 để giảm lượng nước đổ về hạ du, hiện đã chạm mức 153,2 mét, cao hơn 6,7 mét so với mức cảnh báo.
Cơ quan khí tượng Trung Quốc cho biết dù một số khu vực ở phía tây nam sẽ có thời gian ngắn mưa ngừng vào ngày 13/7, miền Trung và miền Đông Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu mưa lớn.
"Tại đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc, tốc độ dòng chảy của lũ đạt 50.000 mét khối nước mỗi giây. Do đó, đập Tam Hiệp mở ba cửa xả lũ để giảm bớt tác động của lũ ở vùng hạ lưu sông" - CGTN đưa tin.
"Kể từ ngày 29.6, dòng chảy của đập Tam Hiệp đã được kiểm soát với tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 mét khối mỗi giây, giảm tới 30% lưu lượng đỉnh của sông Dương Tử, giảm bớt áp lực kiểm soát lũ ở khu vực giữa và hạ lưu của dòng sông một cách hiệu quả“ - CGTN nói thêm.
Đến đêm 12/7, trong thông báo được phát đi, ông Tập Cận Bình cũng thừa nhận lũ lụt đã gây ra "những mất mát nghiệt ngã" tại nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Ông Tập nhấn mạnh các cơ quan như Bộ Quốc phòng, Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp và Bộ Tài nguyên nước phải phối hợp và triển khai lực lượng một cách khoa học.
Trên tư cách là chủ tịch Quân ủy trung ương, ông Tập cũng ra lệnh cho Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và Cảnh sát vũ trang Trung Quốc. Theo đó, các đơn vị thuộc hai lực lượng trên đang đồn trú tại những địa phương bị ảnh hưởng "phải chủ động tham gia công tác cứu hộ và cứu trợ".
Theo thống kê chưa đầy đủ của đài CGTN, tính đến ngày 13-7 lũ lụt đã ảnh hưởng tới 27 tỉnh thành của nước này. Đã có 141 người chết, 38 triệu người bị ảnh hưởng với những thiệt hại vật chất chưa thể kiểm đếm.
Trước tình hình trên, ông Tập đã yêu cầu chính quyền địa phương "can đảm và trách nhiệm". Ông nhấn mạnh việc kiểm soát và ngăn chặn lũ lụt đã bước vào giai đoạn "then chốt", yêu cầu phải có những dự đoán và cảnh báo sớm chính xác.
Các cán bộ không chỉ phải thường xuyên kiểm tra đê điều mà còn khẩn trương sơ tán những người có nguy cơ bị ảnh hưởng. "Cán bộ lãnh đạo các cấp phải làm hết sức mình để bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân", ông Tập ra lệnh.
Ngày 13-7, một quan chức cấp cao của Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết, tính từ đầu tháng 6 đến nay, mưa lớn đã làm nhiều con sông tràn bờ. Mực nước tại 433 con sông đã vượt mức báo động, trong đó có 33 con sông ghi nhận nước dâng cao kỷ lục trong lịch sử, 109 con sông vượt mức an toàn.
Tại hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc, nước đã không ngừng dâng cao trong cuối tuần qua và vượt mức cao nhất từng được ghi nhận trong đợt lũ lịch sử năm 1998.
Tại thành phố Cửu Giang gần hồ Bà Dương, mực nước trên sông Dương Tử đã tăng 3m vào ngày 11-7 và vẫn tiếp tục tăng, buộc chính quyền phải sơ tán những người dưới 18 tuổi và trên 65 tuổi trên một cù lao nằm giữa sông. Riêng những người từ 18 đến dưới 65 tuổi phải ở lại để cùng chính quyền chống lũ.
Diệp Kiến Xuân, Thứ trưởng Bộ Thủy lợi Trung Quốc, nói trong một cuộc họp báo hôm 13/7 rằng mực nước tại 433 con sông - cũng như các hồ lớn như Động Đình, Bà Dương và Thái Hồ - đều đã vượt mức báo động kể từ khi mùa lũ bắt đầu vào tháng 6.
"Đi vào giai đoạn phòng chống lũ lụt quan trọng từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 8, xu hướng hiện tại trên lưu vực sông Trường Giang và Thái Hồ, vẫn tiếp diễn", Reuters dẫn lời ông. Ông cho hay các vành đai mưa lớn đã trút xuống miền Trung Trung Quốc cuối cùng sẽ tiến lên phía bắc.
Tính đến hôm 13/7, Lượng mưa trung bình đã ở mức cao nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được thống kê vào năm 1961.
Giới chức phòng chống lũ trên toàn lưu vực sông Trường Giang đã ban bố báo động đỏ, ảnh hưởng đến những đô thị đông dân như Hàm Ninh, Cửu Giang và Nam Xương.
Cơ quan chức năng cũng ban bố báo động đỏ với hồ Bà Dương, hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc nơi đã ghi nhận mực nước cao hơn 3 mét so với bình thường, một kỷ lục khác.
Tại một số vùng bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, binh lính dùng bao cát để gia cố bờ sông và ngăn chặn dòng nước lũ gây thiệt hại lớn hơn. Đường phố ngập trong biển nước, và lực lượng cứu hộ lội qua vùng nước sâu bằng thuyền bơm hơi để cứu những người bị mắc kẹt.
Theo dữ liệu của Bộ Thủy lợi, mực nước tại 70 trạm quan trắc lũ đã vượt mức báo động hôm 13/7. Mực nước tại hồ chứa Tam Hiệp, nơi đã hạ mức xả lũ lần thứ năm hôm 11/7 để giảm lượng nước đổ về hạ du, hiện đã chạm mức 153,2 mét, cao hơn 6,7 mét so với mức cảnh báo.
Cơ quan khí tượng Trung Quốc cho biết dù một số khu vực ở phía tây nam sẽ có thời gian ngắn mưa ngừng vào ngày 13/7, miền Trung và miền Đông Trung Quốc sẽ tiếp tục hứng chịu mưa lớn.
Lo ngại về thời tiết cực đoan trở nên điều "bình thường mới" hàng năm
Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao về biến đổi khí hậu và chính sách năng lượng tại Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Quốc gia ở Bắc Kinh, nhận định Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục phải đương đầu với tình trạng mưa lũ cực đoan trong những năm sắp tới.
"Chúng ta đang chứng kiến một xu hướng mà ở đó sẽ có lũ lụt dữ dội hơn và mưa lớn hơn xảy ra không đồng đều trên những khu vực rộng lớn", Yang nói.
Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng thời tiết cực đoan kiểu như vậy sẽ trở thành một kiểu "bình thường mới" ở Trung Quốc. "Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng mưa lớn liên miên diễn ra", cơ quan giám sát môi trường toàn cầu này hồi đầu tháng đánh giá. "Chúng ta có thể nhìn thấy yếu tố biến đổi khí hậu đằng sau những trận lụt dữ dội".
Theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu Trung Quốc năm 2019, từ năm 1961 đến 2018, tình trạng mưa lớn liên tục gia tăng về mức độ. Đặc biệt từ giữa những năm 1990, tần suất mưa cực lớn đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, từ năm 1951 đến 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc cứ mỗi 10 năm lại tăng 0,24 độ C, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trung bình toàn cầu trong cùng kỳ.
Lương mưa trung bình hàng tháng trên cả nước năm nay đã vượt 290 mm, tăng 7% so với những năm trước, theo số liệu từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc.
Từ tháng 6, lượng mưa ở một số vùng đã vượt 500 mm, bao gồm hầu hết các khu vực ở tỉnh Quảng Tây cùng các khu vực ở trung tâm và phía đông tỉnh Quảng Đông. Một số nơi còn báo cáo lượng mưa lên tới 800 mm. Trong khi đó, tổng lượng mưa ở thủ đô Bắc Kinh cả năm ngoái chỉ là 500 mm.
Yang cho hay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khác nhau theo từng khu vực. "Nó sẽ dẫn tới mưa cực lớn ở phía nam Trung Quốc nhưng lại gây ra hạn hán nghiêm trọng ở phía bắc. Vùng tây bắc dễ bị hạn hán lại trở nên ẩm ướt và khí hậu vùng đông bắc sẽ trở nên ấm áp hơn", ông nói. "Tất cả sẽ tác động tiêu cực tới vụ mùa và năng suất cây trồng".
Zou Ji, chủ tịch Quỹ Năng lượng Trung Quốc, cho biết biến đổi khí hậu rõ ràng đã khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trên toàn thế giới. "Đây như lời nhắc nhở rằng chúng ta cần xây dựng những hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại", Zou bình luận.
"Chúng ta đang chứng kiến một xu hướng mà ở đó sẽ có lũ lụt dữ dội hơn và mưa lớn hơn xảy ra không đồng đều trên những khu vực rộng lớn", Yang nói.
Tổ chức Hòa bình Xanh cho rằng thời tiết cực đoan kiểu như vậy sẽ trở thành một kiểu "bình thường mới" ở Trung Quốc. "Không phải ngẫu nhiên mà tình trạng mưa lớn liên miên diễn ra", cơ quan giám sát môi trường toàn cầu này hồi đầu tháng đánh giá. "Chúng ta có thể nhìn thấy yếu tố biến đổi khí hậu đằng sau những trận lụt dữ dội".
Theo Sách Xanh về Biến đổi Khí hậu Trung Quốc năm 2019, từ năm 1961 đến 2018, tình trạng mưa lớn liên tục gia tăng về mức độ. Đặc biệt từ giữa những năm 1990, tần suất mưa cực lớn đã tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, từ năm 1951 đến 2018, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc cứ mỗi 10 năm lại tăng 0,24 độ C, nhanh hơn nhiều so với mức tăng trung bình toàn cầu trong cùng kỳ.
Lương mưa trung bình hàng tháng trên cả nước năm nay đã vượt 290 mm, tăng 7% so với những năm trước, theo số liệu từ Bộ Thủy lợi Trung Quốc.
Từ tháng 6, lượng mưa ở một số vùng đã vượt 500 mm, bao gồm hầu hết các khu vực ở tỉnh Quảng Tây cùng các khu vực ở trung tâm và phía đông tỉnh Quảng Đông. Một số nơi còn báo cáo lượng mưa lên tới 800 mm. Trong khi đó, tổng lượng mưa ở thủ đô Bắc Kinh cả năm ngoái chỉ là 500 mm.
Yang cho hay ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khác nhau theo từng khu vực. "Nó sẽ dẫn tới mưa cực lớn ở phía nam Trung Quốc nhưng lại gây ra hạn hán nghiêm trọng ở phía bắc. Vùng tây bắc dễ bị hạn hán lại trở nên ẩm ướt và khí hậu vùng đông bắc sẽ trở nên ấm áp hơn", ông nói. "Tất cả sẽ tác động tiêu cực tới vụ mùa và năng suất cây trồng".
Zou Ji, chủ tịch Quỹ Năng lượng Trung Quốc, cho biết biến đổi khí hậu rõ ràng đã khiến thời tiết khắc nghiệt hơn trên toàn thế giới. "Đây như lời nhắc nhở rằng chúng ta cần xây dựng những hệ thống cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu thiệt hại", Zou bình luận.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng Mai Vũ có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn vào những năm hiện tượng El Niño diễn ra vào mùa đông. Hiện tượng El Niño không xảy ra ở Trung Quốc trước tháng 6, nhưng điều kiện thời tiết cũng gần chạm ngưỡng El Niño trong hầu hết tháng ba và tháng 4.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.