Chúng ta đang nói về những biện pháp nhằm duy trì áp lực trị căn bệnh... lười tiêu tiền trong đầu tư công. Vì vậy, cần “Có biện pháp, chế tài” cho các Chủ tịch; coi như một nhiệm vụ chính trị, và thậm chí phát động phong trào thi đua yêu nước...
Trước 45 ủy viên trung ương và đủ mặt lãnh đạo các địa phương hôm 16.7, Thủ tướng công khai bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng “Các nơi đều xin vốn nhưng đến lúc có vốn lại không làm đến nơi đến chốn”.
Và ông nói Chính phủ sẽ đưa ra chế tài mạnh, sẽ có biện pháp với những người đứng đầu địa phương trong việc chậm giải ngân. Và ông đề nghị các địa phương phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công.
Trước 45 ủy viên trung ương và đủ mặt lãnh đạo các địa phương hôm 16.7, Thủ tướng công khai bày tỏ sự không hài lòng trước tình trạng “Các nơi đều xin vốn nhưng đến lúc có vốn lại không làm đến nơi đến chốn”.
“Anh đi tìm nguồn lực nơi này nơi khác nhưng mà để lại đống tiền ngay địa bàn không chịu giải quyết! Anh lại đổ khách quan này, khách quan khác, phải do trách nhiệm chúng ta không? Tôi mời bí thư, chủ tịch, bộ trưởng có mặt hội nghị này để có trách nhiệm với xã hội, đất nước"- lời Thủ tướng.
Và ông nói Chính phủ sẽ đưa ra chế tài mạnh, sẽ có biện pháp với những người đứng đầu địa phương trong việc chậm giải ngân. Và ông đề nghị các địa phương phát động phong trào thi đua yêu nước về giải ngân vốn đầu tư công.
Tại sao lại có căn bệnh lười tiêu tiền rất lạ thế này?
Giải ngân, chính là việc... tiêu tiền. Và đúng, thật sự kỳ lạ khi các địa phương bộ ngành đâu cũng xin vốn; xin xong rồi... đến giải ngân cũng trì trệ.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Tổng vốn đầu tư công được giao là 470.600 tỉ, nhưng hết nửa đầu năm mới chỉ giải ngân được 159.400 tỉ, xấp xỉ 34% kế hoạch. Và có tới 7 bộ ngành tỉ lệ giải ngân còn chưa tới 5%.
Theo Bộ trưởng Bộ KH và ĐT, nguyên nhân, là do “nghẽn” mặt bằng, do năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; do lập kế hoạch không sát thực tế, do giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân.
Có nghĩa, cứ xin lấy được rồi để đó.
Thủ tướng sốt ruột là đúng. Giải ngân đầu tư công đang được xem là chìa khóa để kích cầu hiệu quả khi nhà nước đóng vai trò hộ chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch.
Đúng, ở việc đưa tiền vào nền kinh tế, đẩy lùi suy thoái, tạo việc làm mà không gây áp lực lạm phát.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhìn những nguyên nhân của căn bệnh lười tiêu tiền, không chịu tiêu tiền, không thể tiêu tiền đang cho thấy việc giao tiền (để tiêu) cũng có vấn đề.
Năm 2015, TS Huỳnh Thế Du từng nói về một thứ ngân sách “tôm hùm” khi nói về cơ chế ngân sách của Việt Nam.
Đại ý, hầu như địa phương, đơn vị nào cũng muốn những công trình quy mô, được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng của chúng.
Đâu đâu cũng chỉ chọn “tôm hùm”, chỉ vì nó đắt nhất, trong khi không thèm quan tâm đến sự lãng phí nguồn lực, không để ý đến phúc lợi chung, và ngay cả khi không ăn nổi.
Căn bệnh lười tiêu tiền, chê cả tôm hùm nếu không nhìn từ cái gốc từ phân bổ nguồn lực gắn với nhu cầu, có lẽ, sẽ vẫn còn kéo dài thôi.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính: Tổng vốn đầu tư công được giao là 470.600 tỉ, nhưng hết nửa đầu năm mới chỉ giải ngân được 159.400 tỉ, xấp xỉ 34% kế hoạch. Và có tới 7 bộ ngành tỉ lệ giải ngân còn chưa tới 5%.
Theo Bộ trưởng Bộ KH và ĐT, nguyên nhân, là do “nghẽn” mặt bằng, do năng lực chủ đầu tư, nhà thầu; do lập kế hoạch không sát thực tế, do giao kế hoạch vốn lớn hơn khả năng giải ngân.
Có nghĩa, cứ xin lấy được rồi để đó.
Thủ tướng sốt ruột là đúng. Giải ngân đầu tư công đang được xem là chìa khóa để kích cầu hiệu quả khi nhà nước đóng vai trò hộ chi tiêu, thúc đẩy nền kinh tế sau đại dịch.
Đúng, ở việc đưa tiền vào nền kinh tế, đẩy lùi suy thoái, tạo việc làm mà không gây áp lực lạm phát.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhìn những nguyên nhân của căn bệnh lười tiêu tiền, không chịu tiêu tiền, không thể tiêu tiền đang cho thấy việc giao tiền (để tiêu) cũng có vấn đề.
Năm 2015, TS Huỳnh Thế Du từng nói về một thứ ngân sách “tôm hùm” khi nói về cơ chế ngân sách của Việt Nam.
Đại ý, hầu như địa phương, đơn vị nào cũng muốn những công trình quy mô, được hỗ trợ từ ngân sách trung ương mà không quan tâm đến hiệu quả và sự hữu dụng của chúng.
Đâu đâu cũng chỉ chọn “tôm hùm”, chỉ vì nó đắt nhất, trong khi không thèm quan tâm đến sự lãng phí nguồn lực, không để ý đến phúc lợi chung, và ngay cả khi không ăn nổi.
Căn bệnh lười tiêu tiền, chê cả tôm hùm nếu không nhìn từ cái gốc từ phân bổ nguồn lực gắn với nhu cầu, có lẽ, sẽ vẫn còn kéo dài thôi.
Vấn đề ở đâu?
Có một thực tế là dự án càng lớn, càng khó xây dựng kế hoạch và khó trong việc giải phóng mặt bằng, đặc biệt là trong khu vực đông dân cư, ảnh hưởng đến nhiều hộ gia đình. Ví dụ: để xác định được tổng mức đầu tư dự án cũng cả là một quá trình phân tích, tính toán rất chi tiết và mất nhiều thời gian.
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đã khó, việc giải phóng mặt bằng với nhiều dự án còn thách thức lớn hơn. Có nhiều vướng mắc phát sinh trong việc này, từ công tác kiểm đếm, thống kê đến xác định đối tượng, khối lượng, giá trị đền bù bảo đảm đúng, đủ theo quy định pháp luật...
Các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam cũng đã tính toán, để chuẩn bị cho một dự án, từ khâu lên ý tưởng cho tới khi có thể khởi công được phải cần ít nhất ba năm. Điều này có nghĩa, nếu xin cấp vốn khi dự án mới ở phần ý định đầu tư thì chắc chắn có tiền sẽ không thể tiêu được.
Nút thắt của đầu tư công với giai đoạn trước chính là câu chuyện này. Quy trình xin phê duyệt đầu tư rất nhanh, dự án mới ước chừng quy mô đầu tư là đã được phê duyệt, đăng ký vào kế hoạch, xin cấp tiền. Nhưng thực tế thì sao? Không thể tiêu được tiền đó vì chúng ta chưa làm được gì, công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát, tính toán thiết kế chi tiết... còn phải tiếp tục làm, và chắc chắn là nếu không thể có khối lượng công việc nghiệm thu thì không thể giải ngân. Đó cũng là lý do tiền cứ treo hết năm này qua năm khác.
Chính tâm lý xin sẵn vì sợ đến lượt mình hết vốn khiến nhiều dự án chưa xong khâu chuẩn bị nhưng đã xin cấp vốn rồi mãi không thể giải ngân.
Ý thức rõ được những bất cập này, Bộ đã quyết tâm báo cáo Thủ tướng, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư công. Chúng tôi thấy rằng, những bước trung gian là không cần thiết, bản chất thông tin vẫn là sự thống nhất từ cấp địa phương cho tới khi được phê duyệt.
Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, những bước trung gian tại Bộ đã được gỡ bỏ. Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu của địa phương là luôn lớn hơn khả năng đáp ứng của ngân sách. Vì thế, căn cứ vào nguyên tắc phân bổ vốn, Bộ sẽ xây dựng phương án phân bổ vốn của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, các bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động hơn khi biết trước sẽ có bao nhiêu tiền. Khi đã có con số quy mô đầu tư, các địa phương sẽ tính toán, phân bổ chi tiết và chỉ gửi lại một lần duy nhất cho Bộ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng giao kế hoạch.
Khi phân bổ chi tiết, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào nhu cầu, định hướng phát triển và nguyên tắc phân bổ vốn để lựa chọn thứ tự ưu tiên các dự án. Có địa cần đầu tư giao thông sẽ ưu tiên vào các dư án giao thông, có địa phương thì ưu tiên vào các dự án y tế, giáo dục. Đối với Kế hoạch hằng năm, Thủ tướng chi giao kế hoạch bằng tổng số tiền, các bộ, ngành, địa phương chủ động phân bổ và triển khai thực hiện các dự án đã đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, không mất thời gian phải gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp, rồi lại giao lại như trước đây.
Luật mới cũng khắc phục được câu chuyện "trên nóng, dưới lạnh", xác định trách nhiệm với người đứng đầu. Đối với các bộ, ngành, địa phương, kế hoạch vốn là đã biết trước trong thời hạn 5 năm, vấn đề là phải chuẩn bị dự án tốt, để khi đủ thủ tục là triển khai được ngay. Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên, tính toán hiệu quả, cân đối từng dự án.
Từ năm 2021, theo quy định, nếu bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị hủy dự toán, tạm hiểu là sẽ bị "cắt vốn", giảm kế hoạch. Ví dụ, nếu kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm của một đơn vị là là 5 tỷ đồng, đơn vị đó lập kế hoạch năm đầu tiên là 1 tỷ nhưng cả năm chỉ giải ngân được 800 triệu thì 200 triệu còn lại sẽ bị thu hồi, hủy dự toán. Khi bị "cắt" như vậy, tổng kế hoạch trung hạn 5 năm sẽ chỉ còn 4,8 tỷ thôi. Nói cách khác, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải tính toán cẩn thận, lập kế hoạch hợp lý ngay từ đầu.
Với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã đề ra và nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương như hiện nay, tôi rất hy vọng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm nay sẽ cao. Trong giai đoạn tới, câu chuyện "có tiền nhưng không tiêu được" sẽ dần được khắc phục, quyền chủ động của các bộ, ngành, địa phương sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với trách nhiệm sẽ nhiều hơn.
Lập, thẩm định, phê duyệt dự án, phê duyệt kế hoạch đã khó, việc giải phóng mặt bằng với nhiều dự án còn thách thức lớn hơn. Có nhiều vướng mắc phát sinh trong việc này, từ công tác kiểm đếm, thống kê đến xác định đối tượng, khối lượng, giá trị đền bù bảo đảm đúng, đủ theo quy định pháp luật...
Các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ quốc tế tại Việt Nam cũng đã tính toán, để chuẩn bị cho một dự án, từ khâu lên ý tưởng cho tới khi có thể khởi công được phải cần ít nhất ba năm. Điều này có nghĩa, nếu xin cấp vốn khi dự án mới ở phần ý định đầu tư thì chắc chắn có tiền sẽ không thể tiêu được.
Nút thắt của đầu tư công với giai đoạn trước chính là câu chuyện này. Quy trình xin phê duyệt đầu tư rất nhanh, dự án mới ước chừng quy mô đầu tư là đã được phê duyệt, đăng ký vào kế hoạch, xin cấp tiền. Nhưng thực tế thì sao? Không thể tiêu được tiền đó vì chúng ta chưa làm được gì, công tác chuẩn bị đầu tư, khảo sát, tính toán thiết kế chi tiết... còn phải tiếp tục làm, và chắc chắn là nếu không thể có khối lượng công việc nghiệm thu thì không thể giải ngân. Đó cũng là lý do tiền cứ treo hết năm này qua năm khác.
Chính tâm lý xin sẵn vì sợ đến lượt mình hết vốn khiến nhiều dự án chưa xong khâu chuẩn bị nhưng đã xin cấp vốn rồi mãi không thể giải ngân.
Ý thức rõ được những bất cập này, Bộ đã quyết tâm báo cáo Thủ tướng, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, sửa đổi Luật Đầu tư công. Chúng tôi thấy rằng, những bước trung gian là không cần thiết, bản chất thông tin vẫn là sự thống nhất từ cấp địa phương cho tới khi được phê duyệt.
Trong Luật Đầu tư công sửa đổi, những bước trung gian tại Bộ đã được gỡ bỏ. Chúng tôi hiểu rằng, nhu cầu của địa phương là luôn lớn hơn khả năng đáp ứng của ngân sách. Vì thế, căn cứ vào nguyên tắc phân bổ vốn, Bộ sẽ xây dựng phương án phân bổ vốn của Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, các bộ, ngành, địa phương sẽ chủ động hơn khi biết trước sẽ có bao nhiêu tiền. Khi đã có con số quy mô đầu tư, các địa phương sẽ tính toán, phân bổ chi tiết và chỉ gửi lại một lần duy nhất cho Bộ tổng hợp và báo cáo Thủ tướng giao kế hoạch.
Khi phân bổ chi tiết, các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào nhu cầu, định hướng phát triển và nguyên tắc phân bổ vốn để lựa chọn thứ tự ưu tiên các dự án. Có địa cần đầu tư giao thông sẽ ưu tiên vào các dư án giao thông, có địa phương thì ưu tiên vào các dự án y tế, giáo dục. Đối với Kế hoạch hằng năm, Thủ tướng chi giao kế hoạch bằng tổng số tiền, các bộ, ngành, địa phương chủ động phân bổ và triển khai thực hiện các dự án đã đủ thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư công, không mất thời gian phải gửi Bộ Kế hoạch & Đầu tư tổng hợp, rồi lại giao lại như trước đây.
Luật mới cũng khắc phục được câu chuyện "trên nóng, dưới lạnh", xác định trách nhiệm với người đứng đầu. Đối với các bộ, ngành, địa phương, kế hoạch vốn là đã biết trước trong thời hạn 5 năm, vấn đề là phải chuẩn bị dự án tốt, để khi đủ thủ tục là triển khai được ngay. Luật Đầu tư công sửa đổi sẽ tạo áp lực cho các bộ, ngành, địa phương trong việc lựa chọn thứ tự ưu tiên, tính toán hiệu quả, cân đối từng dự án.
Từ năm 2021, theo quy định, nếu bộ, ngành, địa phương nào không giải ngân hết kế hoạch vốn sẽ bị hủy dự toán, tạm hiểu là sẽ bị "cắt vốn", giảm kế hoạch. Ví dụ, nếu kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm của một đơn vị là là 5 tỷ đồng, đơn vị đó lập kế hoạch năm đầu tiên là 1 tỷ nhưng cả năm chỉ giải ngân được 800 triệu thì 200 triệu còn lại sẽ bị thu hồi, hủy dự toán. Khi bị "cắt" như vậy, tổng kế hoạch trung hạn 5 năm sẽ chỉ còn 4,8 tỷ thôi. Nói cách khác, các bộ, ngành, địa phương sẽ phải tính toán cẩn thận, lập kế hoạch hợp lý ngay từ đầu.
Với các giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã đề ra và nỗ lực, cố gắng của các bộ, ngành, địa phương như hiện nay, tôi rất hy vọng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm nay sẽ cao. Trong giai đoạn tới, câu chuyện "có tiền nhưng không tiêu được" sẽ dần được khắc phục, quyền chủ động của các bộ, ngành, địa phương sẽ lớn hơn nhưng đi kèm với trách nhiệm sẽ nhiều hơn.