Type Here to Get Search Results !

Đại dịch coronavirus ảnh hưởng như thế nào đến ngành cà phê toàn cầu?

Bất chấp chế độ cách ly mà các quốc gia áp đặt, đại dịch coronavirus không khiến cho giá cà phê tại các cửa hàng và nhà hàng tăng lên, ông Roberto Vélez Vallejo, CEO của Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê quốc gia Colombia cho biết.

Sản xuất vẫn đủ dùng

“Tôi không nghĩ là sẽ tăng giá” – ông Roberto Vélez Vallejo nói với Sputnik, trả lời câu hỏi liệu giá cà phê có tăng do COVID-19 hay không.

"Sản lượng cà phê trên thế giới ở mức đủ dùng, ở Brazil, nhà sản xuất cà phê chính, mùa thu hoạch rất tốt, rất dồi dào. Chúng tôi vận xuất khẩu ra thị trường quốc tế, khối lượng như trước đây, Trung Mỹ ít hơn một chút. Việt Nam, là nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới, cũng thực hiện các lô hàng xuất khẩu như trước” - CEO của Liên đoàn các nhà sản xuất cà phê quốc gia Colombia cho biết.

Người trồng cà phê đã phải vật lộn qua cuộc khủng hoảng tài chính sau nhiều năm thu hoạch bội thu khiến thị trường dư thừa nguồn cung.

Citigroup đưa dự đoán, giá hạt arabica có thể giảm khoảng 10% trong nửa cuối năm xuống còn khoảng 90 xu cho một pound, nằm ở đâu đó giữa khoảng hoà vốn.

Dự báo, lượng tiêu thụ cà phê thế giới năm 2020 sẽ giảm khoảng 0,95% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sức ép bán hàng vụ mới gia tăng mạnh từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil làm giá cà phê thế giới cũng như cà phê trong nước sẽ còn trì trệ kéo dài cho tới hết niên vụ cà phê 2019/2020.

Trung Quốc là thị trường cà phê lớn thứ 11 thế giới (9,124 tỷ USD), đồng thời là nước nhập khẩu lớn thứ 11 thế giới (ước tính 2.650 nghìn bao trong năm 2019/20), trong đó nhập khẩu robusta lớn thứ 3 thế giới (ước tính 1.500 bao trong vụ 2019/20). Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của Trung Quốc đối với thị trường robusta thế giới.

Sự bùng phát của virus corona đã khiến nhu cầu cà phê ở nước này giảm sâu, buộc hãng Starbucks phải đóng cửa hơn 2000 cửa hàng tại Trung Quốc hồi cuối tháng 1/2020 – điều chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê của Trung Quốc sụt giảm, giữa bối cảnh sản lượng cà phê niên vụ 2020/2021 (kết thúc vào tháng 9/2021) của Brazil dự báo sẽ bội thu theo chu kỳ, khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ xảy ra tình trạng dư cung đối với mặt hàng này.

Những năm gần đây, người Trung Quốc ngày càng sử dụng nhiều đồ uống cà phê, và Starbucks đã mở các cửa hàng trên khắp nước này. Tương tự, các chuỗi cửa hàng của Luckin Coffee cũng trở nên phổ biến ở khắp các nơi của Trung Quốc.

Lo ngại chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn vì dịch Covid-19, nhiều quốc gia có xu hướng tích trữ cà phê, nguyên liệu để tạo ra một trong những thức uống phổ biến nhất thế giới hiện nay. Đây là tin tức tốt lành đối với nông dân ở các vùng trồng cà phê lớn trên thế giới, đặc biệt là khi họ đã gặp nhiều khó khăn trong vài năm gần đây do giá liên tục giảm kể từ năm 2016.

Tháng 3, giá arabica, loại cà phê được trồng phổ biến nhất, tăng mạnh do lo ngại về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung. Cụ thể, giá arabica có xuất xứ từ Brazil tăng 10%, giá cà phê giao tương lai tại New York cũng tăng 8,8% lên trung bình khoảng 1,16 USD/pound.

Đại dịch Covid-19 buộc các quốc gia trên khắp thế giới phải áp lệnh phong tỏa, gây ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất tới vận tải và bán lẻ.

Ví dụ, tại Colombia, một nước xuất khẩu cà phê lớn của thế giới, hoạt động xuất khẩu sẽ vẫn bị gián đoạn vì lệnh phong tỏa vừa được gia hạn tới ngày 25/5. Vụ thu hoạch cà phê ở Colombia, thường rơi vào tháng 4, cũng bị ảnh hưởng vì lực lượng lao động chính của ngành là dân di cư bị hạn chế đi lại.

Đánh giá chung về tình hình thế giới, Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết: “Hiện nay, nhu cầu được ước tính sẽ vượt sản lượng. Trong khi đó, sự gián đoạn trong cả hoạt động vận tải và thu hoạch có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Cà phê theo đó sẽ chịu áp lực tăng giá trong ngắn hạn”.

“Có một số bằng chứng cho thấy các quốc gia đang tăng cường mua cà phê với dự đoán nguồn cung bị gián đoạn trong tương lai”, ông Samuel Burman, chuyên gia về kinh tế hàng hóa tại Capital Economics, cho biết. Cũng theo Reuters đưa tin, các nhà nhập khẩu cà phê ở một số nước tiêu thụ lớn đang tích trữ, thậm chí đặt hàng trước một tháng.

“Số liệu bán lẻ và từ các siêu thị cho thấy làn sóng tích trữ hàng hóa trong hoảng loạn dẫn tới nhu cầu tăng ở một số quốc gia”, ICO cho hay. Ví dụ, doanh số bán cà phê gói hàng tuần tại Mỹ tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 3, theo Nielsen. Chi tiêu cho mặt hàng cà phê tại Pháp tăng 34,6% và tại Italia tăng 29,5%, theo Viện nghiên cứu thị trường IRI.

Một tín hiệu tích cực khác đối với ngành cà phê là Mỹ và nhiều quốc gia tại châu Âu, châu Á đang dần tái mở cửa nền kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 có xu hướng hạ nhiệt. Điều này có nghĩa là các quán cà phê sắp hoạt động trở lại và nhu cầu sẽ tăng lên. Trong khi đó, sản lượng cà phê tại khu vực Đông Phi được dự báo giảm do nạn châu chấu ảnh hưởng tới vụ thu hoạch năm nay.

Sức ảnh hưởng của Covid-19

Trên thị trường thế giới, tại sàn giao dịch New York sau nhiều phiên tăng liên tiếp, cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 5/2020 giảm mạnh, giao dịch ở mức 2.448 USD/tấn, giảm 5,27% so với tháng trước. Giá cà phê Robusta giao tháng 5/2020 thị trường London giảm 102 USD/tấn xuống còn 1.084 USD/tấn.

Lý do giá cà phê giảm được lý giải bởi, tiêu thụ cà phê toàn cầu giảm dưới tác động của đại dịch Covid-19 và sức ép bán hàng vụ mới từ Brazil.

Ngoài ra, giá cà phê cũng chịu ảnh hưởng lớn từ biến động tỷ giá của đồng Real của Brazil (Brl). Sự mất giá của đồng nội tệ Brazil tạo ra sức cạnh tranh cho các nhà xuất khẩu nước này trên thị trường cà phê thế giới đồng thời gây sức ép lên giá cà phê toàn cầu.

Bên cạnh đó, giá dầu sụt giảm khiến các nhà đầu tư tiếp tục bán tháo làm giá giảm sâu trên khắp các thị trường hàng hóa.

Theo dự báo của Tổ chức Cà phê thế giới, lượng tiêu thụ cà phê thế giới năm 2020 sẽ giảm khoảng 0,95% do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Sức ép bán hàng vụ mới gia tăng mạnh từ nhà sản xuất hàng đầu Brazil làm giá cà phê thế giới cũng như cà phê trong nước sẽ còn trì trệ kéo dài cho tới hết niên vụ cà phê 2019/2020.

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo tiêu thụ cà phê của Trung Quốc sẽ tăng 51% lên 3,3 triệu bao (1 bao = 60 kg) trong khoảng từ tháng 9/2014 đến tháng 9/2020. Tuy nhiên, sự lây lan của virus corona đã khiến tất cả các cửa hàng ở Trung Quốc đóng cửa. Người Trung Quốc không có thói quen uống cà phê tại nhà mà ưa chuộng việc thưởng thức ở cửa hàng. Do đó, tiêu thụ cà phê tại nước này đã giảm rất nhanh vào đầu năm nay.

Đối với Brazil, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cà phê hạt số 1 của nước này. Đồng real giảm mạnh nhất trong số các loại tiền tệ so với USD ở quý I/2020, với mức giảm 22,6%, tạo thuận lợi cho các nhà xuất khẩu cà phê Bazil tăng sức cạnh tranh ở thị trường nước ngoài.

Bên cạnh đó, việc các nhà nhập khẩu cà nhập khẩu cà phê ở một số nước tiêu thụ lớn đang tích cực dự trữ mặt hàng này đề phòng trường hợp thiếu cung do dịch Covid-19 gây gián đoạn chuỗi cung ứng. Lượng cà phê lưu trữ ở hệ thống kho của sàn liên lục địa ICE giảm mạnh, trái chiều với xu hướng giá arabica trên thị trường này.

Trong khi tiêu thụ cà phê trên toàn cầu có nguy cơ giảm trong năm nay, các nước sản xuất cà phê dự báo sẽ có vụ mùa cao kỷ lục. Theo trang Nikkei, nhiều công ty nghiên cứu dự báo Brazil – nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới – sẽ sản xuất 67 - 69 triệu bao cà phê trong năm 2020/21, vượt mức kỷ lục 64,8 triệu bao của năm 2018/19. Sản lượng của Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới, dự báo cũng sẽ đạt năng suất cao trong vụ 2020/21. Những thông tin này đã gây áp lực giảm giá cà phê trong nửa đầu của quý I/2020.

Theo các nhà phân tích độc lập, nguồn cung hiện tại vẫn bình thường, và năm 2019/20 cũng như năm tiếp theo dự báo cũng sẽ không thiếu thốn.Tuy nhiên, khó khăn trong việc vận chuyển là lý do chính đẩy giá cà phê tăng lên. Mặt khác, các nông trường cà phê và các nhà rang xay đều lo ngại dịch bệnh có thể gây thiếu hụt lao động. Ở các khu vực sản xuất trọng điểm như Trung và Nam Mỹ, việc thu hoạch cà phê vẫn chưa được cơ giới hóa, chủ yếu do con người làm. Trong khi đó, vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 4, sẽ cao điểm vào tháng 5, mà 1/2 dân số thế giới vẫn đang được khuyến cáo ở yên trong nhà.

Ông Shiro Ozawa, nhà tư vấn của công ty kinh doanh cà phê Wataru and Co ở Tokyo dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu "có thể đảo ngược từ tăng thành giảm". Nhiều nhà phân tích cho rằng từ nay đến giữa năm 2020, giá cà phê sẽ còn giảm nữa.

Trong thời gian tới, thị trường cà phê thế giới sẽ còn tiếp tục biến động do ảnh hưởng của Covid-19. Các nhà đầu tư hiện vẫn đang theo dõi sát diễn biến dịch Covid-19 ở các khu vực sản xuất cà phê, nhất là ở Châu Phi và Mỹ Latinh.

Tình hình kinh doanh các quán cà phê

Khi làm việc từ xa để ngừa COVID-19 trở nên phổ biến, việc đến các quán cà phê địa phương mỗi ngày đã dần trở thành một nghi thức quá khứ mà người ta lãng quên.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo, tiêu thụ cà phê toàn cầu dự kiến lần đầu tiên sẽ giảm trong năm nay, kể từ năm 2011.

Việc phong toả thành phố và thực thi giãn cách xã hội đã khiến cho các quán cà phê và nhà hàng - thường chiếm 25% nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng, lao đao. Và có thể họ sẽ cần chờ thêm một khoảng thời gian nữa trước khi tình hình trở về trạng thái trước kia.

Sự thoái trào của văn hoá cà phê đang diễn ra ở mọi nơi trên thế giới. Nhà nghiên cứu Marex Spectron đã chỉ ra rằng, trên toàn cầu hơn 95% quán cà phê đã phải đóng cửa vì COVID-19 tại một số thời điểm nhất định.

Đó là những tác động tàn khốc mới nhất của COVID-19, thứ đã ngăn cản con người tận hưởng những niềm vui đơn giản mỗi ngày, nán lại bên một li cà phê an toàn.

Paris đã cho phép các quán cà phê sử dụng vỉa hè miễn phí.

Paris, Pháp | Từ ngày 02/06, giai đoạn hai của thời hậu phong tỏa chống dịch, thành phố Paris cho phép hàng quán sử dụng không gian chung để mở rộng diện tích kinh doanh. Trả lời nhật báo Le Parisien ngày 30/05, đô trưởng Anne Hidalgo hy vọng giải pháp này có thể giúp bù đắp phần nào cho hàng quán ở Paris, vôn thất thu vì phải đóng cửa chống dịch Covid-19 :

"Ý tưởng của thành phố là đồng hành cùng với các hàng quán ở Paris mở cửa trở lại vào ngày 02/06 qua việc cho phép họ sử dụng miễn phí một phần không gian công cộng, dĩ nhiên là phải tuân thủ một số quy định và ký vào bản quy định tôn trọng sự bình yên của dân cư khu phố, như không làm ồn vào buổi tối và kết thúc kinh doanh vào 22 giờ.

Trên trang web của thành phố Paris, mọi chủ nhà hàng, quán cà phê có thể truy cập để tải bản cam kết và gửi đề xuất về địa điểm mà họ cần sử dụng, ví dụ như một chỗ đỗ xe hay một khoảng hiên. Ở một số nơi khác, có thể sẽ là đề xuất cấm phương tiện giao thông trong hẳn một con phố để cho phép một hoặc nhiều nhà hàng, quán cà phê phục vụ khách ở ngoài đường. Các biện pháp này có hiệu lực suốt mùa hè, đến hết ngày 30/09.

Đây có thể là sự hỗ trợ hiệu quả của thành phố. Tôi mong là các chủ hàng quán gửi cho chúng tôi những đề xuất hay, đồng thời cũng phải tôn trọng các cam kết để người dân trong khu vực và các hàng quán có thể chung sống hài hòa. Nói chung là người dân rất yêu những hàng quán, cửa hiệu trong khu phố của họ vì đó là một phần của cuộc sống Paris".

Kế hoạch trợ giúp của thành phố Paris được các nhà hàng, quán bar, cà phê hưởng ứng vì họ mất đến 90% doanh thu trong tháng Tư và khoảng 70% trong tháng Năm, theo ông Pascal Brun, cố vấn và là cựu tổng giám đốc của tập đoàn Frères Blancs. Do không được kinh doanh trong không gian khép kín, nên việc được phép cơi nới và sử dụng miễn phí không gian chung cũng là một giải pháp giúp các hàng quán tăng thêm doanh thu, theo nhận xét với RFI Tiếng Việt của một khách hàng tại quán cà phê trên đại lộ Raspail:

"Tôi cho rằng điều quan trọng là các nhà hàng, quán cà phê có thể được kê bàn ghế ở không gian chung. Rất tội cho họ bởi vì, chỉ hai ngày sau khi được phép hoạt động ở ngoài trời, thì thời tiết thay đổi, trời trở lạnh, rồi mưa liên tục. Vì thế, đối với họ, tận dụng thêm được một chút không gian công cộng là điều quan trọng.

Đối với tôi, các quán cà phê còn hơn cả quan trọng, có ý nghĩa sống còn với người dân Paris, như tôi chẳng hạn, tôi đọc, tôi viết trong các quán cà phê. Đó là điều mà tôi nóng lòng ngóng đợi trong thời gian phong tỏa. Thời gian đầu phong tỏa thật sự là nặng nề đối với tôi, sau đó tôi học được nhiều điều với giai đoạn hiếm có này. Tôi gặp bạn bè qua các phương tiện kỹ thuật số hiện nay, nhưng không hề giống như khi được gặp nhau thật. Và Paris với ánh nắng như hôm nay đã là một món quà rồi!".

Anh | Notes là một chuỗi quán cà phê nổi tiếng ở Anh. Mặc dù các lệnh hạn chế đã được nới lỏng trong thành phố, nhưng đao sô trong 10 quán cà phê phục vụ nhân viên văn phòng của Notes vẫn đang trong tình trạng "cửa đóng then cài".

Người đồng sáng lập Notes, anh Robert Robinson, dự đoán sự trở lại sẽ hết sức chậm chạp vì rất nhiều văn phòng ở London sẽ không hoạt động trở lại cho đến thời điểm sau mùa hè, và thậm chí một số có thể đóng cửa đến hết năm nay.

Các cửa hàng cà phê, thường phục vụ đối tượng khách hàng đi làm buổi sáng và giờ nghỉ buổi chiều, đã chịu ảnh hưởng nặng nề.

Tập đoàn Dunkin' Brands đã mất phần lớn doanh thu trong mảng kinh doanh bữa sáng khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Trong khi thương hiệu cà phê nổi tiếng Starbucks đang tái cơ cấu mô hình kinh doanh của mình, dự định sẽ cho ra đời một dạng cừa hàng "pickup" không có bất kì bàn ghế truyền thống nào.

"Nếu bạn thèm muốn một tách capuchino, việc đặt hàng trực tuyến không thực sự là một ý tưởng tốt. Bởi việc nhâm nhi tách cà phê liên quan tới khía cạnh xã hội nhiều hơn", Robinson, nói.

Một sự phục hồi chậm chạp về nhu cầu tiêu thụ cà phê có thể gây khó khăn cho cuộc sống của khoảng 125 triệu người trên toàn cầu, phụ thuộc vào loại cây trồng này để kiếm sống.

Brazil | Các quán cà phê Suplicy Especiais của Brazil, một trong những chuỗi cà phê lớn nhất quốc gia này, đã buộc phải hoãn thanh toán cho nông dân đối với số hàng hoá được giao. "Trong khi đó, các đơn đặt hàng mới đang giảm dần", Giám đốc điều hành Felipe Braga nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.

Suplicy đang sở hữu 25 cửa hàng, phần lớn trong số đó đã buộc đóng cửa bởi các hạn chế do COVID-19 từ giữa tháng 3. Một số cửa hàng hoạt động trở lại gần đây trong bối cảnh các hạn chế đang dần được nới lỏng, nhưng sau đó đã phải đóng cửa thêm một lần nữa bởi không đủ lượng khách hàng.

"Một số đối tác nhượng quyền của chúng tôi đã cảnh báo rằng họ sẽ đóng cửa vĩnh viễn", Braga chia sẻ.

Tuy nhiên, theo vị Giám đốc điều hành chuỗi cà phê, một số cửa hàng nhượng quyền đang thực hiện các bước đi cần thiết để thay đổi mô hình kinh doanh của họ thời hậu COVID-19. Nỗ lực ấy có thể sẽ là động lực cho sự phục hồi.

Nhật Bản | Lượng tiêu thụ đồ uống này trong những tuần qua đã giảm đáng kể. Mặc dù sử dụng cà phê của Nhật Bản những năm gần đây giảm xuống, song đây sẽ vẫn là nước tiêu thụ cà phê hạt lớn thứ 4 thế giới, với bình quân 8,1 triệu bao trong năm 2019/20 (kết thúc vào tháng 9/2020). Đại diện một công ty đồ uống Nhật Bản cho biết, với lượng khách du lịch nước ngoài đến Nhật Bản giảm và nhiều người hạn chế ra khỏi nhà, doanh số của các khách sạn, nhà hàng, quán bar ở các điểm du lịch lớn đã giảm đi nhiều.

Giá cà phế tăng giá nhẹ vào đầu đại dịch

Đồng thời, ông Roberto Vélez Vallejo lưu ý rằng ngay từ đầu khi đưa ra các hạn chế do đại dịch, giá cà phê có tăng nhẹ.

"Có lẽ ban đầu giá tăng nhẹ, vì khi đại dịch xảy ra, mọi người đổ xô vào mua giấy vệ sinh, tôi không biết tại sao, họ cũng mua rất nhiều cà phê, giá có tăng nhẹ, nhưng nói chung giá quốc tế không đổi", ông Vélez Vallejo nói.

Những thay đổi thuận lợi cho ngành cà phê

Theo ông Vélez Vallejo, sau đại dịch, mọi người cũng sẽ ít ghé thăm quán cà phê hơn và mô hình tiêu thụ sẽ thay đổi.

Nguồn Tổng hợp

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.