Thời gian gần đây, trong chương trình, kế hoạch phát triển "ngành công nghiệp không khói" của các địa phương, khái niệm du lịch thông minh được quan tâm đề cập với những giải pháp phù hợp để phát triển.
Cơ quan quản lý có thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin còn doanh nghiệp du lịch có thể tận dụng ưu thế của công nghệ để thiết kế các sản phẩm theo hướng gia tăng giá trị trải nghiệm cũng như quảng bá sản phẩm tới du khách. Đây chính là một số ưu điểm nổi bật mà du lịch thông minh đem lại.
Cơ quan quản lý có thuận lợi hơn trong việc nắm bắt thông tin còn doanh nghiệp du lịch có thể tận dụng ưu thế của công nghệ để thiết kế các sản phẩm theo hướng gia tăng giá trị trải nghiệm cũng như quảng bá sản phẩm tới du khách. Đây chính là một số ưu điểm nổi bật mà du lịch thông minh đem lại.
Đáp ứng nhu cầu
Đề cập đến "du lịch thông minh", một số chuyên gia cho rằng thuật ngữ này ra đời dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là sự phát triển rất mạnh của công nghệ thông tin-truyền thông đã cho phép tạo ra các sản phẩm đa dạng hơn cho ngành du lịch.
Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng tròn Việt, du lịch thông minh là xu hướng phát triển tất yếu và được thể hiện một cách rất cụ thể, thiết thực. Ví dụ, nhờ công nghệ, du khách có thể tìm hiểu rõ các thông tin về điểm đến dự định, về các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, sản phẩm trải nghiệm...
Ngay tại điểm đến, với các ứng dụng công nghệ thông tin, du khách có thể tự trải nghiệm các dịch vụ như thuyết minh tự động, trải nghiệm từng sự kiện lịch sử được tái hiện thông qua việc ứng dụng các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường...
Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng tròn Việt, du lịch thông minh là xu hướng phát triển tất yếu và được thể hiện một cách rất cụ thể, thiết thực. Ví dụ, nhờ công nghệ, du khách có thể tìm hiểu rõ các thông tin về điểm đến dự định, về các dịch vụ lưu trú, ẩm thực, sản phẩm trải nghiệm...
Ngay tại điểm đến, với các ứng dụng công nghệ thông tin, du khách có thể tự trải nghiệm các dịch vụ như thuyết minh tự động, trải nghiệm từng sự kiện lịch sử được tái hiện thông qua việc ứng dụng các công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường...
Giúp kết nối, quảng bá sản phẩm ngay trong thời điểm khó khăn
Với một ngành kinh tế tổng hợp mang tính liên ngành, liên vùng cao như du lịch, hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối với người dự định sử dụng dịch vụ là hết sức quan trọng.
TS. Lê Sĩ Trí, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá hữu hiệu.
Đó là hoạt động truyền thông trực tuyến, thông qua mạng Internet với một số công cụ phổ biến nhất như mạng xã hội, thư điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị di động và tiếp thị trực tuyến. Đây là những công cụ đơn giản, hiệu quả và ít chi phí để doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới, tăng độ nhận diện thương hiệu, giữ lòng trung thành nơi khách hàng.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, du lịch thông minh sẽ giúp đẩy mạnh khả năng truy cập và tương tác của du khách để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác, liên kết dịch vụ du lịch, thanh toán tiện lợi hơn, góp phần đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch.
Thực tế hoạt động quảng bá du lịch, kết nối giữa cơ quan quản lý-doanh nghiệp-du khách cho thấy việc nắm bắt, sử dụng các ứng dụng công nghệ để tương tác là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Ví dụ, ngay tại thời điểm các hoạt động du lịch bị gián đoạn vào cuối tháng 3/2020, nhiều du khách đã rất ấn tượng và có dự định đến TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần nhất có thể để trải nghiệm và thưởng thức các đặc sản sau khi được xem sản phẩm truyền thông trực tuyến "Tôi yêu bánh mỳ Sài Gòn" do Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, các đơn vị truyền thông tổ chức.
Ông Võ Văn Phong, Giám đốc Công ty Truyền thông và Du lịch C2T (Bến Tre), chia sẻ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre và Hiệp hội Du lịch Bến Tre quảng bá sản phẩm, tăng cường liên kết với đối tác, du khách, Công ty Truyền thông và Du lịch C2T đang triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm quảng cáo trực tuyến, đầu tư thiết kế các website nhằm tăng cường giới thiệu các điểm đến du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long trên không gian số.
Đây là một trong những giải pháp giúp du khách cập nhật thông tin về các điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn để có lựa chọn phù hợp cho chuyến du lịch, qua đó khẳng định việc ứng dụng công nghệ, phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu.
Đặc biệt, ở thời điểm du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, các hoạt động tạo sự kết nối, tương tác với du khách lại càng phải được chú trọng để mối liên hệ không bị "đứt gãy".
TS. Lê Sĩ Trí, Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu cho rằng hiện nay, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống Internet, đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng một phương thức quảng bá hữu hiệu.
Đó là hoạt động truyền thông trực tuyến, thông qua mạng Internet với một số công cụ phổ biến nhất như mạng xã hội, thư điện tử, trang thông tin điện tử, thiết bị di động và tiếp thị trực tuyến. Đây là những công cụ đơn giản, hiệu quả và ít chi phí để doanh nghiệp du lịch quảng bá sản phẩm và dịch vụ mới, tăng độ nhận diện thương hiệu, giữ lòng trung thành nơi khách hàng.
Theo lãnh đạo Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, du lịch thông minh sẽ giúp đẩy mạnh khả năng truy cập và tương tác của du khách để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm, khai thác, liên kết dịch vụ du lịch, thanh toán tiện lợi hơn, góp phần đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm dịch vụ du lịch.
Thực tế hoạt động quảng bá du lịch, kết nối giữa cơ quan quản lý-doanh nghiệp-du khách cho thấy việc nắm bắt, sử dụng các ứng dụng công nghệ để tương tác là hết sức cần thiết, nhất là trong giai đoạn hoạt động du lịch gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Ví dụ, ngay tại thời điểm các hoạt động du lịch bị gián đoạn vào cuối tháng 3/2020, nhiều du khách đã rất ấn tượng và có dự định đến TP. Hồ Chí Minh trong thời gian gần nhất có thể để trải nghiệm và thưởng thức các đặc sản sau khi được xem sản phẩm truyền thông trực tuyến "Tôi yêu bánh mỳ Sài Gòn" do Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam, các đơn vị truyền thông tổ chức.
Ông Võ Văn Phong, Giám đốc Công ty Truyền thông và Du lịch C2T (Bến Tre), chia sẻ nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong Hội doanh nhân trẻ tỉnh Bến Tre và Hiệp hội Du lịch Bến Tre quảng bá sản phẩm, tăng cường liên kết với đối tác, du khách, Công ty Truyền thông và Du lịch C2T đang triển khai các hoạt động tư vấn, hỗ trợ xây dựng, hoàn thiện các sản phẩm quảng cáo trực tuyến, đầu tư thiết kế các website nhằm tăng cường giới thiệu các điểm đến du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long trên không gian số.
Đây là một trong những giải pháp giúp du khách cập nhật thông tin về các điểm đến an toàn, thân thiện và hấp dẫn để có lựa chọn phù hợp cho chuyến du lịch, qua đó khẳng định việc ứng dụng công nghệ, phát triển du lịch thông minh là xu hướng tất yếu.
Đặc biệt, ở thời điểm du lịch đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, các hoạt động tạo sự kết nối, tương tác với du khách lại càng phải được chú trọng để mối liên hệ không bị "đứt gãy".
Phấn đấu có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á
Đến năm 2025 tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD, ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP; Tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó, có 2 triệu việc làm trực tiếp; Nâng dần tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%; Đón và phục vụ 30 - 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa; là những mục tiêu mà đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn” đề ra.
Phát biểu tại diễn đàn, Diễn đàn cấp cao về du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc lần đầu tiên một diễn đàn về du lịch được tổ chức trong khuôn khổ ViEF cho thấy sự đóng góp quan trọng của du lịch, trước hết về số liệu thống kê, đối với nền kinh tế. Theo Phó Thủ tướng, câu hỏi lớn nhất của du lịch Việt Nam là làm sao duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như mấy năm qua, thậm chí còn phải tăng nhanh hơn nữa.
"Tuy nhiên, giữ được tốc độ này cũng là khó bởi vì tăng trưởng đến ngưỡng nào đó thì có những hạn chế mà chỉ riêng ngành du lịch không thể giải quyết được, và ngay cả có sự phối hợp của các ngành cũng không thể giải quyết được trong 1-2 năm. Ví dụ vấn đề về sân bay, hàng không, chưa kể đến các hạ tầng khác như đường sắt, đường bộ, đường biển, nhưng nếu vì thế mà chấp nhận và có sự chững lại thì vô cùng nguy hiểm" - Phó Thủ tướng chia sẻ và cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên, vẫn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng.
Dư địa tăng trưởng của du lịch được Phó Thủ tướng gợi mở như cải tiến phương thức quản lý, điều hành ở sân bay để có thể đón được nhiều máy bay, hành khách hơn hay cùng một số lượng khách du lịch thì tăng chất lượng, đa dạng dịch vụ để tăng chi tiêu của du khách.
Theo Phó Thủ tướng, đây là những vấn đề, rào cản lớn cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu, dành nhiều thời gian tháo gỡ. Đồng thời bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng cho du lịch bằng những giải pháp thiết thực, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để xử lý những vấn đề trước mắt như kinh phí quảng bá du lịch hạn hẹp, thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, kết nối các điểm đến, cơ sở lưu trú, đi lại, mua sắm…
Khẳng định vị trí của du lịch trong nền kinh tế chung, Phó Thủ tướng đặt vấn đề làm sao để kinh tế du lịch không chỉ phát triển cùng và phải nhận vai trò tiên phong, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh hơn.
Ví dụ khi du lịch nông nghiệp làm tốt sẽ thúc đẩy toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng đó sẽ theo hướng sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của đất nước cũng được trợ giúp. Hoặc việc đẩy du lịch cộng đồng không chỉ giúp người nghèo miền núi tăng thu nhập, mà điều quan trọng là mang thế giới đến ngay tận gia đình những người nông dân, có tác động tích cực đến các em nhỏ, thậm chí thay đổi tương lai của những gia đình, những em nhỏ đó.
Điểm tiếp theo được Phó Thủ tướng đề cập là bên cạnh những hạn chế về xúc tiến, thị thực nhập cảnh (visa), hạ tầng, sản phẩm, môi trường, quảng bá… vốn đã được nhận diện, từng bước khắc phục thì du lịch rất cần một sự phối hợp chặt chẽ, mạnh mẽ, đồng bộ.
Sự phối hợp đó không chỉ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, mà ngay giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau, giữa Trung ương với địa phương, với các cấp và mạnh hơn nữa là giữa nhà nước, doanh nghiệp với từng người dân. Mục tiêu là đất nước hoà bình, ổn định, an toàn; du lịch Việt Nam không có những “hạt sạn” như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chèn ép du khách… Để hình ảnh về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam được truyền tải đến bạn bè quốc tế.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thời cơ để quảng bá mạnh mẽ cho du lịch Việt Nam bằng những hình thức mới bên cạnh các kênh truyền thống.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng, du lịch Việt Nam nhất định phải nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng tốt hơn mọi trải nghiệm của du khách, huy động cả cộng đồng làm du lịch.
Phát biểu tại diễn đàn, Diễn đàn cấp cao về du lịch trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF), Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh việc lần đầu tiên một diễn đàn về du lịch được tổ chức trong khuôn khổ ViEF cho thấy sự đóng góp quan trọng của du lịch, trước hết về số liệu thống kê, đối với nền kinh tế. Theo Phó Thủ tướng, câu hỏi lớn nhất của du lịch Việt Nam là làm sao duy trì được tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như mấy năm qua, thậm chí còn phải tăng nhanh hơn nữa.
"Tuy nhiên, giữ được tốc độ này cũng là khó bởi vì tăng trưởng đến ngưỡng nào đó thì có những hạn chế mà chỉ riêng ngành du lịch không thể giải quyết được, và ngay cả có sự phối hợp của các ngành cũng không thể giải quyết được trong 1-2 năm. Ví dụ vấn đề về sân bay, hàng không, chưa kể đến các hạ tầng khác như đường sắt, đường bộ, đường biển, nhưng nếu vì thế mà chấp nhận và có sự chững lại thì vô cùng nguy hiểm" - Phó Thủ tướng chia sẻ và cho rằng bên cạnh việc thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên, vẫn phải duy trì được tốc độ tăng trưởng.
Dư địa tăng trưởng của du lịch được Phó Thủ tướng gợi mở như cải tiến phương thức quản lý, điều hành ở sân bay để có thể đón được nhiều máy bay, hành khách hơn hay cùng một số lượng khách du lịch thì tăng chất lượng, đa dạng dịch vụ để tăng chi tiêu của du khách.
Theo Phó Thủ tướng, đây là những vấn đề, rào cản lớn cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu, dành nhiều thời gian tháo gỡ. Đồng thời bảo đảm duy trì tốc độ tăng trưởng cho du lịch bằng những giải pháp thiết thực, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để xử lý những vấn đề trước mắt như kinh phí quảng bá du lịch hạn hẹp, thiếu đội ngũ hướng dẫn viên, kết nối các điểm đến, cơ sở lưu trú, đi lại, mua sắm…
Khẳng định vị trí của du lịch trong nền kinh tế chung, Phó Thủ tướng đặt vấn đề làm sao để kinh tế du lịch không chỉ phát triển cùng và phải nhận vai trò tiên phong, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh hơn.
Ví dụ khi du lịch nông nghiệp làm tốt sẽ thúc đẩy toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại vùng đó sẽ theo hướng sạch, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp của đất nước cũng được trợ giúp. Hoặc việc đẩy du lịch cộng đồng không chỉ giúp người nghèo miền núi tăng thu nhập, mà điều quan trọng là mang thế giới đến ngay tận gia đình những người nông dân, có tác động tích cực đến các em nhỏ, thậm chí thay đổi tương lai của những gia đình, những em nhỏ đó.
Điểm tiếp theo được Phó Thủ tướng đề cập là bên cạnh những hạn chế về xúc tiến, thị thực nhập cảnh (visa), hạ tầng, sản phẩm, môi trường, quảng bá… vốn đã được nhận diện, từng bước khắc phục thì du lịch rất cần một sự phối hợp chặt chẽ, mạnh mẽ, đồng bộ.
Sự phối hợp đó không chỉ giữa Chính phủ và doanh nghiệp, mà ngay giữa các cơ quan thuộc Chính phủ với nhau, giữa Trung ương với địa phương, với các cấp và mạnh hơn nữa là giữa nhà nước, doanh nghiệp với từng người dân. Mục tiêu là đất nước hoà bình, ổn định, an toàn; du lịch Việt Nam không có những “hạt sạn” như vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, chèn ép du khách… Để hình ảnh về vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam được truyền tải đến bạn bè quốc tế.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin, Phó Thủ tướng cho rằng đây là thời cơ để quảng bá mạnh mẽ cho du lịch Việt Nam bằng những hình thức mới bên cạnh các kênh truyền thống.
Để duy trì tốc độ tăng trưởng, du lịch Việt Nam nhất định phải nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh nhằm đáp ứng tốt hơn mọi trải nghiệm của du khách, huy động cả cộng đồng làm du lịch.
Nguồn https://baoquocte.vn/phat-trien-du-lich-thong-minh-tai-viet-nam-xu-huong-tat-yeu-122911.html
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.