Một người bình luận còn kể câu chuyện của bản thân, khi bố mẹ anh sở hữu một cửa hàng bánh mì truyền thống nhỏ ở địa phương. Mỗi ngày họ sẽ nhận bánh "ký gửi" từ người thợ làm bánh. Đến cuối ngày, họ trả tiền cho người thợ và gửi lại anh ấy số bánh tồn.
Một ngày nọ, một nhân viên trong tiệm để xuất với người thợ xin lại số bánh tồn, thay vì vứt bỏ sẽ lãng phí. Kết quả là kể từ khi người thợ đồng ý, số lượng bánh tồn thường xuyên lên tới 15-20 lát, thay vì chỉ 1-2 lát như trước đây. Nguyên nhân là do nhân viên đó đã bí mật giấu thêm bánh để cửa hàng không bán được, sau đó xin lại thợ làm bánh vào cuối ngày.
"Đấy là với một cửa hàng bánh mì địa phương. Giờ hãy tưởng tượng nếu điều đó xảy ra ở quy mô lớn hơn nhiều. Giả sử với Pizza Hut. Không chỉ để ăn, thức ăn thừa giờ có thể được bán lại. Hãng có thể bị giảm doanh thu toàn cầu bởi càng nhiều sản phẩm không bán được thì nhân viên càng thích, vì họ có thể tiêu thụ và bán lại theo ý muốn sau đó. Hoặc tệ hơn, một số nhân viên phụ trách nướng bánh có ý định xấu có thể sẽ cố tình phạm sai lầm nào đó, chẳng hạn như thêm quá nhiều hành tây, nướng quá lửa,... để bánh bị vứt đi và thế tức là rơi vào túi họ. Nếu bạn không muốn lãng phí thức ăn thừa, thà rằng tặng cho những người cần, những người không may mắn, còn hơn là để cho nhân viên ăn", người này kết luận.
Sự thật là: Khi người chủ thoải mái với nhân viên, tình trạng "cắt xén" đồ giảm xuống
Tác giả Robert Maguire, trên thực tế, đã đưa đến một câu trả lời bất ngờ từ chính trải nghiệm của bản thân.
Ông kể rằng đã từng đọc một cuốn sách với ví dụ liên quan đến vấn đề văn phòng phẩm. Trong câu chuyện, công ty giữ mọi thứ trong tủ khóa cẩn thận, bất kỳ ai muốn lấy đồ dùng văn phòng thì phải ký sổ. Vậy nên mọi người bắt đầu lấy nguyên một hộp bút, cả tập giấy viết,.. bởi chẳng ai hơi đâu mất công ký sổ chỉ để lấy mỗi cây bút…Sau đó, họ sẽ cầm bớt đống bút và giấy ấy về nhà.
Cuối cùng một vài người nghĩ ra ý tưởng nên để tủ đồ mở, và nhân viên sẽ chỉ lấy đủ thứ họ cần…Kết quả là chi phí cho đồ văn phòng phẩm đột ngột giảm khoảng 30%.
Robert Maguire kể rằng học hỏi từ câu chuyện đó, ông đã áp dụng vào công việc kinh doanh của mình. Khi mở cửa hàng tiện lợi, ông nói với nhân viên rằng thích ăn uống bao nhiêu thanh sô cô la và nước ngọt thì tùy, nhưng phải bỏ giấy gói và lon rỗng vào hộp 'hàng hư hỏng' để ông liệt kê vào khoản khấu hao…Nếu họ có ca trực, họ có thể hút một bao thuốc, nhưng nhân viên ca trước sẽ là người trực tiếp đưa cho họ.
Tương tự như vậy khi mở nhà hàng pizza, Robert Maguire luôn cho phép nhân viên tự làm một chiếc pizza siêu lớn để thưởng thức, và có thể dùng bất kỳ nguyên liệu nào họ muốn. Vấn đề duy nhất ông yêu cầu là họ phải ăn hết chiếc pizza đó, không được để lãng phí.
"Tin tôi đi – khấu hao hàng tồn giảm hẳn - khi các nhân viên nhận ra rằng họ có thể tùy thích lấy một lon Pepsi hay Coca, hoặc làm một chiếc pizza, 'cảm giác hồi hộp' của hành vi lén lút sẽ không còn chỗ sống. Trong vòng vài tuần, số lon Coca rỗng từ 10 giảm xuống 3 hoặc 4. Tương tự, khi việc được ăn pizza trở thành thói quen hàng ngày, nói thật ai cũng ngán và nhân viên cũng không còn thấy ‘vui’ khi cố gắng lên lút làm điều ông chủ không biết", Robert lý giải.
Ông tiết lộ điều thú vị là phương pháp quản lý này sẽ xây dựng lên một tập thể trung thực. Trường hợp một nhân viên bắt gặp người khác đang có hành vi lén lút hoặc trộm đồ, họ sẽ trò chuyện với nhân viên ấy trực tiếp. Kết quả là hành vi đó sẽ chấm dứt, hoặc nhân viên ăn cắp sẽ bỏ việc rất nhanh chóng sau đó.
Nguồn https://cafebiz.vn/tai-sao-nhieu-nha-hang-pizza-san-sang-vut-bo-do-an-loi-chu-khong-cho-nhan-vien-20201121232309532.chn
Đó là lí do bạn nên quan tâm đến sản phẩm chuông gọi nhân viên đang sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay
Trả lờiXóa