Gần như thừa thãi khi nói người làm việc cần có ý chí gang thép? Tại sao?
- Với ý chí đó họ có thể chế ngự các tật xấu phá hoại lý tưởng của họ.
- Với ý chí đó, họ kiên trì thực hiện mục đích của công việc.
- Với ý chí đó họ chịu đựng đủ thứ gian khổ, vượt mọi thử thách, gian truân trên đường đấu tranh, làm việc.
Trong cõi người ta, gần như tuyệt đối rằng không thành công nào vắng mặt ý chí và không cần đến sự kiên nhẫn. Giá trị của nhiều việc lại được đo bằng thước đo kiên nhẫn nữa. Thời gian không tha thứ những công trình nào thực hiện mà không có nó. Những công việc thực hiện vội vàng chịu đựng không nổi sức tàn phá của thời gian. Ai khắc phục được thời gian sẽ tạo nên những công trình bất hủ. Biết bao việc cần bạn có ý chí để thinh lặng hơn là nói, khoanh tay hơn là hành động, chờ đợi hơn là đi tiên phong hoặc ngược lại.
>>> Phần 2 - (Tiếp theo phần 1)
>>> Phần 5 - Rèn luyện bản năng, tình cảm, tiềm thức
Người ý chí là người thế nào? Là người biết muốn. Tất cả "nghệ thuật muốn" nằm trong ba việc sau đây: Biết mình muốn cái gì, Quyết định điều mình muốn, Bắt tay thi hành điều mình muốn.
- Biết điều mình muốn: Nhiều người non ý chí không biết mình muốn cái gì. Bắt đầu của Muốn là dùng trí tuệ chọn lựa mục tiêu. Biết rõ muốn cái gì rồi mới hăng hái chiếm đoạt nó.
- Quyết định: Biết mục tiêu rồi phải quyết định. Đây là công việc xương sống của ý chí. Không do dự, lưỡng lự, mà dứt khoát quyết định.
- Thực hành: Không thực hành thì ý định chỉ là ý tưởng, một lý thuyết suông. Người chí khí là người biết rõ điều mình muốn, cương quyết thực hiện cho bằng được điều mình quyết định.
Ngày bạn nhận nhiệm vụ trước hết bạn hãy nói với mình rằng: "Từ việc lớn đến việc nhỏ, không có ý chí không việc gì thành được cả". Bacon nói: "Chỉ có hai điều kiện để thực hiện một việc gì bất hủ đó là tin và muốn". Nếu bạn nhìn nhận với Alain rằng con người chỉ có giá trị do cái đặc biệt của mình bằng phương pháp nghiêm ngặt thì bạn thấy ý chí tối cần thiết cho bất cứ ai. Có lẽ đó cũng là lý do mà con em chúng ta phải đi học. Học để biết và cũng là để rèn luyện bản thân chúng.
Ai cũng biết khai thác, ý chí sẽ tạo nguồn hạnh phúc. Bạn hãy nhớ lại cái thuở ngày xưa khi bạn chịu khó đèn sách thi cử đỗ đạt, nếu thiếu ý chí, liệu bạn sẽ thành sao? Tôi không tin vào cái người ta gọi là "Học tài thi phận" lắm.
Trước khi tên tuổi trở thành bất hủ, hai ông bà Curie sau ngày cưới, nghèo túng, hì hục làm việc với nhau trong một phòng thí nghiệm thiếu đủ thứ tiện nghi. Vậy mà về sau bà Curie nói: "Đó là nơi trôi qua những tháng năm tốt đẹp, hạnh phúc nhất của chúng tôi, những năm tháng tận hiến cho làm việc". Nỗ lực giống như đau khổ sẽ chóng qua mà cái công nỗ lực, chịu khó sẽ tồn tại và gây niềm vui thâm trầm.
Người ý chí là người dùng năng lực tinh thần khống chế và vượt qua trở lực. Napoleon đã từng nói: "Bởi sức mạnh ý chí của mình, mỗi cá nhân có thể thắng tất cả, kể cả bệnh dich". Dĩ nhiên có nhiều chuyện không thể muốn là được. Ngày xưa Colbert nói với vua Louis XIV: "Sự vĩ đại của một quốc gia không căn cứ trên sự to lớn lãnh thổ mà căn cứ trên ý chí của dân tộc". Bạn hãy lấy Nhật Bản là một thí dụ điển hình cho câu nói ấy.
Người làm việc ý chí là người chẳng những dám hành động theo đầu óc trong sáng của mình mà còn hành động ngay, không ngại khó, chần chờ.
Họ tuân lệnh cấp trên bằng đầu óc sáng kiến chứ không nô lệ. Họ hành động bằng đầu óc tháo vát chứ không lù khù, máy móc. Việc nào làm được hôm nay họ không để ngày mai. Họ tin tưởng Shakespeare rằng, khả năng chuyển đổi tất cả một cách thần diệu nằm trong ý chí của ta.
Bạn hỏi tôi làm sao gia tăng ý chí là? Bạn thử làm các việc cần thiết sau thử xem:
a. Ngày nào cũng làm một việc nghịch lý.
b. Thấy trở ngại nào cũng chuyển cho nó thành giá trị mới thôi.
c. Tạo trong tư tưởng cũng như nếp sống bên ngoài lẫn nội tâm một kỷ luật.
d. Làm gì cũng tập trung tinh thần. Có người hỏi Newton nhờ đâu mà tìm ra được định luật "Vạn vật hấp dẫn", ông nói: "Nhờ nghĩ đến nó mãi".
e. Bạn hãy khuyến khích, an ủi bạn khi thất bại, nản lòng.
f. Bạn hãy ganh đua với chính bạn.
g. Không bao giờ quyết định khi dục tính nổi dậy. Euripide nói: "Quyết định hành động khi nổi lôi đình là giương buồn lúc bão tố".
Trên đường làm việc, bạn thử làm mấy việc nhỏ sau:
a. Một cấp dưới nào đó của bạn, sợ gặp bạn. Bạn hãy đến gặp họ trước.
b. Một cấp trên nào đó ghét bạn từ lâu. Hãy thành thực tiếp chuyện cùng họ bằng nụ cười.
c. Trong nhiệm vụ gặp hoàn cảnh túng thiếu, khổ cực, bạn nỗ lực cải thiện hoàn cảnh mà không oán thán.
d. Khi thấy đó đây tan nát, bạn cố gắng đóng góp cổ phần xây dựng tối thiểu và gieo niềm tin.
e. Không làm được sao trên trời, đèn trong nhà thì cũng làm con đom đóm soi cho người lữ hành ban đêm tránh được một vũng nước.
f. Nhờ ý chí vĩ đại nghĩa là bạn tự chủ để tránh được những cám dỗ về xác thịt, về tiền tài. Tiền tài và xác thịt đều là những cái phá hoại sự nghiệp bạn cùng vận mệnh quốc gia.
Sau hết, nếu với ý chí bạn không thành anh hùng, thì ít ra bạn cũng sống cuộc đời can đảm trong bổn phận gia đình, trong công vụ, trong văn hoá như kiểu một bà Curie. Sau ngày ông Pierre Curie qua đời, người ta mời bà giữ ghế giáo sư đại học Sorbonne thay chồng. Lúc ấy Sorbonne chưa từng có nữ giáo sư. Bà trả lời: "Để thử coi". Phải. Chí khí là "thử coi"...là thí nghiệm và từ đó bước chững chạc đến thành công.
Người ý chí là người thế nào? Là người biết muốn. Tất cả "nghệ thuật muốn" nằm trong ba việc sau đây: Biết mình muốn cái gì, Quyết định điều mình muốn, Bắt tay thi hành điều mình muốn.
Trả lờiXóa