Type Here to Get Search Results !

Nghi thức Trà Đạo

Nghi thức Trà Đạo

Bắt nguồn từ nghi lễ của các chùa Phật Giáo Thiền Tông thời cổ đại Trung Hoa, nghi thức Trà đã được Nhật Bản hoá một cách hoàn chỉnh với hình thức tuyệt đỉnh của nó, và trở thành phổ biến đối với mọi người trong cũng như ngoài nước. Những nguyên tắc tinh thần cơ bản của nghi lễ Trà được dùng để diễn đạt sự hài hoà, kính trọng, thuần khiết và thanh bình. Tập ảnh này trình diễn một tiến trình đầy đủ (15 cảnh) của Nghệ Thuật Trà Đạo được chụp lại từ bản khắc gỗ của Toshikata Mizuno (1866-1903).



1.
Lựa chọn và sắp xếp "dogu". (Dogu: dụng cụ cho một buổi Trà lễ).


2.
Chuẩn bị "mizuya" (nơi rửa cho Trà lễ) trong phòng dụng cụ. Khu vực này luôn được sắp xếp trật tự tốt nhất.


3.
Chủ nhà mở cửa vườn hoa dẫn đến Trà Đường và chào đón khách.


4.
Trà khách đi đến bồn đá, trước hết múc một muôi nước đầy, rửa tay, súc miệng, và đi vào phòng trà, cuối đầu chào.


5.
Chủ nhà chào đón khách tại phòng tiếp tân.


6.
Chuẩn bị cho bữa cơm và tiệc trà hôm nay.


7.
Trưng bày "sumidemae", kiểu cách của nghi lễ Trà


8.
Chủ nhà bê chiếc khay bóng loáng đựng bát thức ăn trao cho từng vị khách.


9.
Trong khoảng thời gian nghỉ (sau bữa ăn, trước tiệc trà), khách khứa nghỉ ngơi ở gian phòng nhỏ bên chiếc ghế đợi với một vùng trải đầy cát.


10.
Sắp xếp hoa và thay thế khăn trải mới.


11.
Chủ nhà thông báo cho khách biết "goin" (goin: sự trở vào lại) bằng cách đánh 1 tiếng cồng "dora".


12.
Treo rèm "sudare". (Sudare: rèm được làm bằng tre hoặc sậy chẻ nhỏ. Nó dùng để đón gió nhẹ và che nắng).


13.
"Koicha Demae" - nghi lễ Trà theo kiểu rườm rà, với đầy đủ nguyên tắc và nghi thức.


14.
"Usucha Temae" - Sự trình bày kiểu Trà đơn giản, với dạng trà mịn sấy khô và pha nhạt, hay còn gọi là nghi lễ Trà tiêu chuẩn.


15.
Buổi lễ Trà Đạo chấm dứt, khách nói lời chào tạm biệt, ra về.