Type Here to Get Search Results !

Nhẫn cưới - Những điều cần biết

Nhẫn cưới - Những điều cần biết

Vào thế kỷ thứ 9, Kitô giáo đã phỏng tạo nó theo ngoại giáo. Nguồn gốc do sự mê tín dị đoan cổ đại, do ma thuật và việc bắt cóc người vợ. Hình dáng chiếc nhẫn vừa thực dụng, vừa an toàn, vừa tiêu biểu. Theo chữ viết Ai Cập, vòng tròn tượng trưng cho sự vĩnh hằng, và hôn nhân được coi là sự nối kết suốt đời. 

Xuất xứ
Chiếc nhẫn xuất xứ ở Phương Đông, phiên bản của người Hy Lạp cổ đại. Sau đó, người Rôma coi là thói quen và truyền thống, cuối cùng, cả thế giới đều theo. Ngày nay, chiếc nhẫn đeo tay làm theo kiểu dải băng lớn quấn quanh cổ tay, cổ chân hoặc eo. Loài người sơ khai tin vào ma thuật, người đàn ông quấn sợi dây quanh người phụ nữ mà chính người đó đã chọn cho mình, và tin rằng "Chiếc vòng kỳ diệu" này sẽ "Trói buộc" nàng với chàng.

Như vậy, nàng thuộc về chàng bởi sức mạnh siêu nhiên không bao giờ khả dĩ phân ly. Người ta còn tin rằng có "bùa mê" trong chiếc nhẫn sẽ ngăn cản thần dữ "quấy nhiễu" cô dâu để đe doạ hạnh phúc hôn nhân.

Trong nhiều huyền thoại đã có lệ "bắt" vợ. Do đó, chiếc nhẫn có từ thời mẫu hệ, khi người đàn ông còn quấn vải quanh cổ tay và cổ chân người phụ nữ để tượng trưng rằng nàng thuộc về chàng.

Thực ra nhẫn cưới có từ chiếc nhẫn đính hôn. Chiếc nhẫn cưới do đó đã có thời gắn liền với việc mua bán phụ nữ và vẫn được ghi nhớ bằng của hồi môn của cô dâu.

Chiếc nhẫn theo thói quen người Rôma cổ đại là để tránh sự phản bội và lời thề chung thuỷ. Theo thuật ngữ cận đại, chiếc nhẫn là sự thiết lập đầu tiên.Từ đó, chiếc nhẫn "nói" cho những chàng trai khác biết rằng " Hoa đã có chủ". Với người Do thái, chiếc nhẫn được biết đến từ thế kỷ thứ 8 (sau công lịch). Nó thay thế cho thói quen trao đồng tiền nhỏ cho cô dâu như một lời hứa về khả năng của người chồng phải có trách nhiệm với vợ mình. Chiếc nhẫn không chủ đích là đồ trang sức, nhưng là để phụ nữ biết quý trọng báu vật.

Từ xa xưa, theo kết quả những cuộc khai quật và tài liệu kinh thánh đã chứng minh chiếc nhẫn là một dấu ấn, và chứng thực những gì đã ký kết. Trao nhẫn cũng biểu hiện trao quyền: Vua Pharaoh đã tháo nhẫn và trao cho Joseph quyền cai quản. Cũng vậy, việc trao nhẫn cho vợ chứng tỏ nàng đến để chia vui sẻ buồn với chàng và được công nhận quyền bình đẳng trong gia sự, hình tròn biểu tượng tính vĩnh viễn của hôn ước. Năm 800 (sau công lịch), Đức giáo hoàng Nicholas đã áp dụng việc dùng nhẫn trong hôn lế tôn giáo, vừa là kỷ vật vừa là lời hứa trung thành của khế ước hôn nhân, biểu hiện tính vĩnh viễn trọn vẹn của tình yêu. Điều đó nhắc nhở người vợ về tính thánh thiện của hôn nhân. Hình tròn của của chiếc nhẫn cũng biểu hiện sự hoà hợp và hoàn hảo. Sự vừa vặn đeo nhẫn vào ngón tay là biểu hiện tính liên tục của hệ luỵ thiêng liêng và nhắc nhở cả hai vợ chồng rằng tình yêu "chảy' vào nhau theo chu kỳ vòng tròn không ngừng và mãi mãi.

Theo phân tâm học, chiếc nhẫn đeo ở ngón tay là biểu hiện hệ luỵ hôn nhân luôn gắn bó người nam và người nữ với nhau qua tình yêu và lòng chung thuỷ "khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khoẻ, khi vui sướng cũng như lúc gian nan, khi nghèo cũng như lúc giàu...".

Khi chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay, nó là biểu tượng sự ràng buộc của giữa hai con người, vững bền, lâu dài vĩnh viễn. Phải chăng riêng điều này thực sự đã chứng tỏ sự hợp nhất của chúng ngay từ khoảnh khắc ra đời.

Nhẫn cưới là biểu tượng của hôn nhân

Biểu tượng rõ ràng này gửi tới mọi người một thông điệp không thể nhầm lẫn về tình trạng hôn nhân. Chiếc nhẫn cưới thường là rất đơn giản với một thiết kế đẹp và không bị lỗi mốt qua thời gian. Nó cũng có một lịch sử lâu dài, từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước đây.

Với những người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn được gắn với một thế lực siêu nhiên, một vòng tròn không có điểm chấm dứt với tình yêu bất diệt. Về sau với người Hy Lạp, khi người con gái chấp nhận chiếc nhẫn cũng có nghĩa là cô gái đã bị trói buộc về cả mặt tinh thần lẫn luật pháp và không còn được tự do nữa.

Còn ngày hôm nay, chúng ta chấp nhận chiếc nhẫn như là một phần của nghi lễ đám cưới, một sự ràng buộc mãi mãi có sự chứng kiến của cả hai gia đình, họ mạc.

Thời gian dần trôi đi và phong tục cũng có những thay đổi đáng kể. Ngày nay, không chỉ các cô dâu mới đeo những chiếc nhẫn như là một biểu tượng của sự ràng buộc mà phần lớn đàn ông cũng chọn đeo nhẫn để xác lập tính trung thực của họ, sự khẳng định gắn bó của họ với một người phụ nữ.

Chiếc nhẫn không nhất thiết phải làm bằng vàng

Thời kỳ Hy Lạp cổ đại, họ sử dụng sắt bởi nó biểu tượng cho sức vững bền. Nhưng sau đó, nó được thay thế bằng vàng và bạc bởi chất liệu này đẹp, bền hơn, không bị han rỉ.

Đeo nhẫn cưới bên tay phải hay bên tay trái?

Hầu hết mọi người đều đeo nhẫn cưới bên ngón tay trái. Mặc dù vậy, một số phụ nữ châu Âu lại đeo nhẫn bên ngón tay phải. Một số phụ nữ vùng Scadinavia lại đeo tận 3 chiếc nhẫn: Nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, nhẫn khi làm mẹ.

Những cô dâu Do Thái thì đeo nhẫn ở ngón tay trỏ, bởi vì đó là ngón mà với nó họ chỉ vào kinh Torah khi đọc.

Những người theo Thanh Giáo từ chối đeo nhẫn bởi vì họ coi đồ trang sức là phù phiếm.

Tại sao nhẫn cưới được đeo trên ngón áp út của bàn tay trái?

Có rất nhiều giả thuyết về việc vì sao ngón tay này lại gắn biểu tượng của hôn nhân. Cả người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều tin rằng một huyết quản - được gọi là vena amoris theo tiếng La Tinh - chạy trực tiếp từ ngón tay này tới trái tim.

Trong nước Anh cổ đại, một chú rể sẽ trượt chiếc nhẫn từ ngón tay cái của cô dâu tới ngón trỏ và ngón giữa, nói rằng “Nhân danh cha, con và thần thánh” và sau đó, chú rể đeo chiếc nhẫn vào ngón tay còn trống bên cạnh - ngón áp út của bàn tay trái.

Thói quen này, cuối cùng sau đó được nghi lễ hóa vào những năm 1950 khi con trai của vua Henry WIII viết cuốn The Book of Common Prayer, trong đó nêu rõ đám cưới của người Tin lành hiện đại ở Anh có tuyên thệ và quy định bằng sắc lệnh ngón tay nào sẽ được đeo nhẫn cưới trong lễ cưới.

Đàn ông đeo nhẫn cưới

Việc đàn ông cũng phải đeo nhẫn cưới là một tục lệ tương đối mới. Mãi cho tới giữa thế kỷ 20, hầu như chỉ có phụ nữ mới đeo nhẫn cưới, có lẽ là để đánh dấu cho cái ngày người phụ nữ được coi như là một tài sản của một người đàn ông hoặc có lẽ na ná giống như hình thức phụ nữ đeo nhẫn đính hôn còn đàn ông thì không.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra và rất nhiều người đàn ông trẻ phải đối mặt với việc chia tay những người vợ trẻ đẹp của mình để ra chiến trường trong một thời gian dài, họ bắt đầu đeo những chiếc nhẫn cưới như biểu tượng của hôn nhân và sự gợi nhớ tới người vợ của họ.

Đó là một hành động rất lãng mạn và tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm, chính vì vậy nó đã tồn tại đến tận thời nay, trong đám cưới chú rể cũng được cô dâu trao lại nhẫn trong ngày cưới.

Tại sao cô dâu đeo bao tay

Thời trung cổ, chú rể sắp cưới trao tín vật để tượng trưng cho tình yêu. Khi đó, những chàng trai nào đang theo đuổi cô gái mình thích sẽ tặng bao tay. Nếu đối phương đeo bao tay đó tại giáo đường vào hôm chủ nhật, chứng tỏ cô gái đã đồng ý lời cầu hôn.

Tại sao nhẫn cưới phải đeo ở ngón vô danh

Người cổ xa xưa đã nhận định được rằng, mạch máu của ngón vô danh thông trực tiếp đến tim. Chú rể sẽ lần lượt luân chuyển qua 3 ngón tay đầu của cô gái rồi mới đến ngón vô danh. 3 ngón tay đầu tượng trưng cho cha mẹ, anh em và chính bạn. Khi úp hai bàn tay vào nhau, ngón áp út cũng là ngón khó tách ra nhất. Vì thế sau này ở tất cả các nước đều có thói quen đeo nhẫn ngón áp út trái.

Tại sao nhẫn cưới được xem là biểu tượng cao nhất của tình yêu

Thời cổ đại, nhẫn là vật cứng nhất, không có công cụ hoặc kỹ thuật để cắt. Vì thế nhẫn tượng trưng cho tình yêu vĩnh hằng không bao giờ thay đổi. Nhiệt năng để dung luyện nhẫn cũng là biểu tượng cho tình yêu nóng bỏng.

Tại sao váy cưới cô dâu thường là màu trắng

Thời la mã, màu trắng tượng cho niềm vui hân hoan và thường được chọn cho ngày lễ kỷ niệm. Từ năm 1850 đến năn 1900, màu trắng cũng là tượng trưng cho sự giàu sang thuần khiết, nên đa phần sau này mọi người chọn váy cô dâu màu trắng.

Tại sao cô dâu lại đem theo một chiếc khăn tay trắng

Chiếc khăn tay màu trắng trưng cho sự may mắn. Theo cách giải thích của dân gian, vào ngày hôn lễ nước mắt của cô dâu là biểu tượng cho sự may mắn, làm cho trời đất cảm động. Sau này, cô dâu cũng thường khóc vào ngày hôn lễ khi về nhà chồng, đồng thời cũng là tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc sau này.

Tại sao trong hôn lễ, cô dâu thường đứng bên trái chú rể

Thời cổ đại cho rằng vị trí này sẽ giúp chú rể bảo vệ cô dâu tránh người khác cướp đi. Cô dâu đứng bên trái để một khi tình địch xuất hiện chú rể có thể tiện rút kiếm để công kích kẻ thù.

Tại sao phải đặt bánh kem tầng cho lễ đính hôn?

Thời cổ đại, bánh kem tầng là phần không thể thiếu trong những ngày lễ kỉ niệm. Cả cô dâu và chú rể cùng cắt bánh và hôn nhau, biểu tượng cho sự ngọt ngào.

Tại sao có tuần trang mật?

Tuần trang mật bắt nguồn từ Châu Âu. Đôi vợ chồng sau khi cưới trong vòng 30 ngày, mỗi ngày đều uống nước ngọt được pha chế từ mật ong hoặc do mật ong lên men để tăng thêm sự hài hòa của cuộc sống tình dục. Thời cổ đại, mật ong là tượng trưng cho sinh mệnh, sức khỏe, khả năng sinh dục. Tuần trang mật để phục hồi cuộc sống ngọt ngào trước kia.

Nguồn tham khảo

1. Nguồn gốc liên quan đến đồ trang sức của cô dâu
2. Nguồn gốc chiếc nhẫn cưới