Type Here to Get Search Results !

Quy trình làm SEO

Thực ra, khi làm SEO cho website thì không có một cái gì gọi là “quy trình làm SEO chuẩn” cả bởi tất cả đều là trải nghiệm thực tế của vòng lặp vô hạn “thu thập kiến thức SEO – thử nghiệm – rút ra bài học cho mình với những cách làm hiệu quả nhất mà bản thân thấy được – tiếp tục thu thập kiến thức, update thuật toán mới của Google…” Ở đây, tôi đưa ra một mô hình mà tôi tham khảo từ rất nhiều nguồn và nhận thấy ở các Website chuyên nghiệp đều ít nhiều áp dụng. 

Dù lĩnh vực bạn kinh doanh là gì, ở đâu thì mục tiêu cuối cùng vẫn là Doanh thu và lợi nhuận thực tế. Nhiều chuyện gia lấy thước đo ROI làm tiêu chuẩn. Đó chỉ là thước đo cơ bản nhất. Song nó không đánh giá hết được mô hình mà bạn đang áp dụng có thực sự hiệu quả hay không? Và đó là lý do mọi doanh nghiệp hay các Webmaster mỗi ngày không ngừng sáng tạo và hoàn thiện quy trình SEO của mình. Không có quy trình nào là bất biến. Nhưng luôn có những chuẩn mực mà người làm SEO luôn phải tuân theo.

Đó là một vòng khép kín gồm 9 bước. Mối quan hệ giữa các bước liên quan mật thiết với nhau. Không có bước nào mạnh hay yếu, mà đó là một thế liên hoàn tạo ra các mắt xích có mỗi tương hỗ mật thiết với nhau.

Các kỹ thuật được sử dụng trong quy trình Seo: 
  1. Website Auditing ( Phân tích website ). Đánh giá hiện trạng website sau một thời gian hoạt động, phân tích tổng thể trang web thân thiện với Seo. Bao gồm các phân tích tuổi đời domain, độ phổ biến liên kết, thiết kế website, chuyển hướng nội bộ, số lượng index …
  2. Keyword Analysis ( Phân tích từ khóa ) Tìm kiếm, đánh giá và phân loại các từ khóa thường được khách hàng search trên Google để đảm bảo mang lại ROI cao ( tỉ lệ chuyển đổi – khách hàng ghé thăm/khách hàng sử dụng dịch vụ, mua sản phẩm ) khi làm Seo. 
  3. Competitor Analysis ( Phân tích cạnh tranh ). Phân tích đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực của bạn bằng các công cụ chuyên biệt để đảm bảo một vị trí tốt khi tiến hành làm Seo. 
  4. Combining Keywords ( Kết hợp từ khóa ). Khái niệm này tương đối mới mẻ. Nói một cách vắn tắt là sử dụng kết quả của bước Keyword Analysis để phân chia các từ khóa vào các page, category, content một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. 
  5. Internal Navigation ( Điều hướng nội bộ – Các danh mục chính ). Nghiên cứu, đề xuất và tạo ra các danh mục chính trên website dựa vào kết quả nghiên cứu của các bước trước đó. Danh mục chính hợp lý sẽ giúp khách hàng và Google “đi lại” trong trang web của bạn tốt hơn, thuận tiện hơn. 
  6. On page Optimisation ( Tối ưu hóa “bên trong” ). Liên quan tới việc tối ưu hóa các thẻ title ( tiêu đề ), description ( mô tả ). Thiết kế trang web phù hợp và thân thiện đối với Google. Những yếu tố này giúp Google có cái nhìn tổng thể và chính xác về trang web của bạn. 
  7. Off page Optimisation ( Tối ưu hóa “bên ngoài” ). Công việc chính của Off Page là xây dựng Link ( link buiding ) _ link từ web khác trỏ về trang web của bạn. Công việc này đòi hỏi sự tính toán và thực hiện khéo léo chứ không đơn thuần là việc kiếm càng nhiều link càng tốt. 
  8. Maintain SERP Ranking ( Duy trì xếp hạng ). Đây là bước đánh giá kết quả làm việc, kiểm tra thường xuyên thứ hạng từ khóa, lượng truy cập có được từ kết quả của quá trình làm Seo. Đưa ra những điều chỉnh kịp thời cho quá trình Seo. 
  9.  Reriodic Reportings ( Báo cáo định kỳ ). 
 Quy trình làm Seo là một quy trình khép kín, tuần hoàn từ bước 1 đến 9 và xoay vòng cho tới khi mục tiêu đạt được.

Nguồn tham khảo và hình ảnh"