Tiếng Việt có một số từ vựng vay mượn từ tiếng Hán và được coi là một trong số các ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á có số người nói nhiều nhất.
Tiếng Việt là ngôn ngữ có nguồn gốc bản địa, xuất thân từ nền văn minh nông nghiệp tại nơi mà ngày nay là khu vực phía bắc lưu vực sông Hồng và sông Mã của Việt Nam. Tiếng Việt là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt giao tiếp của dân thường từ khi lập quốc. Có 6 âm sắc chính là: ngang, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Từ khi bắt đầu chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, Tiếng Việt bắt đầu du nhập một số từ mới như bàn, ghế, gan, ông, bà, cậu...Tuy nhiên trong Tiếng Việt có một số âm mà tiếng Trung Quốc không có, như "Đ" (Thường thì người Hoa nói chữ này thành "L"). Từ đó hình thành nên hệ thống Hán-Việt trong tiếng Việt bằng cách đọc các chữ Hán theo ngữ âm hiện có của tiếng Việt. Tỉ lệ vay mượn tiếng Hán trong tiếng Việt rất lớn (khoảng 50%) nhưng đại đa số những từ đó đều đã được Việt hóa cho phù hợp với nhận thức của người Việt. Do vậy tiếng Việt dù vay mượn tiếng Hán nhưng giữ được bản sắc riêng của mình trước ảnh hưởng của văn hóa Hán, trong khi lợi dụng được những thành tựu ngôn ngữ trong tiếng Hán để tự cải tiến mình.
Về chữ viết
Kể từ thế kỉ 11, nho học mở rông, tạo tiền đề cho việc phát triển văn chương của người Việt, tác phẩm nổi tiếng lúc đó có bài thơ Thần của Lý Thường Kiệt bên sông Như Nguyệt. Cùng thời gian, một hệ thống kí âm được phát triển cho người Việt, gọi là chữ Nôm. Đây là loại chữ viết rất gần với ngôn ngữ ngày nay. Chữ Nôm được dùng làm ngôn ngữ hành chính khi Quang Trung lên ngôi năm 1789.
Cuối thế kỉ 19, Pháp vào xâm lược Việt Nam làm cho chữ Nho bị thay thế dần bởi chữ Latinh, tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ chính trong giáo dục, hành chính và ngoại giao.
Với mục đích dùng kí tự Latinh để diễn đạt Tiếng Việt, linh mục Alexandre de Rhodes đã chủ trương tạo ra chữ quốc ngữ. Vì thế, chữ quốc ngữ có nhiều từ mượn từ tiếng Pháp và cả tiếng Hán. Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc Ngữ vào năm 1865, khẳng định sự phát triển và xu hướng của chữ Quốc Ngữ như là chữ viết chính thức của nước Việt Nam độc lập sau này.
Chữ quốc ngữ hiện đại đã được chuẩn hóa nhiều, phù hợp với người Việt, dễ dàng sử dụng và có tính toàn cầu hóa cao trong thời đại toàn cầu hóa.
Chữ dùng 29 chữ cái cùng sáu dấu thanh để kí âm. Là ngôn ngữ hành chính và phổ thông của người Việt Nam, với vốn từ vựng phong phú, dễ dàng biểu đạt ngôi thứ, các sắc thái tình cảm,...
Với mong muốn bảo tồn sự trong sáng của Tiếng Việt, mong các bạn quan tâm tranh luận về đề tài này phản hồi bằng Tiếng Việt có dấu, tuân thủ các quy tắc về chính tả, ngữ pháp và trình bày.