Khi giao tiếp với một người nào đó, trước tiên bằng thái độ hết sức nghạo nghễ, sau đó lại đổi thành thái độ hết sức cung kính. Trong tiếng Hán có một câu thành ngữ “Tiền cự hậu cung” hoặc “Tiền cự hậu ty” để hình dung tình huống này. Sau đây là nguồn gốc câu chuyện thành ngữ này.
Thời Chiến Quốc Trung Quốc thế kỷ 5 trước công nguyên, cùng lúc tồn tại nhiều quốc gia, trong đó có 7 nước chủ yếu là Tần, Yến, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy, gọi là “Chiến quốc thất hùng”. Vì thực hiện hàng loạt cải cách chính trị và kinh tế, nên nước Tần nằm ở khu vực tỉnh Thiểm Tây miền tây bắc Trung Quốc hôm nay, có sức mạnh hùng hậu nhất, đôi khi xâm lược 6 nước khác. Trong tập đoàn thống trị của 6 nước có hai phe là phe thân cận nước Tần và phe chống nước Tần; phe thân cận nước Tần chủ trương 6 nước tồn tại hòa bình với nước Tần, cố không trêu tức nước Tần, không để nước Tần có cớ mở cuộc chiến tranh, chủ tương này gọi là “Liên Hoành”; phe chống nước Tần thì chủ trương 6 nước liên hợp với nhau, chống đối nước Tần, chủ trương này gọi là “Hợp Tung”.
Lúc đó, nhiều mưu sĩ tuyên truyền chủ tương của mình ở các nước, một khi chủ trương được tiếp nhận, mưu sĩ sẽ nổi tiếng ngay, giá trị tự thân mưu sĩ cũng được tăng lên nhiều so với ngày trước. Tô Tần chính là một mưu sĩ như vậy.
Tô Tần trước tiên đến nước Tần, du thuyết nhà vua nước Tần, ông ra sức tuyên truyền chủ trương “Liên Hoành”, chủ trương nước Tần trước tiên xoa dịu 6 nước khác, rồi từng bước thôn tính từng nước một. Nhà vua nước Tần từ chối chủ trương của Tô Tần, lý do bề ngoài là nước Tần không có dã tâm xâm lược 6 nước khác, cho nên không có hứng thú đối với chủ trương “Liên Hoành”. Thực ra là nước Tần chưa chuẩn bị đầy đủ để thống nhất Trung Quốc. Tô Tần không có cách khác, do lâm vào cảnh túng bấn, quần áo rách nát, đành phải thui thủi trở về quê Lạc Dương.
Thấy Tô Tần thất thểu trở về, bố mẹ không thèm nói chuyện với ông, vợ ông chỉ lo dệt vải, mặc kệ ông, ông xin chị dâu nấu cơm ăn, chị dâu không những không nấu mà còn quở trách ông một trận. Tô Tần rất buồn, bèn lập chí chăm chỉ học tập, quyết định nhất thiết phải giành vẻ vang cho mình. Tô Tần suốt ngày đêm chăm chỉ học tập, nghiên cứu phép dùng binh. Có khi đến đêm khuya, ông cũng không chịu đi ngủ. Tô Tần chuẩn bị một cái dùi, khi buồn ngủ, thì dùng dùi đâm mạnh vào đùi, sau khi tỉnh dậy, tiếp tục học tập. Do vậy đã có câu thành ngữ “Lấy dùi đâm đùi”.
Tô Tần nghiên cứu rất kỹ tình hình các nước, cho rằng thuyết phục 6 nước tiếp nhận sách lược “Hợp Tung” để đối phó nước Tần là việc có thể thực hiện. Ông trước tiên thuyết phục nước Yến, nước Triệu, rồi từng bước khiến 6 nước Yến, Triệu, Tề, Sở, Hàn, Ngụy liên kết thành đồng minh do nước Sở dẫn đầu, để cùng đối phó nước Tần. Tô Tần kiêm Tổng Tham mưu quân đội 6 nước. Sau khi được biết tình hình này, nước Tần không dám tùy tiện xâm lược bất cứ nước nào trong 6 nước. Tình trạng này kéo dài khoảng 15 năm, cho đến khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
Tô Tần là Tổng Tham mưu quân đội 6 nước, cho nên có địa vị rất cao trong 6 nước. Một lần, ông đi công tác, ghé qua quê Lạc Dương, quan chức địa phương cử người quét sạch đường phố, xếp hàng hoan nghênh. Bố mẹ Tô Tần chống gậy chờ đợi ở chỗ tiếp giáp giữa các nẻo đường từ lâu. Sau khi về tới nhà, vợ lánh mặt ở bên cạnh, không dám nhìn thẳng vào ông. Chị dâu Tô Tần kính cẩn lễ phép, chào liên tiếp. Tô Tần cười mà nói: “Chị ơi, sao thái độ của chị thay đổi lớn như vậy? Trước kia, chị coi khinh em, hiện nay lại khiêm tốn như vậy.” Chị dâu Tô Tần vừa run lẩy bẩy, vừa trả lời: “Hiện nay em đã làm quan lớn, phát tài, chị làm sao dám đối xử em như trước kia.” Tô Tần thở dài và nói rằng: “Người bần cùng đến bố mẹ cũng coi nhẹ, sau khi làm giàu thì người thận lại sợ, thảo nào mọi người đều coi trọng quyền thế và lợi ích!”
Hiện này câu thành ngữ này được dùng để chỉ những người chỉ nhìn hình thức hoặc xu nịnh quyền quý, có thái độ trước sau bất nhất trong xử thế.
Rất ý nghĩa bạn iu ! Cảm ơn bạn nhiều nha Pon Ali
Trả lờiXóa