Type Here to Get Search Results !

5 cách giúp bạn bước ra khỏi lối mòn và tiếp tục gia tăng trí thông minh của mình...

Hầu hết mọi người không thực sự nghĩ nhiều về cách họ học. Thông thường bạn sẽ cho rằng việc học đến một cách tự nhiên. Bạn nghe ai đó nói trong một cuộc trò chuyện hoặc trong một buổi giảng bài và bạn chỉ đơn thuần hấp thu những gì họ nói, phải vậy không? Không hẳn như vậy.

Trong thực tế, tôi thấy khi mình nhiều tuổi hơn thì việc học thực sự cũng nhiều hơn. Tôi càng lấp đầy não bộ với những số liệu, con số và những trải nghiệm thì tôi càng có ít chỗ dành cho những ý tưởng và tư duy mới.

Thêm nữa, giờ đây tôi đã có đủ loại quan điểm để bẻ lại những ý kiến chống lại mình. Giống như nhiều người khác tôi coi mình là người học cả đời, nhưng tôi phải làm việc chăm chỉ hơn nữa để tiếp tục giữ cho tâm hồn mình luôn rộng mở.

Nhưng nhu cầu học tập không bao giờ hết, vì vậy mong muốn học tập của bạn phải lớn hơn mong muốn trở thành người luôn đúng. Thế giới đang thay đổi và những ý tưởng mới xuất hiện mỗi ngày, áp dụng chúng trong cuộc sống của bạn sẽ khiến bạn luôn gắn kết và theo kịp thời cuộc. Dưới đây là những phương pháp tôi dùng để luôn cởi mở và tạo ấn tượng, Chúng sẽ hiệu quả với bạn dù bạn ở độ tuổi nào.

Đừng giữ mãi cách học của mình. Dưới đây là 5 cách giúp bạn bước ra khỏi lối mòn và tiếp tục gia tăng trí thông minh của mình

01 | Tắt đi giọng nói bên trong của bạn

Bạn biết tôi đang nói đến cái gì. Đó là giọng nói nhỏ phát đi những lời bình khi bạn đang lắng nghe ai đó. Đó là giọng nói đưa ra quan điểm của chính bạn về thông tin được cung cấp. Thật quá dễ quan tâm hơn tới giọng nói bên trong hơn là người thực đang nói. Giọng nói đó thường khiến bạn không thể lắng nghe một cách cởi mở những thông tin tốt và thường khiến bạn để lỡ mất toàn bộ tiền đề. Hãy bớt chú trọng tới những gì bộ não của bạn nói và chú trọng nhiều hơn tới người nói. Bạn có thể ngạc nhiên vì những gì mình nghe được.

02 | Tranh luận với bản thân

Nếu bạn không thể tắt đi giọng nói bên trong của mình thì ít nhất bạn cũng nên sử dụng nó như một lợi thế. Mỗi khi bạn nghe thấy ý kiến của mình đối nghịch với người nói, hãy dừng lại và có suy nghĩ khác. Nảy ra trong trí óc của bạn tất cả những lý do tại sao người nói có thể đúng và bạn có thể sai. Trong trường hợp tốt nhất bản thân bạn có thể tiếp nhận đầy đủ những thông tin được cung cấp. Nếu không, ít nhất bạn cũng sẽ củng cố thêm lập luận của mình.

03 | Hành động như thể bạn là người ham hiểu biết

Một số người bẩm sinh đã ham hiểu biết, một số người khác thì không. Dù bạn thuộc kiểu người nào, bạn đều có thể hưởng lợi từ việc xử sự như một người ham hiểu biết. Lần tới khi đang nghe thông tin, hãy suy nghĩ và viết ra từ 3-5 câu hỏi phù hợp. Nếu bạn đang trong một buổi giảng bài, hãy tìm câu trả lời trên trang Google. Nếu bạn đang trong một cuộc trò chuyện, bạn có thể hỏi người kia. Cả hai cách đều khiến bạn học được nhiều hơn và hành động suy nghĩ về các câu hỏi sẽ giúp bạn mã hóa các khái niệm trong bộ não của bạn. Bạn luôn có thể thu được nhiều ích lợi từ hành động ham hiểu biết đó.

04 | Tìm ra cốt lõi của sự thật

Không có khái niệm hay học thuyết nào xuất phát từ không khí cả. Có một số phần trong khái niệm phức tạp nghe giống như một ý tưởng hoàn toàn nhảm nhí lại ẩn chứa một số khía cạnh dựa trên thực tế. Ngay cả khi bạn không tiếp nhận ý tưởng, ít nhất bạn cũng nên nhận ra một chút đúng đắn từ người có ý tưởng đó. Hãy đóng vai một thám tử và đưa ra những suy đoán của mình. Bạn sẽ củng cố thêm kỹ năng suy luận của mình và thậm chí còn có thể đưa ra những khái niệm vượt trên ý tưởng ban đầu của người nói.

05 | Chú trọng Thông điệp, đừng chú trọng Người đưa thông điệp

Mọi người thường không học hỏi nữa khi người nói phát tài liệu. Dù đó là một giảng viên buồn tẻ, một người không hấp dẫn về ngoại hình hoặc là một thành viên của đảng chính trị đối lập hay là người truyền đạt thông tin- tất cả đều có thể tác động tới việc học hỏi của bạn.

Ngay cả những người bạn cũng có thể làm hỏng quá trình học hỏi của bạn vì họ có quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ và sự quen thuộc để thấy thừa nhận người nói là chủ của một đề tài. Hãy tách rời tài liệu và người cung cấp.

Hãy giả như bạn không biết người đó hay những quan niệm của người đó để bạn có thể nghe thông tin một cách khách quan. Với một người buồn tẻ, hãy tập trung vào bí quyết thứ 2,3 hoặc 4 như thể đó là một trò chơi, theo cách đó để tạo ra một sự giải trí của riêng bạn.

[youtube src="1NKrwu4xSIM"][/youtube]
[right-side]

Đăng nhận xét

6 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.
  1. Hay lắm !...nhưng mình không xem được toàn phần video Ali ạ !

    Trả lờiXóa
  2. Google+ Mang mình tới đây, ấn tượng đầu tiên là blog của bạn khá là lung linh.
    Kết cái bản piano của bạ :D

    Trả lờiXóa
  3. Cũng sắp đón mùa xuân rồi, mình tu sửa một chút lấy lộc đón Xuân sang.

    Trả lờiXóa
  4. Nếu có thể ai cũng có thể làm như thế thì hay quá ! Cảm ơn bạn về bản nhạc và bài viết!

    Trả lờiXóa
  5. Ai cũng nên biết vì không ai muốn mình "thiếu thông minh". Thông minh = có hiểu biết + trải nghiệm => từ đó tạo nên "ý chí bản thân".
    Ngày xưa mình đi học, mình thấy có rất nhiều định nghĩa cho 1 vấn đề. Mình hỏi thầy, nhiều lý luận như thế thì biết nghe ông nào? - Thầy mình nói: Chính vì ai đó khi học một định nghĩa nào đó rồi cảm thấy cái định nghĩa ấy không phù hợp với mình, rồi về tự tạo cho mình một định nghĩa cho vấn đề đó. Và tháng ngày còn lại họ sống và chứng mình điều mình cho là đúng. Thế là những luận điểm đó được viết thành sách để người người tham khảo và cũng tự tạo cho mình một khái niệm, một định nghĩa mà mình cho là đúng.

    Trả lờiXóa