Type Here to Get Search Results !

Alfred Lothar Wegener và câu chuyện về Thuyết Các Lục Địa Trôi Dạt (Continental Drift)

Alfred Lothar Wegener là cái tên tiếp theo lọt vào Top những "anh tài" mà M21love giới thiệu. Trong quá trình nghiên cứu, Alfred Wegener luôn thể hiện khoa học như một hoạt động tinh mỹ của con người và không phải là cơ chế thu thập tin tức khách quan.

Khi bạn nhìn vào bản đồ thế giới, bạn thấy điều gì ? Nếu bạn nhìn kỹ, bạn sẽ thấy lục địa châu Mỹ và châu Phi tuy xa cách nhau nhưng hai bờ biển lại mang một dáng vẻ như là một mảnh giấy bị tách đôi, có thể gắn lại khít khao ? Vào những năm đầu 1900, một nhà địa chất, tên là Alfred Wegener, sau khi quan sát và suy nghiệm, ông đã cho ra lý thuyết các lục địa trôi dạt, và vào thuở ban đầu, các lục địa là một mảnh đất vĩ đại gắn liền nhau, mang tên là Pangea.

Alfred Lothar Wegener (1 tháng 11, 1880 – 3 tháng 11, 1930) là một nhà nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực người Đức, ông trở nên nổi tiếng với học thuyết trôi dạt lục địa.


Alfred Wegener là người khởi đầu cho thuyết trôi dạt lục địa được trình bày trong tác phẩm "Sự hình thành của lục địa và đại dương". Ông không ngừng nỗ lực khôi phục vật lý địa cầu, địa lý học, khí tượng học và các bộ môn liên quan đến địa chất, các vấn đề được mổ xẻ phân tích và chuyên môn hoá, kết hợp các phương pháp lại để luận chứng cho thuyết trôi dạt lục địa. 

Do trình độ khoa học đương thời còn có nhiều hạn chế nên thuyết trôi dạt lục địa của ông còn thiếu sự kết hợp bổ trợ thích hợp của động lực học vật lý và trái ngược với những lý thuyết chính thống. Nhưng lý thuyết của Alfred Wegener đã vượt qua lý luận của thời đại và khiến chúng ta phải khâm phục. Sau 30 năm, "cấu tạo địa tầng học" đã đến được toàn thế giới, cuối cùng mọi người đã chứng nhận sự đúng đắn trong lý thuyết của Alfred Wegener.

Trôi dạt lục địa là sự chuyển động tương đối với nhau của các lục địa trên Trái Đất. Lý thuyết trôi dạt lục địa được Alfred Wegener đưa ra lần đầu tiên năm 1912 và tồn tại cho đến khi nó được thay thế bởi lý thuyết kiến tạo mảng.

Năm 1912, Alfred Wegener đã nhận thấy rằng hình dáng của các lục địa ở hai bên bờ của Đại Tây Dương có thể được xếp khít vào nhau (ví dụ Châu Phi và Nam Mỹ). Sau đó, Benjamin Franklin cũng có nhận xét tương tự. Sự tương đồng giữa các cấu trúc địa lý và hóa thạch ở các lục địa làm cho các nhà địa chất, vào năm 1900, cho rằng các lục địa đã từng xuất phát từ một "siêu lục địa" với cái tên là Pangaea. 

Ban đầu, giả thuyết đó không được chấp nhận rộng rãi vì người ta không hiểu tại sao các lục địa lại có thể trôi dạt ra xa nhau. Cho đến tận thập niên 1950 nó mới được chấp nhận ở Châu Âu và phải đến thập niên 1960 nó mới được chấp nhận ở Bắc Mỹ. Giả thuyết trôi dạt lục địa trở thành một bộ phận của một lý thuyết lớn hơn là lý thuyết kiến tạo mảng.

Wegener, khi nhìn thấy hai châu Mỹ và Phi, đã tưởng tượng là nếu ông bỏ đi Đại Tây Dương, đem hai châu lại gần nhau, thì giống như tấm tranh nhiều mảnh nhỏ, hai mảnh đại lục này nằm sát bên nhau vừa vặn.

Dựa vào những quan sát cặn kẽ, Wegener nhận thấy rằng cỏ cây, xương hóa thạch ở hai bên lục địa châu Phi và châu Mỹ đều giống nhau. Điều đó chứng tỏ là ngày xưa, hai lục địa này là một, bởi thế mới có hiện tượng có những cây cỏ, xương thú hóa thạch giống nhau. Dĩ nhiên là các con vật này không thể lội biển từ bên này qua bên kia được. Nếu không có lý thuyết Các Lục Địa Trôi Dạt, hiện tượng này khó có thể được giải thích. Ngoài ra, Wegener cũng nhận thấy là ở hai lục địa có những loại đá giống nhau, và những chứng có khí hậu giống nhau ở thời xa xưa cũng được tìm thấy trên nhiều lục địa.  Một trong những bằng cớ hùng hồn nữa là các lối đi của những băng đá (glacier), nếu để riêng rẽ, thật không thể giải thích được, nhưng khi bỏ tất cả những lục địa trở lại hình thể nguyên thủy, các lối chảy của các băng rõ ràng là xuất phát từ một tụ điểm.


Sự Tan Rã Của Đại Lục Pangea : Alfred Lothar Wegener tin rằng mọi đại lục đều bắt nguồn từ một siêu lục địa, mà ông đã gọi là Pangea, có nghĩa là “Toàn Bộ Đất”, Pangea có khoảng 245 triệu năm trước.  Một trong nguyên nhân khiến siêu lục địa này tan rã là vì phần đất dưới đáy biển tiếp tục mở rộng và đưa các lục địa ra xa nhau.

Khi Wegener đưa ra lý thuyết Lục Địa Trôi Dạt, các nhà khoa học gia khác không nhìn nhận giả thuyết của ông. Họ hỏi là, sức mạnh thiên nhiên nào có thể di chuyển cả một lục địa ? Vào thời Wegener còn sống, không ai có thể trả lời câu hỏi đó. Mãi tới nhiều năm sau đó người ta mới có thể giải thích được nhờ những chứng cớ mới tìm thấy.

Các nhà khoa học gia nhận thấy là ở giữa lòng Đại Tây Dương có một dãy núi ngầm dưới biển. Chính ở nơi đây đã xảy ra việc mặt đất dưới biển mở lớn ra vì những mảng đất trôi, chúng chạy tách xa nhau gây nên những kẻ hở vĩ đại và nham thạch trồi lên lấp kín.

Một chứng cớ nữa là cục nam châm của địa cầu trong suốt chiều dài của lịch sử trái đất đã thay đổi, không phải luôn luôn kim nam châm cũng hướng về hướng bắc. Sự thay đổi này xảy ra nhiều lần. Những bằng chứng tìm được trong đá (rock) cho ghi nhận hướng của từ trường trái đất. Chứng cớ này cho thấy là việc mặt đất dưới biển đang phát triển rộng ra là điều có thật.

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.