Rõ ràng, đã là đi vay tiền thì vay ai thì cũng như nhau, đều phải trả. Còn việc trả như thế nào còn tuỳ vào thoả thuận của hai bên. Hiểu việc vay - trả như vậy thì đâu có gì đáng nói.
Vấn đề thực sự bắt đầu khi ta đi vay, đi mượn mà khả năng chi trả là "ảo tưởng". Bởi khi thất bại trong việc chi trả, không giữ đúng cam kết khi vay, có nghĩa là ta mất đi lòng tin của một ai đó, nhất là khi người cho ta vay tiền lại là bạn bè và người thân trong gia đình.
Chính vì thế mà ta nên cân nhắc thật kỹ trước khi vay mượn các đối tượng này. Bởi chỉ cần sai sót nhỏ, thì ít nhiều sẽ làm rạn nứt tình cảm vốn có bấy lâu.
Dù ít hay nhiều thì những điều sau đây bạn cần suy xét trước khi đi vay.
1. Suy nghĩ kỹ
Vay tiền từ gia đình và bạn bè là cách làm đơn giản và thường gặp nhất khi chúng ta gặp phải các vấn đề về tài chính. Tuy nhiên, việc vay mượn quá thường xuyên và chậm trễ trong việc trả nợ có thể khiến mối quan hệ giữa hai người bị ảnh hưởng. Vì vậy, cách tốt nhất để vừa quản lý được tài chính vừa duy trì mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè và người thân là hạn chế vay tiền cho những mục đích không cần thiết. Trong trường hợp bạn cần tiền để giải quyết những vấn đề quan trọng, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả nợ sớm nhất có thể trước khi dùng tiền kiếm được để tiêu xài hay mua sắm những đồ vật xa xỉ.
2. Ý thức được sự chuyển giao quyền lực trong mối quan hệ
"Quyền lực nằm trong tay người cho", câu này đúng trong nhiều trường hợp. Chuyện vay mượn tiền thường diễn ra giữa bạn bè, bố mẹ với con cái, anh chị em với nhau. Khi bạn vay tiền từ ai đó, bạn có thể thấy sự chuyển giao quyền lực trong mối quan hệ của 2 người, cho dù bạn nhiều tuổi hay kinh nghiệm hơn họ. Vì vậy, đừng hạ thấp lòng tự trọng của mình bằng cách trả nợ càng sớm càng tốt.
3. Xem việc vay mượn như các giao dịch trong kinh doanh khác của bạn
Hãy xem việc vay mượn từ gia đình và bạn bè giống như các giao dịch khác trong kinh doanh của bạn. Nghĩa là bạn nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ vay mượn và tài sản thế chấp cho khoản nợ này. Điều này giúp mọi chuyện minh bạch và tăng mức độ tin cậy của bạn đối với người cho vay.
4. Có kế hoạch "dự bị"
Để an toàn, bạn nên chuẩn bị sẵn một kế hoạch "dự bị" cho dù bạn có tin tưởng người cho vay như thế nào. Tương lai là điều rất khó dự đoán và suy nghĩ của con người cũng như vậy. Đừng bao giờ cảm thấy quá ngạc nhiên nếu một ngày người bạn thân thiết nhất lại thay đổi lời hứa. Lúc đầu, họ có thể hứa cho bạn vay toàn bộ số tiền mà bạn yêu cầu, sau đó họ có thể lấy lý do nào đó để từ chối hoặc chỉ cho vay một khoản nhỏ.
5. Đồng ý các điều kiện của khoản vay
Hãy thỏa thuận rõ ràng các điều kiện về món nợ của bạn. Như vậy mọi chuyện sẽ rõ ràng và thuận tiện hơn cho việc trả nợ. Một số điều kiện quan trọng bao gồm số tiền, lãi suất, thời hạn, cách trả nợ.
6. Có sẵn kế hoạch trả nợ
Hãy lên kế hoạch và ghi chép lại cụ thể. Dựa vào các điều kiện vay ở trên bạn hoàn toàn có thể tính toán được kế hoạch trả nợ. Tham khảo thêm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính nếu bạn không đủ tự tin để thực hiện một mình.
7. Xây dựng lòng tin
Qua thời gian, bạn có thể nhận ra những người sẵn sàng cho bạn vay mượn khi bạn gặp khó khăn. Để giữ được lòng tin với những người đó hãy cố gắng trả nợ đúng hẹn và thực hiện nghiêm túc những điều đã thỏa thuận. Xây dựng sự tin cậy với người khác là cách tốt nhất để họ không cảm thấy ngần ngại khi rút tiền trong ví cho bạn vay. "Một lần bất tín, vạn lần bất tin"-đừng quên điều này nhé.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.