Trung Quốc có câu: “Đối ngưu đàn cầm” – nghĩa là đàn gảy tai trâu (對牛彈琴, phát âm là duì niú tán qín) mô tả một nỗ lực lãng phí khi nói với ai điều gì mà họ không thể tiếp thu.
Ở Việt Nam, ngoài câu thành ngữ này thì còn có câu “nước đổ đầu vịt”, “đem hồng ngâm cho chuột vọc; đem hạt ngọc cho ngâu vầy” đều có nghĩa là cố gắng giải thích cho một người rất cứng đầu, hoặc một điều cao quá họ không hiểu được – chọn nhầm khán giả, những người không thể nào hiểu được điều mà bạn muốn nói.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có lần Công Minh Nghi, một bậc thầy về đàn tranh (một loại đàn tam thập lục của Trung Quốc), còn được gọi là cầm (琴), khi đang chơi đàn trên cánh đồng thì nhìn thấy một con bò đang thong dong gặm cỏ gần đó. Ông tự hỏi, liệu con bò có thể cảm nhận được âm nhạc của mình hay không, ông di chuyển gần hơn đến chỗ con bò và bắt đầu chơi bản nhạc tuyệt đỉnh của mình.
Mặc dù ngay cả bản thân Công Minh Nghi cũng thấy xúc động sâu sắc bởi chính âm nhạc của mình, nhưng con bò dường như không hề quan tâm và vẫn tiếp tục gặm cỏ. Công Minh Nghi nghĩ ngợi một lúc rồi chơi lại một lần nữa.
Lần này, ông đã sử dụng đàn để tạo ra âm thanh của ruồi muỗi vò vẽ và tiếng bê con kêu. Con bò dỏng tai chăm chú lắng nghe, lúc lắc cái đuôi của nó, và thậm chí ve vẩy cái tai như thể để xua muỗi đi.
Công Minh Nghi nhận ra rằng bản nhạc dù tinh tế đến mấy thì con bò cũng không thể hiểu được, đơn giản là vì nó không thể nhận thức được; chỉ có thể chơi một cái gì đó gần với hiểu biết của nó thì mới có thể khiến nó chú ý.
Về sau, “Đối ngưu đàn cầm” được sử dụng như một thành ngữ để lý giải về những người không có khả năng tiếp thu, hoặc nói về vấn đề gì mà họ không quan tâm hoặc họ không hiểu biết những vấn đề này.
Câu thành ngữ này cũng được sử dụng để khuyên bảo người ta nên cân nhắc đến những thính giả của mình, khi xác định phương pháp tiếp cận hợp lý trong các việc trình bày hàng ngày.
Ở Việt Nam, ngoài câu thành ngữ này thì còn có câu “nước đổ đầu vịt”, “đem hồng ngâm cho chuột vọc; đem hạt ngọc cho ngâu vầy” đều có nghĩa là cố gắng giải thích cho một người rất cứng đầu, hoặc một điều cao quá họ không hiểu được – chọn nhầm khán giả, những người không thể nào hiểu được điều mà bạn muốn nói.
Chuyện kể rằng, ngày xưa có lần Công Minh Nghi, một bậc thầy về đàn tranh (một loại đàn tam thập lục của Trung Quốc), còn được gọi là cầm (琴), khi đang chơi đàn trên cánh đồng thì nhìn thấy một con bò đang thong dong gặm cỏ gần đó. Ông tự hỏi, liệu con bò có thể cảm nhận được âm nhạc của mình hay không, ông di chuyển gần hơn đến chỗ con bò và bắt đầu chơi bản nhạc tuyệt đỉnh của mình.
Mặc dù ngay cả bản thân Công Minh Nghi cũng thấy xúc động sâu sắc bởi chính âm nhạc của mình, nhưng con bò dường như không hề quan tâm và vẫn tiếp tục gặm cỏ. Công Minh Nghi nghĩ ngợi một lúc rồi chơi lại một lần nữa.
Lần này, ông đã sử dụng đàn để tạo ra âm thanh của ruồi muỗi vò vẽ và tiếng bê con kêu. Con bò dỏng tai chăm chú lắng nghe, lúc lắc cái đuôi của nó, và thậm chí ve vẩy cái tai như thể để xua muỗi đi.
Công Minh Nghi nhận ra rằng bản nhạc dù tinh tế đến mấy thì con bò cũng không thể hiểu được, đơn giản là vì nó không thể nhận thức được; chỉ có thể chơi một cái gì đó gần với hiểu biết của nó thì mới có thể khiến nó chú ý.
Về sau, “Đối ngưu đàn cầm” được sử dụng như một thành ngữ để lý giải về những người không có khả năng tiếp thu, hoặc nói về vấn đề gì mà họ không quan tâm hoặc họ không hiểu biết những vấn đề này.
Câu thành ngữ này cũng được sử dụng để khuyên bảo người ta nên cân nhắc đến những thính giả của mình, khi xác định phương pháp tiếp cận hợp lý trong các việc trình bày hàng ngày.