Type Here to Get Search Results !

Cuộc sống luôn cần những cái thở dài

Nghe thì có vể tôi đang cổ xúy cho phong trào "tiêu cực"... cho các chứng phiền muồn, mỏi mệt hay bực tức nào đó... Ồ không, ý tôi không phải vậy. Gần đây tôi phát hiện ra có nhiều hơn những lần tôi thở dài. Đôi lúc vì suy nghĩ quá nhiều, lo lắng đến quá nhiều việc nên nhiều lúc bị "nhắc đến"... trúng tim đen thì tôi lại thở dài. Tôi nghĩ đó là điều cần thiết cho cuộc sống này, rằng chúng ta sống mà quên đi sức chịu đựng có hạn cả về thể chất lẫn tinh thần.


Theo các nhà nghiên cứu khoa học, họ nói rằng, "Phổi người có diện tích ngang một sân tennis, được xếp lại trong lồng ngực. Có đến 500 triệu túi khí nhỏ gọi là phế nang. Mỗi phế nang là một quả cầu nhỏ đường kính khoảng 0,2 mm", giáo sư thần kinh học Jack Feldman.

Ôi trời, giờ thì tôi mới biết tôi đang mang trong mình cả một cái sân tennis cơ đấy. Tôi tự hỏi điều gì diễn ra khi các phế nang đó xẹp như một quả bong bóng nhỉ, kiểu như quả kinh khí cầu xẹp lép nằm rạp trên mặt đất ấy... Tôi nghĩ, khi các phế nang xẹp lép như vậy thì cũng là lúc chúng ta cũng "nằm luôn". Nói cách khác, những cái thở dài chính là cách phổi chúng ta ngăn không để các phế nang bị xẹp.

Vai trò của các phế nang giúp đảm bảo oxy dễ dàng vào máu qua màng phổi. "Phế nang bị xẹp sẽ giống như một quả bóng bị ướt, và khi ấy bề mặt mất đi khả năng trao đổi khí. Điều đó có nghĩa là nếu bạn không thở dài, phế nang sẽ không được thổi phồng và phổi ngừng hoạt động".

Cách duy nhất để thổi túi phổi nở trở lại là hít thở thật sâu, cũng là việc mà ai nấy đều làm sau mỗi 5 phút. Nếu quan sát một bệnh nhân được lắp ổng thở, bạn sẽ thấy cách vài phút họ lại thở ra một hơi lớn. Có thể nói, thở dài giống như một lượt thở gấp đôi, và không nhất thiết phải liên kết động tác này với trạng thái tâm lý con người.

Những tiếng thở dài do cảm xúc liên quan đến phân tử peptide có nguồn gốc bombesinnão tiết ra khi cơ thể bị căng thẳng. Do đó, khi bị stress, người đó có tần suất thở dài dày đặc hơn bình thường. Thở dài không chỉ biểu hiện mệt mỏi, bực tức mà còn là phản xạ quan trọng mang tính sống còn, giữ cho phổi hoạt động tốt.

Bạn có bao giờ để ý hôm nay mình thở dài bao nhiêu lần không? Chắc nhiều người sẽ trả lời rằng tầm 5 hay 10 lần gì đó. Nhưng thực tế cho thấy, trung bình mỗi con người thở dài 12 lần/giờ hay cứ 5 phút là một lần "thở dài thườn thượt". Song, đừng vội nghĩ đó là điều tiêu cực, do mệt mỏi, bực tức hay chán nản gây ra.

Còn tôi, khi tôi bắt đầu viết bài viết này, tôi đã thở dài một cái, và khi kết thúc bài này, tôi cũng thêm một cái thở dài nữa... :)) Tốt mà... Trong môn khi công, hay dưỡng sinh họ quan niệm rằng, khi cuộc sống bạn càng ít dần đi những cái "hít thở sâu" cũng là lúc cuộc đời bạn đang ngắn lại. Suy ra, muốn sống lâu thì "hít không khí cho sạch, và phải hít thở sâu nhiều lần", càng nhiều càng tốt. Có thể, cái lý luận trời đất hợp nhất trong "Đạo" cũng sinh ra từ triết lý hít thở ấy.