Nhạc trẻ Việt Nam hiện nay có đến hơn 70% ca khúc được xếp vào hàng nhạc thị trường. Hằng năm, con số ca khúc "tiêu thụ" trên thị trường đã lên tới hàng nghìn, nhưng bài hát hay khan hiếm. Ngày nay người ta nhắc nhiều đến cụm từ “nhạc thị trường”, rồi kéo theo là “ca sĩ thị trường”. Vậy có thể hiểu nhạc thị trường là gì?
Tôi cho rằng nhạc thị trường là loại nhạc ít mang tính nghệ thuật, được sinh ra chỉ đơn thuần là để đáp ứng thị hiếu của người nghe nhạc một thời điểm nào đó và sau đó bị quên ngay như chưa từng xuất hiện. Nhạc thị trường không đòi hỏi cao ở người nghe, ai cũng có thể nghe được và thuộc được, ca từ chỉ đảo quanh nội dung yêu đương nhàm chán (giận hờn, nhớ tiếc, tình cũ…).
Dòng nhạc này lại không kén người hát, những ca khúc thuộc hàng thị trường tương đối dễ hát, thậm chí người được gọi là ca sĩ cũng chả cần có kiến thức tương đối đầy đủ về âm nhạc. Người sáng tác những ca khúc thị trường không cần đợi ý tưởng mà chỉ cần sáng tác vội theo thị hiếu.
Vì vậy, nhạc thị trường đôi khi nhảm nhí. Nó có xu hướng lấn át đời sống ca nhạc. Khi đó cũng là lúc những “ngôi sao thị trường” lên ngôi, ai biết chiều theo thị hiếu là người đó "thắng". Sinh hoạt ca nhạc dần biến thành nơi tranh đoạt những cơ may, nơi giành giật thị phần và đôi lúc là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của những ca sĩ trẻ, những ngôi sao (nhiều khi là sao băng) được ủng hộ hết mình bởi lực lượng người hâm mộ (fan) hùng hậu.
Nhạc thị trường đang phát triển mạnh vì dòng nhạc này đáp ứng đại đa phần thị hiếu. Sẽ rất khó để loại bỏ được nhạc thị trường. Vì một lý do thật đơn giản, nhạc thị trường là cũng một bộ phận quan trọng và thiết yếu của một nền âm nhạc, vì giới trẻ - công chúng chính của một nền văn hoá - không muốn lúc nào cũng chỉ thưởng thức những món không dễ nuốt trên bàn ăn giải trí cả.
Một nhạc sĩ (Huy Tuấn) nhận định, ca khúc vừa được thị trường chấp nhận vừa được người trong nghề đánh giá cao là điều lý tưởng. Các nhạc sĩ ngày nay đa số đều là người trẻ, họ cần danh tiếng, cần tiền, nên cũng dễ hiểu khi họ bị thị trường chi phối khiến nhạc thị trường xuôi theo chiều hướng dễ dãi, nhảm nhí, bi lụy.
Theo tôi, dù rằng "thị trường" vốn không hề có nghĩa xấu, nhưng nếu thị trường ấy được bày bán nhiều sản phẩm chất lượng nghệ thuật tốt, có giá trị thực sự thì vẫn hơn là để thật ảo lộn xộn.
...
Tôi cho rằng nhạc thị trường là loại nhạc ít mang tính nghệ thuật, được sinh ra chỉ đơn thuần là để đáp ứng thị hiếu của người nghe nhạc một thời điểm nào đó và sau đó bị quên ngay như chưa từng xuất hiện. Nhạc thị trường không đòi hỏi cao ở người nghe, ai cũng có thể nghe được và thuộc được, ca từ chỉ đảo quanh nội dung yêu đương nhàm chán (giận hờn, nhớ tiếc, tình cũ…).
Dòng nhạc này lại không kén người hát, những ca khúc thuộc hàng thị trường tương đối dễ hát, thậm chí người được gọi là ca sĩ cũng chả cần có kiến thức tương đối đầy đủ về âm nhạc. Người sáng tác những ca khúc thị trường không cần đợi ý tưởng mà chỉ cần sáng tác vội theo thị hiếu.
Vì vậy, nhạc thị trường đôi khi nhảm nhí. Nó có xu hướng lấn át đời sống ca nhạc. Khi đó cũng là lúc những “ngôi sao thị trường” lên ngôi, ai biết chiều theo thị hiếu là người đó "thắng". Sinh hoạt ca nhạc dần biến thành nơi tranh đoạt những cơ may, nơi giành giật thị phần và đôi lúc là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của những ca sĩ trẻ, những ngôi sao (nhiều khi là sao băng) được ủng hộ hết mình bởi lực lượng người hâm mộ (fan) hùng hậu.
Nhạc thị trường đang phát triển mạnh vì dòng nhạc này đáp ứng đại đa phần thị hiếu. Sẽ rất khó để loại bỏ được nhạc thị trường. Vì một lý do thật đơn giản, nhạc thị trường là cũng một bộ phận quan trọng và thiết yếu của một nền âm nhạc, vì giới trẻ - công chúng chính của một nền văn hoá - không muốn lúc nào cũng chỉ thưởng thức những món không dễ nuốt trên bàn ăn giải trí cả.
Một nhạc sĩ (Huy Tuấn) nhận định, ca khúc vừa được thị trường chấp nhận vừa được người trong nghề đánh giá cao là điều lý tưởng. Các nhạc sĩ ngày nay đa số đều là người trẻ, họ cần danh tiếng, cần tiền, nên cũng dễ hiểu khi họ bị thị trường chi phối khiến nhạc thị trường xuôi theo chiều hướng dễ dãi, nhảm nhí, bi lụy.
Theo tôi, dù rằng "thị trường" vốn không hề có nghĩa xấu, nhưng nếu thị trường ấy được bày bán nhiều sản phẩm chất lượng nghệ thuật tốt, có giá trị thực sự thì vẫn hơn là để thật ảo lộn xộn.
Nguồn VnEpress
[full_width]