Sự lớn lên và phát triển của con người là một quá trình vận động đan xen quan hệ lẫn nhau ảnh hưởng đến con người tổng thể. Nó là quá trình tích luỹ các kinh nghiệm có được, những suy nghĩ cảm giác và hành động ra sao với tư cách một con người. Tâm lý học lứa tuổi nghiên cứu tâm lý con người nhưng không phải là con người trưởng thành mà là con người ở các giai đoạn phát triển.
- Giao lưu với bạn bè xung quanh: ảnh hưởng quan trọng thứ hai của môi trường đối với cá nhân là những người xung quanh, là kiểu mẫu cho họ bắt chước hoặc đồng nhất hoá. Nếu được lớn lên với những người có lòng yêu thương, sự tin cậy, sự trung thực trong các mối quan hệ với nhau và với người khác thì chắc chắn người đó sẽ có những thái độ tương tự với người khác.
- Các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (hoạt động): bằng các hoạt động cố gắng thoả mãn nhu cầu cơ bản của mình cũng như của người khác, do đó tạo ra các mối quan hệ tích cực của con người.
- Các yếu tố khác:
+ Các nhu cầu cơ bản thoả mãn như thế nào, nếu được chăm sóc tốt hơn thì nó sẽ có khả năng quan hệ với người khác tốt đẹp hơn.
+ Tình trạng sức khoẻ của con người (thể chất, cảm xúc, xã hội) khi sinh ra phải đối phó với những yếu tố bất lợi như chấn thương, stress, khuyết tật...
Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm tốt sẽ khắc phục được những yếu tố trên.
- Năng lực trí tuệ: sự phát triển tâm trí của một đứa trẻ khi nó có khả năng suy nghĩ. Sự thành thạo các chức năng trí tuệ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ tư duy và có liên quan đến sự phát triển cảm xúc và xã hội.
- Thành thục cấu trúc sinh vật: cấu trúc sinh vật và chức năng xuất hiện theo một trình tự. Mặc dầu mỗi cá nhân có độ biến thiên riêng song các kiểu lớn lên về thể chất, tâm ta lại giống ở những người cùng tuổi, cùng giới, cùng trình độ văn hoá (ví dụ: đứa trẻ cất đầu lên được trước khi biết ngồi, biết ngồi trước khi biết đứng, biết đứng trước khi biết đi...).
Mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ (phi ngôn ngữ) vì trẻ chưa biết nói, chưa dùng đến ngôn ngữ. Mối quan hệ này là mối quan hệ ruột thịt thông qua sự tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể con để thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý của trẻ.
Đến 2, 3 tháng tuổi trẻ biết mỉm cười khi gặp mọi người, biết hóng chuyện, biết phát ra một số âm đơn giản đến 7 - 8 tháng trẻ biết lạ quen, đặc biệt, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.
Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ rất cần sự yêu thương thực sự của người mẹ. Trẻ cần được vuốt ve, ôm ấp, quan tâm chăm sóc để trẻ thấy tình thương thật sự của người mẹ. Nếu nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, nếu môi trường sống tương đối ổn định sẽ làm cho trẻ có cảm giác ổn định, thoải mái yên tâm sống trong thế giới đó. Nếu người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, đồn cả nỗi thất vọng của mình lên đứa con nếu sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu về vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.
Tuy vậy sống trong xã hội các nhu cầu không phải lúc nào cũng được đáp ứng.
Dần dần trẻ phải học cách sống theo quy tắc, quy luật như đói phải biết chờ đợi thức ăn quá nóng nực phải biết chịu đựng. Điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của gia đình.
Những rối nhiễu tâm lý:
- Trong giai đoạn này trẻ rất cần sự yêu thương thực sự của người mẹ, cần được mẹ bồng bế, vua ve, cười nói, che chở,... đó là nhu cầu gắn bó. Nếu các nhu cầu về vật chất, tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng; nếu môi trường sống tương đối ổn định sẽ làm cho trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, an toàn, yên tâm và trẻ sẽ xuất hiện niềm tin: thế giới là tốt đẹp.
- Nếu người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn cả nỗi thất vọng lên đầu con, môi trường sống có nhiều thay đổi hoặc các nhu cầu vật chất không được đáp ứng đầy đủ v.v... đều có thể gây nên những vấn đề về tâm lý cho trẻ. Những trường hợp này thường tạo cho trẻ cảm giác: thế giới đầy sự sợ hãi và làm cho trẻ khó hình thành niềm tin, trẻ luôn lo sợ, xa lánh mọi người, sống co mình lại. Phản ứng của trẻ thể hiện bằng nhiều cách: biếng ăn, bỏ ăn, không chịu ăn, thiếu năng động, buồn bã, hay khóc v.v...
- Trong trường hợp này, nếu bố mẹ và thầy thuốc chỉ quan tâm tới vệ sinh cá nhân và chế độ ăn là chưa đủ mà phải tìm hiểu xem mối quan hệ gia đình có gây căng thẳng cho trẻ không và phải tạo ra mối quan hệ gia đình thật gần gũi. Trẻ cần được ôm ấp, vuốt ve để thấy được tình yêu thương thực sự của người mẹ, của gia đình.
Mới đầu trẻ nói được một từ rồi dần nói được cụm từ và đến gần 3 tuổi trẻ nói được cả câu Vốn từ lên đến vài trăm từ. Trẻ đi đứng leo trèo và bi bô cả ngày. Quan hệ giữa mẹ và trẻ không còn một chiều nữa (không phải chỉ yêu) mà mang tính hai chiều rõ rệt (yêu, ghét).
Những rối nhiễu tâm lý:
- Nếu trong môi trường không tốt như bố mẹ ngăn cản mọi hoạt động tìm kiếm của trẻ, quá bắt ép trẻ (như luôn bắt trẻ phải sạch sẽ, đi vệ sinh đúng lúc đúng chỗ) thì sẽ làm cho trẻ luôn phải quan tâm đến bản thân mình và nhân cách bị thu hẹp.
- Giai đoạn này trẻ trải qua cảm giác về lòng tự tin, cảm giác tự chủ, trẻ học được cách phối hợp các động tác riêng của mình (như làm thế nào để mân mê các đồ vật xung quanh...). Suốt thời gian này trẻ học được điều nó là một người riêng biệt có quyền riêng của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này trẻ cũng có cảm giác nặng nề hay hẫng hụt do vậy cần phải kích lệ trẻ bằng cách tôn trọng những tình cảm và ước mong của trẻ.
Trong quan hệ tình cảm với người khác trẻ cũng đã tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối về phía mình. Cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được về giới tính, biết mình là con trai hay con gái hay đặt câu hỏi "tại sao?".
Những rối nhiễu tâm lý:
- Nếu môi trường giáo dục tốt như cho phép trẻ hoạt động, được chơi. Hướng dãn, cho phép trẻ làm những gì trẻ có thể làm được. Trong điều kiện đó phát huy tính "tò mò", tính "sáng kiến".
Nếu môi trường giáo dục không tốt, như luôn kiềm chế mọi hoạt động của trẻ (không cho trẻ chơi, không cho làm) trẻ sẽ có cảm nhận mình làm việc không tốt, mình có lỗi. Những đứa trẻ này lớn lên thường có mặc cảm thiếu tự tin (mình là người xấu, mình có lỗi).
Trẻ đi học nghĩa là có sự thay đồi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây không còn bó hẹp trong môi trường gia đình với những mối quan hệ ruột thịt; mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thấy cô bạn bè. Như vậy em bé từ quan hệ ruột thít dần dần chuyển sang quan hệ xã hội. Bố mẹ không phải là con người toàn năng nữa mà trước mặt các em là hình mẫu của thầy cô.
Những rối nhiễu tâm lý:
- Ở độ tuổi này thành công hay thất bại trong việc học tập là điều chủ yếu. Trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý có thể là do các nguyên nhân di truyền, thể chất hoặc là do các mắc kẹt về tình cảm (trong gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ bắt con học quá sức)
Những rối loạn tâm lý thường gặp:
+ Về vận động và ngôn ngữ: vụng về, nói lắp.
+ Về trí tuệ: không học được, lưu ban.
+ Tình Cảm Và quan hệ đối xử với người khác: lo âu, tự ti...
Ở thời kỳ này trẻ lớn lên rất nhanh về chiều cao: trung bình mỗi năm cao từ 3 - 6 cm. Hệ xương phát triển mạnh xương chân và tay chóng dài nhưng cơ lại chậm phát triển nên thiếu niên thường có thân hình dài và ít nhiều không cân đối.
Nhu cầu tự khẳng định, ý thức về bản thân được coi là một bước chuyển biến căn bản. Nguồn gốc căn bản giúp thiếu niên nhận thức được mình, đánh giá được bản thân là do những ý kiến đánh giá của những người xung quanh. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình của nhóm bạn và của xã hội.
Thiếu niên rất nhạy cảm với những đánh giá của những người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác qua chú ý sẽ làm các em tự cao, đánh giá quá cao về mình. Trái lại dù là thất bại nhỏ nếu bị dè bửu cũng có thể gây cho các em tính dụi dè. Giai đoạn này phá vỡ sự ổn định của nhân cách được hình thành từ trước, tạo nên sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn trưởng thành. Để hình thành nhân cách người trưởng thành trẻ phải tự xem xét mình, đánh giá khả năng của mình.
Quan hệ của các em giai đoạn này có những thay đổi cơ bản, từng bước tách mối quan hệ với bố mẹ chuyển sang quan hệ bạn bè. Trong gia đình bố mẹ bắt đầu dành cho các em nhiều quyền độc lập hơn và có những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ của bố mẹ. Trong gia đình trẻ muốn được bố me tôn trọng hơn là chiều chuộng. Quan hệ bạn bè sâu sắc hơn, bền vững hơn. Thường trẻ em chưa nhận thức được mặt tốt - xấu trong xã hội. Đây là một lứa tuổi ưa thực nghiệm, tìm kiếm và lứa tuổi chống đối? Lứa tuổi cần sự dìu dắt của người lớn nhưng lại lo lắng khi tiếp nhận sự dìu dắt đó và chỉ một mình chuốc lấy điều lo lắng trong mình. Trẻ từng bước tự chủ độc lập làm việc. Do vậy trẻ cần có chỗ dựa tình cảm cần có người gần gũi để tâm sự và hỏi ý kiến v.v... Bình thường sau một thời gian tự đánh giá bản thân, trẻ xác định cho mình nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách được hình thành khá ổn định, trẻ bắt đầu lựa chọn ngành nghề.
- Đến tuổi này, với những biến đổi về mặt sinh lý, thiếu niên rất nhạy cảm với nhiều lời đánh giá của người xung quanh, bước vào giai đoạn này, nhân cách đã hình thành bị phá vỡ để hình thành một nhân cách mới (trên cơ sở nhân cách cũ), nhân cách người trưởng thành, tình dục khơi dậy; nếu môi trường sống không thuận lợi, môi trường giáo dục không tốt, hoặc các giai đoạn phát triển trước đây có vấn đề thì có thể có các rối nhiễu tâm lý.
- Những vấn đề rối nhiễu tâm lý thường gặp là:
+ Sa sút trong học tập, giảm năng suất công việc, nguyên nhân là do mâu thuẫn với bố mẹ, mong đợi của bố mẹ quá cao trẻ không đáp ứng được.
+ Xuất hiện hành vi chống đối: ăn mặc khác thường, bỏ nhà đi lang thang, bỏ học đi theo băng nhóm trộm cắp, dùng chất kích thích, tò mò tìm hiểu hành vi tình dục. Nguyên nhân do bố mẹ giáo dục con bằng đòn roi, thiếu tình cảm quan tâm gần gũi với trẻ gặp thất bại trong học tập v.v... để tự khẳng định mình trẻ phải tìm chỗ dựa tình cảm hoặc có những hành vi khuyếch trương.
+ Trạng thái trầm cảm: nguyên nhân do trẻ thất bại trong học tập, trong quan hệ với bạn bè trong môi trường tình cảm gia đình không thuận lợi...
- các hoạt động tâm lý đã bắt đầu ổn định, tạo điều kiện cho thanh niên bước vào cuộc sống tự lập.
- Ý trí đạt đến mức cao, ham hiểu biết.
- Vì là một người trưởng thành nên được mong đợi là phải độc lập cống hiếp và khả năng cộng tác.
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là: học tập, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và tìm hiểu bạn đời xây dựng gia đình.
Độ tuổi này yếu tố tâm lý ổn định hơn, vấn đề gặp phải thường do ảnh hưởng của sự phát triển không bình thường ở giai đoạn trước, do nhân cách không ổn định, khó thiết lập các mối quan hệ xã hội.
+ Nhiệm vụ chính: xây dựng gia đình, kiếm việc làm và lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất.
+ Vấn đề của giai đoạn này là thực hiện tư cách làm cha mẹ. Họ phải đương đầu với sự thay đổi trong diện mạo và năng lực của chính bản thân mình.
+ Vấn đề tâm lý có thể gặp: rắc rối trong hôn nhân (ly thân, ly hôn...); yếu tố sức khoẻ bệnh tật... ; những ảnh hưởng xấu : nghiện ngập, rượu chè, tự tử...
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái (không có hình mẫu để bắt chước không có sự quan tâm đầy đủ đến trẻ, thiếu thốn về kinh tế...)
- Tuổi trưởng thành muộn (45 - 55 tuổi): ở giai đoạn này có nhiều thay đổi dễ gây ra trạng thái stress: con cái trưởng thành nên cá nhân thường cảm thấy trống rỗng, đã bắt đầu nghĩ về hưu. Ở nữ tuổi mãn kinh giảm sắc đẹp.
- Trong những trường hợp bình thường: cá nhân chấp nhận quy luật của cuộc sống, sống vì thế hệ trẻ.
- Hứng thú thu hẹp, quan hệ xã hội thu hẹp.
- Thích hướng về quá khứ, đánh giá cao quá khứ.
- Bắt đầu kết thúc con đường danh vọng.
Ở những trường hợp bình thường bắt đầu cuộc sống tuổi già: vui thú cuộc sống tuổi già, giúp đỡ con cháu, chấp nhận quy luật tuổi già.
Ở những người có những ước mơ mục đích mà trong giai đoạn trước không thực hiện được có thể có những biểu hiện như: trạng thái trầm cảm, cảm giác cô đơn, không tin ở mình, dễ bị kích động...[full_width]
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lớn lên và phát triển
1.1. Các yếu tố môi trường
- Những cơ hội học hỏi (giáo dục): con người cần được học, chẳng những họ đã biết phải ứng xử như thế nào, mà cả điều họ phải tiếp tục học tập ra sao nữa. Hết thảy mọi năng lực của đứa trẻ đều liên quan đến năng lực bao trùm, tức là năng lực học tập của trẻ.- Giao lưu với bạn bè xung quanh: ảnh hưởng quan trọng thứ hai của môi trường đối với cá nhân là những người xung quanh, là kiểu mẫu cho họ bắt chước hoặc đồng nhất hoá. Nếu được lớn lên với những người có lòng yêu thương, sự tin cậy, sự trung thực trong các mối quan hệ với nhau và với người khác thì chắc chắn người đó sẽ có những thái độ tương tự với người khác.
- Các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau (hoạt động): bằng các hoạt động cố gắng thoả mãn nhu cầu cơ bản của mình cũng như của người khác, do đó tạo ra các mối quan hệ tích cực của con người.
- Các yếu tố khác:
+ Các nhu cầu cơ bản thoả mãn như thế nào, nếu được chăm sóc tốt hơn thì nó sẽ có khả năng quan hệ với người khác tốt đẹp hơn.
+ Tình trạng sức khoẻ của con người (thể chất, cảm xúc, xã hội) khi sinh ra phải đối phó với những yếu tố bất lợi như chấn thương, stress, khuyết tật...
Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng của công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu làm tốt sẽ khắc phục được những yếu tố trên.
1 2. Các yêu di truyền
- Các gen di truyền: đến di truyền tạo ra những nét đặc trưng về thể chất như: vóc dáng, nước da, nét mặt, màu tóc, giới tính... Trẻ được thừa hưởng từ cha mẹ các năng lực trí tuệ, thể chất và các năng lực khác. Các nghiên cứu cho thấy trí tuệ của trẻ thừa hưởng từ gen chiếm khoảng 30%, phần còn lại do sự thích nghi và phát triển trong môi trường xã hội, môi trường giáo dục của trẻ.- Năng lực trí tuệ: sự phát triển tâm trí của một đứa trẻ khi nó có khả năng suy nghĩ. Sự thành thạo các chức năng trí tuệ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức, cảm giác, tri giác, chú ý, trí nhớ tư duy và có liên quan đến sự phát triển cảm xúc và xã hội.
- Thành thục cấu trúc sinh vật: cấu trúc sinh vật và chức năng xuất hiện theo một trình tự. Mặc dầu mỗi cá nhân có độ biến thiên riêng song các kiểu lớn lên về thể chất, tâm ta lại giống ở những người cùng tuổi, cùng giới, cùng trình độ văn hoá (ví dụ: đứa trẻ cất đầu lên được trước khi biết ngồi, biết ngồi trước khi biết đứng, biết đứng trước khi biết đi...).
2. Các giai đoạn trong cuộc đời
2.1. Giai đoạn từ 0 đến 1 tuổi
Ngay từ khi sinh ra có sự thay đổi môi trường sống từ môi trường ổn định chuyển sang môi trường có nhiều biến đổi, như nhiệt độ, ánh sáng, tiếng ồn... Trong suốt năm đầu của trẻ, trẻ hầu như thụ động và hoạt động theo bản năng. Mọi nhu cầu của trẻ cần được người lớn thoả mãn, vì vậy trong năm đầu mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt tác động tới mọi mặt phát triển của đứa trẻ.Mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ tiền ngôn ngữ (phi ngôn ngữ) vì trẻ chưa biết nói, chưa dùng đến ngôn ngữ. Mối quan hệ này là mối quan hệ ruột thịt thông qua sự tiếp xúc giữa cơ thể mẹ và cơ thể con để thoả mãn các nhu cầu tâm sinh lý của trẻ.
Đến 2, 3 tháng tuổi trẻ biết mỉm cười khi gặp mọi người, biết hóng chuyện, biết phát ra một số âm đơn giản đến 7 - 8 tháng trẻ biết lạ quen, đặc biệt, 12 tháng tuổi biết nói một số từ đơn giản.
Yếu tố tâm lý: trong giai đoạn này trẻ rất cần sự yêu thương thực sự của người mẹ. Trẻ cần được vuốt ve, ôm ấp, quan tâm chăm sóc để trẻ thấy tình thương thật sự của người mẹ. Nếu nhu cầu về vật chất, nhu cầu về tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng, nếu môi trường sống tương đối ổn định sẽ làm cho trẻ có cảm giác ổn định, thoải mái yên tâm sống trong thế giới đó. Nếu người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, đồn cả nỗi thất vọng của mình lên đứa con nếu sống trong môi trường thay đổi liên tục hoặc những nhu cầu về vật chất không được đáp ứng có thể gây nên những vấn đề tâm lý cho đứa trẻ.
Tuy vậy sống trong xã hội các nhu cầu không phải lúc nào cũng được đáp ứng.
Dần dần trẻ phải học cách sống theo quy tắc, quy luật như đói phải biết chờ đợi thức ăn quá nóng nực phải biết chịu đựng. Điều quan trọng là trẻ cảm nhận được tình cảm của người mẹ, của gia đình.
Những rối nhiễu tâm lý:
- Trong giai đoạn này trẻ rất cần sự yêu thương thực sự của người mẹ, cần được mẹ bồng bế, vua ve, cười nói, che chở,... đó là nhu cầu gắn bó. Nếu các nhu cầu về vật chất, tình cảm của người mẹ, nhu cầu gắn bó được đáp ứng; nếu môi trường sống tương đối ổn định sẽ làm cho trẻ có cảm giác dễ chịu, thoải mái, an toàn, yên tâm và trẻ sẽ xuất hiện niềm tin: thế giới là tốt đẹp.
- Nếu người mẹ có những bất ổn về tâm lý như: sinh con ngoài ý muốn, dồn cả nỗi thất vọng lên đầu con, môi trường sống có nhiều thay đổi hoặc các nhu cầu vật chất không được đáp ứng đầy đủ v.v... đều có thể gây nên những vấn đề về tâm lý cho trẻ. Những trường hợp này thường tạo cho trẻ cảm giác: thế giới đầy sự sợ hãi và làm cho trẻ khó hình thành niềm tin, trẻ luôn lo sợ, xa lánh mọi người, sống co mình lại. Phản ứng của trẻ thể hiện bằng nhiều cách: biếng ăn, bỏ ăn, không chịu ăn, thiếu năng động, buồn bã, hay khóc v.v...
- Trong trường hợp này, nếu bố mẹ và thầy thuốc chỉ quan tâm tới vệ sinh cá nhân và chế độ ăn là chưa đủ mà phải tìm hiểu xem mối quan hệ gia đình có gây căng thẳng cho trẻ không và phải tạo ra mối quan hệ gia đình thật gần gũi. Trẻ cần được ôm ấp, vuốt ve để thấy được tình yêu thương thực sự của người mẹ, của gia đình.
2.2. Giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi
Bước sang tuổi này trẻ đã biết đi. do đó làm tăng tính tích cực thăm dò thế giới xung quanh. Nếu trước đây người lớn mang đồ vật đến cho trẻ chơi thì bây giờ trẻ tự đi tới tiếp xúc với đồ vật bằng cảm giác và vận động. Lần đầu vận động của trẻ còn nhiều động tác thừa vì hệ thần kinh của trẻ chưa hoàn thiện. Do sự phát triển ngôn ngữ trẻ chủ động tiếp xúc với người lớn biết nói và làm, có khả năng tư duy về thế giới vật chất và thế giới biểu tượng. Trẻ hiểu được lời nói trước khi biết nói. Ví dụ mẹ bảo mẹ yêu bé trẻ cảm nhận được thông qua giọng nói, nét mặt, thái độ, cử chỉ cua mẹ.Mới đầu trẻ nói được một từ rồi dần nói được cụm từ và đến gần 3 tuổi trẻ nói được cả câu Vốn từ lên đến vài trăm từ. Trẻ đi đứng leo trèo và bi bô cả ngày. Quan hệ giữa mẹ và trẻ không còn một chiều nữa (không phải chỉ yêu) mà mang tính hai chiều rõ rệt (yêu, ghét).
Những rối nhiễu tâm lý:
- Nếu trong môi trường không tốt như bố mẹ ngăn cản mọi hoạt động tìm kiếm của trẻ, quá bắt ép trẻ (như luôn bắt trẻ phải sạch sẽ, đi vệ sinh đúng lúc đúng chỗ) thì sẽ làm cho trẻ luôn phải quan tâm đến bản thân mình và nhân cách bị thu hẹp.
- Giai đoạn này trẻ trải qua cảm giác về lòng tự tin, cảm giác tự chủ, trẻ học được cách phối hợp các động tác riêng của mình (như làm thế nào để mân mê các đồ vật xung quanh...). Suốt thời gian này trẻ học được điều nó là một người riêng biệt có quyền riêng của mình. Tuy nhiên ở thời kỳ này trẻ cũng có cảm giác nặng nề hay hẫng hụt do vậy cần phải kích lệ trẻ bằng cách tôn trọng những tình cảm và ước mong của trẻ.
2.3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi
Khả năng vận động tăng lên, do vậy hoạt động tiếp xúc với đồ vật càng mở rộng; ngôn ngữ tăng, vốn tiếng tăng lên biết nói thành câu biết nghe và kể chuyện. Trẻ tăng khả năng thâm nhập vào thế giới xung quanh. Trẻ rất :say sưa trong các trò chơi, học ăn, học nói hay đặt câu hỏi tại sao và bắt đầu phát huy sáng kiến.Trong quan hệ tình cảm với người khác trẻ cũng đã tiến tới nhận ra vị trí của mình giữa mọi người, thoát khỏi những đòi hỏi tuyệt đối về phía mình. Cái tôi của trẻ được hình thành, bắt đầu nhận thức được về giới tính, biết mình là con trai hay con gái hay đặt câu hỏi "tại sao?".
Những rối nhiễu tâm lý:
- Nếu môi trường giáo dục tốt như cho phép trẻ hoạt động, được chơi. Hướng dãn, cho phép trẻ làm những gì trẻ có thể làm được. Trong điều kiện đó phát huy tính "tò mò", tính "sáng kiến".
Nếu môi trường giáo dục không tốt, như luôn kiềm chế mọi hoạt động của trẻ (không cho trẻ chơi, không cho làm) trẻ sẽ có cảm nhận mình làm việc không tốt, mình có lỗi. Những đứa trẻ này lớn lên thường có mặc cảm thiếu tự tin (mình là người xấu, mình có lỗi).
2.4. Giai đoạn từ 6 trên 11 tuổi
Bước vào giai đoạn này các hoạt động trí nhớ, tư duy, chú ý đã phát triển để trẻ bước vào trường học, đây là bước ngoặt quan trọng. Trẻ không được chiều chuộng như trước đây, hoạt động chủ yếu của giai đoạn này là học tập. Ngôn ngữ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nội dung học tập đã mở rộng nên ngôn ngữ của trẻ vượt ra ngoài phạm vi những từ sinh hoạt cụ thể mà đã bao gồm nhiều khái niệm khoa học trừu tượng. Đến cuối độ tuổi này (l0 - 11 tuổi) có thể nói nhân cách của trẻ đã được hình thành với những nếp sống thói quen, những hành vi có ý thức, tự khép mình vào những quy tắc xã hội hoặc theo những giá trị bản thân đã chấp nhận.Trẻ đi học nghĩa là có sự thay đồi môi trường sống, không phải môi trường quen thuộc như trước đây không còn bó hẹp trong môi trường gia đình với những mối quan hệ ruột thịt; mà vươn ra quan hệ ngoài xã hội như là quan hệ thấy cô bạn bè. Như vậy em bé từ quan hệ ruột thít dần dần chuyển sang quan hệ xã hội. Bố mẹ không phải là con người toàn năng nữa mà trước mặt các em là hình mẫu của thầy cô.
Những rối nhiễu tâm lý:
- Ở độ tuổi này thành công hay thất bại trong việc học tập là điều chủ yếu. Trẻ có biểu hiện bất thường về tâm lý có thể là do các nguyên nhân di truyền, thể chất hoặc là do các mắc kẹt về tình cảm (trong gia đình có mâu thuẫn, bố mẹ bắt con học quá sức)
Những rối loạn tâm lý thường gặp:
+ Về vận động và ngôn ngữ: vụng về, nói lắp.
+ Về trí tuệ: không học được, lưu ban.
+ Tình Cảm Và quan hệ đối xử với người khác: lo âu, tự ti...
2.5. Giai đoạn từ 11 đến 16 tuổi
Bước sang giai đoạn này trẻ có sự thay đổi trong hoạt động của hệ nội tiết. Cơ thể lớn lên rất nhanh. Sự phát triển thể chất của trẻ có những biến đổi căn bản, trong đó hiện tượng đáng để ý nhất là sự phát dục. Vì vậy độ tuổi này còn gọi là độ tuổi dậy thì, một chức năng sinh lý hoàn toàn mới bắt đầu xuất hiện. Các đặc điểm sinh dục phát triển, tuyến sinh dục bắt đầu hoạt động. Tuổi dậy thì ở con trai bắt đầu và kết thúc chậm hơn con gái từ 1 - 2 năm.Ở thời kỳ này trẻ lớn lên rất nhanh về chiều cao: trung bình mỗi năm cao từ 3 - 6 cm. Hệ xương phát triển mạnh xương chân và tay chóng dài nhưng cơ lại chậm phát triển nên thiếu niên thường có thân hình dài và ít nhiều không cân đối.
Nhu cầu tự khẳng định, ý thức về bản thân được coi là một bước chuyển biến căn bản. Nguồn gốc căn bản giúp thiếu niên nhận thức được mình, đánh giá được bản thân là do những ý kiến đánh giá của những người xung quanh. Dựa vào những tiêu chuẩn đánh giá của mọi người thiếu niên xem xét hành vi và hoạt động của mình có phù hợp với yêu cầu của gia đình của nhóm bạn và của xã hội.
Thiếu niên rất nhạy cảm với những đánh giá của những người xung quanh. Do đó đôi khi chỉ là những thành công nhỏ được người khác qua chú ý sẽ làm các em tự cao, đánh giá quá cao về mình. Trái lại dù là thất bại nhỏ nếu bị dè bửu cũng có thể gây cho các em tính dụi dè. Giai đoạn này phá vỡ sự ổn định của nhân cách được hình thành từ trước, tạo nên sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách. Đây là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn trưởng thành. Để hình thành nhân cách người trưởng thành trẻ phải tự xem xét mình, đánh giá khả năng của mình.
Quan hệ của các em giai đoạn này có những thay đổi cơ bản, từng bước tách mối quan hệ với bố mẹ chuyển sang quan hệ bạn bè. Trong gia đình bố mẹ bắt đầu dành cho các em nhiều quyền độc lập hơn và có những yêu cầu cao hơn. Thiếu niên thường không muốn sự chăm sóc quá tỉ mỉ của bố mẹ. Trong gia đình trẻ muốn được bố me tôn trọng hơn là chiều chuộng. Quan hệ bạn bè sâu sắc hơn, bền vững hơn. Thường trẻ em chưa nhận thức được mặt tốt - xấu trong xã hội. Đây là một lứa tuổi ưa thực nghiệm, tìm kiếm và lứa tuổi chống đối? Lứa tuổi cần sự dìu dắt của người lớn nhưng lại lo lắng khi tiếp nhận sự dìu dắt đó và chỉ một mình chuốc lấy điều lo lắng trong mình. Trẻ từng bước tự chủ độc lập làm việc. Do vậy trẻ cần có chỗ dựa tình cảm cần có người gần gũi để tâm sự và hỏi ý kiến v.v... Bình thường sau một thời gian tự đánh giá bản thân, trẻ xác định cho mình nhân cách mới, nhân cách trưởng thành. Cuối giai đoạn này nhân cách được hình thành khá ổn định, trẻ bắt đầu lựa chọn ngành nghề.
Những rối nhiễu tâm lý:
- Những vấn đề rối nhiễu tâm lý thường gặp là:
+ Sa sút trong học tập, giảm năng suất công việc, nguyên nhân là do mâu thuẫn với bố mẹ, mong đợi của bố mẹ quá cao trẻ không đáp ứng được.
+ Xuất hiện hành vi chống đối: ăn mặc khác thường, bỏ nhà đi lang thang, bỏ học đi theo băng nhóm trộm cắp, dùng chất kích thích, tò mò tìm hiểu hành vi tình dục. Nguyên nhân do bố mẹ giáo dục con bằng đòn roi, thiếu tình cảm quan tâm gần gũi với trẻ gặp thất bại trong học tập v.v... để tự khẳng định mình trẻ phải tìm chỗ dựa tình cảm hoặc có những hành vi khuyếch trương.
+ Trạng thái trầm cảm: nguyên nhân do trẻ thất bại trong học tập, trong quan hệ với bạn bè trong môi trường tình cảm gia đình không thuận lợi...
2.6. Giai đoạn từ 17 đến 28 tuổi
- Nhân cách khá ổn định và tiếp tục hoàn thiện.- các hoạt động tâm lý đã bắt đầu ổn định, tạo điều kiện cho thanh niên bước vào cuộc sống tự lập.
- Ý trí đạt đến mức cao, ham hiểu biết.
- Vì là một người trưởng thành nên được mong đợi là phải độc lập cống hiếp và khả năng cộng tác.
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là: học tập, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và tìm hiểu bạn đời xây dựng gia đình.
Độ tuổi này yếu tố tâm lý ổn định hơn, vấn đề gặp phải thường do ảnh hưởng của sự phát triển không bình thường ở giai đoạn trước, do nhân cách không ổn định, khó thiết lập các mối quan hệ xã hội.
2.7. Giai đoạn từ 28 đến 60 tuổi
- Trưởng thành sớm (28 - 45 tuổi)+ Nhiệm vụ chính: xây dựng gia đình, kiếm việc làm và lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất.
+ Vấn đề của giai đoạn này là thực hiện tư cách làm cha mẹ. Họ phải đương đầu với sự thay đổi trong diện mạo và năng lực của chính bản thân mình.
+ Vấn đề tâm lý có thể gặp: rắc rối trong hôn nhân (ly thân, ly hôn...); yếu tố sức khoẻ bệnh tật... ; những ảnh hưởng xấu : nghiện ngập, rượu chè, tự tử...
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của con cái (không có hình mẫu để bắt chước không có sự quan tâm đầy đủ đến trẻ, thiếu thốn về kinh tế...)
- Tuổi trưởng thành muộn (45 - 55 tuổi): ở giai đoạn này có nhiều thay đổi dễ gây ra trạng thái stress: con cái trưởng thành nên cá nhân thường cảm thấy trống rỗng, đã bắt đầu nghĩ về hưu. Ở nữ tuổi mãn kinh giảm sắc đẹp.
- Trong những trường hợp bình thường: cá nhân chấp nhận quy luật của cuộc sống, sống vì thế hệ trẻ.
2.8. Giai đoạn trên 60 tuổi
- Hoạt động các giác quan thay đổi, vận động giảm, thể lực kém, chân chậm mắt mờ.- Hứng thú thu hẹp, quan hệ xã hội thu hẹp.
- Thích hướng về quá khứ, đánh giá cao quá khứ.
- Bắt đầu kết thúc con đường danh vọng.
Ở những trường hợp bình thường bắt đầu cuộc sống tuổi già: vui thú cuộc sống tuổi già, giúp đỡ con cháu, chấp nhận quy luật tuổi già.
Ở những người có những ước mơ mục đích mà trong giai đoạn trước không thực hiện được có thể có những biểu hiện như: trạng thái trầm cảm, cảm giác cô đơn, không tin ở mình, dễ bị kích động...[full_width]
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.