Tôi nghe mọi người sử dụng thuật ngữ "FOMO" như thể nó, cũng giống như "người tham công tiếc việc", là một loại phá hoại nghiêm trọng. Chính Fomo mới là thủ phạm chính thực sự làm bạn bỏ lỡ những cơ hội quan trọng nhất cuộc đời bạn.
FOMO là gì?
I - Nhận diện
Trong thời đại của mạng xã hội cùng các phương tiện kết nối lên ngôi, chúng ta dễ dàng so sánh cuộc sống của mình với người khác để rồi nhận ra rằng có nhiều người sao vui vẻ và hạnh phúc đến thế. Đó cũng là lúc mà FOMO xuất hiện, chúng ta làm mọi thứ, tốn tiền bạc, thời gian để được giống như người khác.Hiệu ứng này thực chất được sinh ra do trí tưởng tượng của con người, nó khiến chúng ta đưa ra những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.
Ai cũng mắc phải FOMO, theo cách này hay cách khác. Chỉ có điều là chúng ta hướng tới những mong muốn khác nhau, với một số người là các sản phẩm đắt tiền, hàng hiệu hay những bữa ăn sang chảnh... Còn với tác giả dưới đây, anh gặp phải FOMO liên quan tới du lịch, và dưới đây là câu chuyện của anh.
"FOMO cũng giống như một cơn nghiện, chỉ có điều chúng ta không hấp thụ nó, nó giống như một cơn nghiện mua sắm trong khi chúng ta không thể, không nên làm nó", Mark Manson.
Trong nhiều năm liền, Mark Manson nghĩ rằng mình thích đi du lịch. Chỉ cần nhìn những tấm ảnh về danh lam thắng cảnh trên thế giới, anh sẵn sàng làm mọi thứ để tới được đó, thậm chí bán dần tài sản của mình. FOMO của Mark khá nặng khi mà anh muốn thực hiện điều đó ngay lập tức, bằng mọi cách.
Đa phần trong những lần muốn đi, Mark Manson đều cố gắng thực hiện mong muốn của mình. Vị chi nó đã tiêu tốn của anh hàng chục nghìn USD để đi khắp nơi trên thế giới và rồi có rất nhiều tấm ảnh để câu like trên mạng xã hội.
Và dưới cương vị của một người đi rất nhiều, Mark cho rằng đa phần những danh lam thắng cảnh kia chẳng đẹp như trong ảnh, nhiều nơi thậm chí còn đáng thất vọng. Quan trọng hơn hết, anh không hề vui khi làm được những điều này.
FOMO là khát vọng trải nghiệm một thứ gì đó, nó được sinh ra không phải do những gì bạn muốn có mà bởi nỗi sợ bạn sẽ mất những thứ mình chưa hề có.
Vòng xoay chẳng có hồi kết
Mark cho rằng FOMO là một hiệu ứng tra tấn tâm lý do chính chúng ta tạo nên. Nó kích thích trí tưởng tượng xấu và tiêm nhiễm suy nghĩ người khác luôn vui hơn mình mọi lúc, mọi nơi. Nó khiến chúng ta tin rằng thứ tuyệt vời hơn vẫn đang ở phía trước và bạn phải làm mọi thứ để có được nó thay vì ngồi im chờ đợi.Niềm tin này khiến chúng ta kết bạn với nhiều người, mong rằng người tiếp theo sẽ là tri kỉ. Ta chơi với 9 người cùng lúc nhưng chẳng thân với ai trong số họ, ta luôn tin rằng sẽ có một thứ tuyệt vời xuất hiện nhưng đôi khi vì quá mơ mộng mà đã bỏ lỡ mất cơ hội nghìn năm. Ta tới những hàng quán mới và rồi có niềm tin rằng hàng tiếp theo sẽ là thứ tuyệt nhất trần đời, để rồi bữa ăn chẳng còn hấp dẫn nữa vì chúng ta luôn tìm kiếm thứ tuyệt vời hơn.
FOMO dần trở thành một vấn đề lớn với những người thuộc thế hệ mới. Lý do vì họ có quá nhiều lựa chọn, quá nhiều cơ hội để trải nghiệm những thứ mới. Chúng ta thường gặp trường hợp có những trải nghiệm tuyệt vời nhưng cũng chẳng mấy vui hơn, tất cả đều được sinh ra từ FOMO.
Giả sử bạn có 2 chiếc bánh kẹp trưng ra trước mặt, chọn 1 chiếc để ăn sáng. Chắc chắn bạn sẽ chọn chiếc trông hấp dẫn và có vẻ ngon hơn.
Thế nhưng, nếu như bày ra trước mặt bạn là 50 địa điểm khác nhau với rất nhiều bữa ăn sáng khác nhau, ngon miệng, chắc chắn bạn sẽ tự tra tấn chính mình để chọn ra một điểm đến trong tương lai. Và rồi khi đến một điểm, bạn sẽ lại dằn vặt mình và cho rằng 49 điểm còn lại sẽ có thứ tuyệt vời hơn... cứ thế, cứ thế.
Vấn đề lớn của FOMO là nó cản trở quá trình trải nghiệm của chính bạn, nó khiến bạn rơi vào một vòng xoay không điểm dừng, nơi mà chúng ta luôn tìm thứ tuyệt vời hơn chứ không trân trọng những gì đang có. Những người gặp phải FOMO muốn mình có càng nhiều trải nghiệm càng tốt nhưng tất cả những trải nghiệm đó chẳng có gì đáng nhớ.
"Người gặp phải FOMO sẽ đưa số lượng lên trên chất lượng".
Làm thế nào thoát khỏi FOMO?
Loại bỏ FOMO thực sự là khá dễ dàng, và chỉ cần ba bước đơn giản.
1. Quyết định để làm điều đó. Điều đó không có nghĩa là bạn thôi "cố gắng". Nó có nghĩa là bạn cam kết với lời hứa rằng bạn sẽ không còn để mình phải bận tâm đến "trạng thái" đó nữa.
2. Xác định những gì là thật "cần thiết" trong cuộc sống của bạn.
\
3. Tuyên bố tạm ngừng suy nghĩ về tất cả những điều bạn "có thể làm". Một khi bạn đã quyết định điều gì là cần thiết, bạn có lòng dũng cảm đối với những xác tín của bạn và chỉ tập trung vào điều thiết yếu. Mục đích, cố ý, và kiên quyết bỏ qua mọi thứ khác. Chúng tôi chấm dứt "Fear Of Missing Out" và thay vào đó tuyên bố Celebration Of Being On Purpose.
II - FOMO trong lĩnh vực đầu tư
Lý giải Trader tụt dốc
Trader cũng là con người, vì vậy chắc chắn là cũng mắc phải FOMO. FOMO là một hội chứng tâm lý, mà Trader là người phải chịu gánh nặng tâm lý gần như mỗi ngày, vì vậy, FOMO trong giới đầu tư tài chính có thể khá trầm trọng.Một kênh đầu tư gần đây đang khá hot là Bitcoin. Giá Bitcoin đột nhiên tăng lên gấp vài lần chỉ trong thời gian ngắn. Điều này khiến các Trader hoặc nhà đầu tư chưa kịp mua vào Bitcoin "nháo nhào" nhảy vào mua vì sợ bỏ lỡ một xu hướng tăng mạnh mẽ của Bitcoin trong tương lai.
FOMO từng "giết chết" thị trường tài chính thế giới nhiều lần trong lịch sử. Gần đây nhất là bong bóng dotcom đầu tư vào các công ty internet những năm 2000 tại Mỹ. Lúc đó, ai cũng sợ là mình sẽ bỏ lỡ làn sóng này, thế là nhảy vào mua quyết liệt. Sau khi bong bóng dotcom tan vỡ, nhiều công ty internet quay về giá trị thực bằng không, khiến đa số nhà đầu tư thua lỗ, phá sản.
Hội chứng FOMO ở Việt Nam chúng ta thấy là các làn sóng đầu tư vào chứng khoán năm 2007, vàng năm 2008 - 10, bất động sản cũng tầm 2008 - 10. Cứ sau một làn sóng như vậy, FOMO khiến các nhà đầu tư không am hiểu mà chỉ nhảy vào bởi sợ bỏ lỡ cơ hội bị thua lỗ.
Có một câu nói nổi tiếng trong giới đầu tư là "Khi thị trường tham lam thì đó là lúc nên rời cuộc chơi" vì đó là lúc hội chứng FOMO tác động diện rộng lên thị trường, khiến cho thị trường bị bong bóng.
Áp dụng FOMO để lừa đảo ra sao?
Các tổ chức hay cá nhân sử dụng hội chứng FOMO này như là một cách để lừa đảo. Bọn chúng đưa nạn nhân vào các hội thảo, vẽ ra những công nghệ hoặc kênh đầu tư mới, sau đó cho "chim mồi" chen nhau để mua hàng hoặc tham gia đầu tư. Các nạn nhân do tâm lý yếu, thiếu kiến thức, kinh nghiệm nên lập tức bị FOMO, sợ bị lỡ mất cơ hội ngàn vàng trở thành tỷ phú, thế là vội vàng xuống tiền đầu tư, ngờ đâu đó là cái bẫy.
Tất cả những thứ như hội thảo hoành tráng, khách hàng chen lấn xô đẩy, công nghệ mới...là những thứ để tạo hội chứng FOMO mà thôi.
Chống lại FOMO ra sao?
Rõ ràng đối với chúng ta, nhận ra FOMO đã khó, huống gì chống lại nó. Tuy nhiên, không phải là không có cách. Thử vài cách sau xem sao
1. Tự đặt câu hỏi xem như vậy có thực tế không?
Nếu một kênh đầu tư nào đó đưa ra lãi suất "trên trời" thì anh em nên đặt câu hỏi là nó có thực tế không. Nếu lãi suất tầm gấp đôi ngân hàng là bắt đầu thấy phi thực tế rồi đó.
2. Tìm hiểu dưới góc độ pháp lý
Những người sử dụng FOMO để lửa đảo thường lôi kéo anh em vào những kênh đầu tư chưa được pháp luật thừa nhận hoặc thậm chí là trái pháp luật. Vì vậy, anh em hãy kiểm tra thật kỹ cơ sở pháp lý trước khi xuống tiền.
3. Xem xét tư cách của những người kêu gọi đầu tư
Vì nắm tâm lý FOMO nên bọn lừa đảo thường ăn mặc bóng bẩy, thể hiện sự giàu có, am hiểu, đồng thời hay sáng tác các câu chuyện từ nghèo khó chuyển thành giàu có, nhằm khiến anh em suy nghĩ rằng tại sao họ làm được mà mình không làm được, từ đó thôi thúc bỏ tiền vào đầu tư.
Như anh em thấy, FOMO rất nguy hiểm cho xã hội nói chung và đầu tư tài chính nói riêng. Việc nhận diện và "tự chữa" FOMO là điều cần thiết. Nếu không làm được điêu này, anh em không chỉ thất bại trong đầu tư mà còn trong cuộc sống hàng ngày nữa.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.