Type Here to Get Search Results !

Cách viết bài hấp dẫn cho blogger

Làm thế nào để viết một bài có nội dung hấp dẫn? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những yếu tố cốt lõi nhất của một bài viết hấp dẫn. Nó dựa trên nguyên tắc "biết người biết ta, trăm trận trăm thắng". Có 2 yếu tố để đảm bảo cho một bài viết hấp dẫn là:

- Về Văn, một bài viết được coi là hấp dẫn, trước hết nó phải là một bài có nội dung chất lượng. Theo chuẩn của trang Wikipedia, mỗi bài viết có nội dung chất lượng thương có từ 2000 từ trở lên. Nó phải tập trung, và dẫn giải thế nào để từ đầu đến cuối đều quy về cái tiêu đề bài viết. Phương pháp viết áp dụng là Diễn dịch.

Ví dụ như bài viết này tôi đặt tiêu đề là Cách viết bài hấp dẫn cho Blogger. Thì những gì tôi đang cố viết ra đây đều tập trung lý giải cho việc đó.

Một bài viết chất lượng thôi thì chưa đủ để được gọi là hấp dẫn. Để được xem là bài viết hấp dẫn, ngoài nội dung còn phải có cách viết thế nào để ai cũng phải "nghía", phải ghé xem khi nhìn thấy. Nó được ví von như sự thăng hoa vào một ngày đẹp trời của Blogger.

Nó rất khó hình dung, nhưng không phải là không thể. Nó không nằm ở khả năng viết, mà bị ảnh hưởng với khí khái, cá tính của người viết. Rất may là ai cũng có cá tính, nên việc còn lại là làm thế nào để áp dụng nó vào bài viết và biến bài đăng đó thành độc nhất vô nhị. Theo kinh nghiệm cá nhân, 90% lượng khách trung trành quay trở lại đều đặn với trang web của bạn chỉ vì họ thích cách mà bạn biểu đạt nội dung.

- Về mặt tin học, bài viết hấp dẫn ngoài chinh phục người đọc, còn phải làm vừa lòng robot tìm kiếm. Blogger gọi nó là SEO. SEO có thể hiểu nôm na là làm cho công cụ tìm kiếm nó yêu thích bài của bạn và ưu tiên hơn trong các kết quả tìm kiếm.


Dưới đây là cách để viết bài hấp dẫn cho blogger:

Chọn đúng đối tượng - Viết cho ai xem?

"Biết người biết ta" mà. Bạn muốn viết thì trước hết bạn phải xác định được viết cho ai đọc. Không phải chỉ việc viết bài thôi đâu, mà cả cái Blog của bạn cũng không ngoài câu hỏi đó. Không phải chỉ việc viết blog thôi đâu, mà bất cứ việc gì bạn làm đều phải trả lời câu hỏi đó. Viết cho ai xem, làm cho ai,... Việc xác định đối tượng mục tiêu ngoài việc giúp bạn tập trung vào nhóm đối tượng và chủ đề của mình, nó còn giúp bạn am hiểu hơn các khách hàng của bạn trước khi bạn lớn hơn và đủ sức phục vụ nhiều đối tượng hơn.

Ví dụ như MV Hãy trao cho anh của Sơn Tung MTP gần đây. E-kip của anh xác định rõ đối tượng mục tiêu chính của mình là giới trẻ, có độ tuổi từ 18-25, các nhóm còn lại là đối tượng phụ. Mùa phù hợp để nghe ca khúc là Mùa hè. Và sau khi ra mắt, lượng người xem review được cũng không nằm ngoài dự liệu của nhà sản xuất. MV đã thành công rực rỡ khi chinh phục rất nhiều dấu mốc chưa từng có ở VN.

Xác định mục tiêu không chỉ tốt cho blog của bạn, cho bài viết của bạn mà mang đến cho đọc giả sự mong đợi và trở lại. Điều đó có thể hình dung như khi bạn đi dự tiệc cưới. Bạn sẽ không thoải mái nếu phải ngồi với các ông hay các bà. Bạn sẽ thích hơn khi được ngồi cùng bàn với những người cùng độ tuổi, nơi đó còn có mấy em xinh xắn cùng trang lứa để tiện bề thể hiện. Có lý không?

Viết một bài hấp dẫn cũng như thế thôi. Nó phải có đối tượng mục tiêu phù hợp. Khi đối tượng được xác định rõ ràng thì mới có kế hoạch cụ thể bằng một dàn ý, và cách viết cũng vì thế mà được điều chỉnh sao cho phù hợp.

Thái độ khi viết

Trung thực và vui vẻ. Bạn không phải là chuyên gia hay phải thuyết trình với bất kỳ ai hay trong một buổi họp nào đó mà phải dùng câu từ trang trọng, quá nghiêm túc. Ở cái thời đại này, điều quan trọng hơn hết mà mọi người tìm kiếm không phải là những bài văn hàn lâm, mà đa phần đọc giả đều thích đọc những bài viết mang tính trung thực kết hợp với sự dí dỏm trong nội dung bài viết.

Chúng ta đều biết một bài văn thông thường có 3 cách viết, một là diễn dịch, hai là quy nạp, ba là kết hợp cả hai. Nhưng kiểu mà Blogger ưa dùng nhất, nên dùng nhất chính là Diễn dịch. Nghĩa là nghĩ ra và đặt một cái tiêu đề cuốn hút và tập trung mọi nỗ lực để giảng giải cho cái tiêu đề đó. Bởi vì cái mặt thứ hai tôi nếu trên, SEO. Công cụ nó thích thế nên người ta vì muốn thân thiện với nó nên phải làm thế.

Nói đến đây tôi lại mắc cười, cái thời đại gì mà người ta nỗ lực để làm hài lòng robot, và làm tất cả để nó chú ý đến mình và cho mình lên Top tìm kiếm. Nói cho vui thế thôi, chứ nghề nào thì nghiệp đó. Không có như vậy thì người ta đâu phải tốn một lượng lớn calo để suy nghĩ và đặt các tiêu đề có trọng tâm, ngắn gọn nhưng hiệu quả. Trong thế giới mà ngôn ngữ đảo điên như hiện nay, các blogger hay SEO đang làm cho ngôn ngữ trở nên tốt đẹp hơn bao giờ hết với sự cộng tác đắc lực là các cỗ máy tìm kiếm trong việc sàng lọc để đưa ra kết quả tối ưu.

Bạn có thể đánh lừa người khác bằng các bài viết sao chép hấp dẫn mà bạn chọn lọc từ đâu đó một vài lần hay một thời gian. Nhưng tôi chắc chắn điều đó không được dài lâu. Khi mà việc sao chép sẽ kéo theo niềm đam mê của bạn suy giảm. Khi đó, liệu bạn có còn mặn mà với viết blog. Khách của bạn liệu có còn xem trọng bạn khi biết bạn không phải là một người trung thực. Họ sẽ rời xa bạn mãi mãi với sự thất vọng và tìm đến những blog có tác giả trung thực hơn, có nội dung hấp dẫn hơn.

>> Đọc thêm: Những điều bạn nên biết và phải tránh khi viết blog kiếm tiền

Bạn nên biết, "khách hàng là thượng đế". Khi bạn sao chép và thiếu trung thực, bạn đang xem "khách hàng là những con dế" mặc cho bạn muốn quay sao thì quay. Hãy cẩn trọng! Còn khi bạn tôn trọng khách hàng và mưu cầu mang đến cho khách những bài viết, những sản phẩm/dịch vụ tốt nhất, bạn sẽ được đáp trả xứng đáng, sự quay lại và lượng truy cập chắc chắn sẽ tăng lên.

Các liên kết

Một bài đăng hấp dẫn không thể nào thiếu các liên kết đính kèm. Nhưng đừng lạm dụng nó kẻo người xem lại cho rằng bạn cố tình spam. Ngay cả với robot tìm kiếm cũng đánh giá được điều đó nói chi con người, những người tạo ra chúng.

Việc đặt quảng cáo để kiếm kinh phí cho việc duy trì tên miền, cho việc duy trì nội dung đều đặn trên blog là đúng. Nhưng sẽ rất khó chịu nếu việc bấm vào trang web của bạn lại trở thành một sự hối tiếc để rồi phải giải quyết các rủi ro bị spam. Tôi thì cực kì ghét điều đó. Nhưng lại thường thấy ở các trang ở VN. Thật tệ khi kiếm ăn dựa trên sự khó chịu của người khác, trong khi có nhiều cách thỏa đáng hơn. Và thông thường, những trang spam liên kết(link) đều là những trang sao chép và có nội dung kém lành mạnh.

Khi bạn đặt liên kết, bạn giới thiệu với người xem những gì bạn cho là tốt nhất với bạn. Nhưng đó cũng là cái bẫy, vì rất có thể khách truy cập của bạn theo chân các liên kết đó mà tìm thấy những gì họ cần, với nội dung hấp dẫn hơn blog của bạn. Thay vào đó, hãy cho độc giả một lý do để ở lại trên blog của bạn bằng cách cung cấp các liên kết với bản tóm tắt và quan điểm của bạn về nội dung của các liên kết đó.

Phải nhớ, chỉ đặt liên kết khi thực sự cần thiết. Cho nó nguyên nhân để bạn đặt nó và đặt những liên kết đúng nơi, đúng chỗ. Thay vì thêm những liên kết ngoài, hãy lấy nó làm ý tưởng để bạn viết một bài tương tự nhưng hay hơn nó, hấp dẫn hơn nó. Còn nếu không thể hơn được thì quên nó đi, có rất nhiều ý tưởng, đâu nhất thiết cứ phải khăng khăng vào điêu người ta đã làm tốt nhất rồi.

Thông tin tác giả

Đây là điều tôi rút ra từ chính trải nghiệm nhiều năm viết blog của mình. Không một nơi nào chỉ dẫn rằng điều này quan trọng với một blog và bài viết như thế nào. Đó là việc cung cấp thông tin tác giả.

Khi bạn đứng tên là tác giả của bài viết, nghĩa là, bài viết của bạn là bài nguồn, là độc nhất, là có trước tiên. Google thích nó, Công cụ search cũng thích điều này. Nó yêu bạn và cho bạn lên đầu kết quả tìm kiếm khi có cơ hội.

Nếu bạn cung cấp bài viết không phải của bạn, hãy chắc chắn là bạn không quên ghi rõ nguồn của nó. Việc này là đơn giản, chẳng có gì mất mặt, nhưng trước đó là sự văn minh, lịch sự; sau là thể hiện sự tôn trọng với những người dày công, tốn bao tâm huyết để sáng tạo nội dung. Đây cũng là lý do mà tôi không còn mặn mà với việc Post những thủ thuật. Bởi tôi biết rõ cái thế giới ấy nói chung, và blogger Việt nói riêng mặc dù trong quá trình tự thiết kế blog, tôi biết được rất nhiều thủ thuật hay, đơn giản nhưng hiệu quả. Tôi không muốn xóa nó dù lúc nào tôi cũng có thể. Nhưng tôi muốn để đó, nhìn nó và nhắc nhớ mình không đi vay mượn những gì vốn không bao giờ có thể là của mình. Tôi là một blogger, nhưng không bao giờ là một dân Code chính hiệu.

Nếu bạn cần một gợi ý để làm đẹp hay tiện ích cho blog của mình, bạn cứ yêu cầu bên dưới phần commnet, tôi nghĩ tôi có thể giúp bạn bằng cách đưa ra những thủ thuật phù hợp cho bạn. Hoặc giới thiệu bạn những nguồn để bạn tham khảo.

Đừng quên ghi rõ tác giả vào mỗi bài viết. Bởi vì nó quan trọng. Một điều vụn vặt, nhỏ bé nhưng ý nghĩa của nó thì ngoài sức tưởng tượng của bạn.

Viết những đoạn ngắn

Sau phần bố cục ở trên, đây là mẹo để bài viết của bạn cuốn hút hơn.

Có thể bạn là người thích đọc, và một vài người trong số khách truy cập cũng vậy. Thích đọc ở đây hiểu theo nghĩa là có thể đọc những đoạn văn dài. Ai thì tôi không rõ, chứ bản thân tôi không rất ngại điều này.

Một bài viết được viết với những đoạn văn ngắn, thường là 2-3 câu/đoạn là một cách viết an toàn. Bởi vì sự hấp dẫn trong bố cục cũng quan trọng như chính nội dung đó. Sẽ rất ngán ngẩm khi nhìn vào bài viết đầy cữ chíu chít với những đoạn văn dài, trong một blog toàn chữ. Những đoạn văn ngắn phần nào giảm áp lực và cảm thấy dễ đọc hơn.

Phần lớn người lướt web đều xem lướt qua bài viết trước khi quyết định đọc nó. Phần lớn cái bài viết bị bỏ qua bởi vì họ ngán phải đọc các bài viết quá nhiều chữ. Chính vì hiểu được điều đó, nên các nhà thiết kế web ngày nay đang thiết kế ra những mẫu website có nhiều khoảng trắng hơn để giảm đi sự chú ý, gây mỏi mắt vì phải đọc nhiều chữ, thậm chí có nhiều trang có cỡ chữ rất nhỏ.

Về phía công cụ tìm kiếm, chẳng hạn như Google, vấn đề chữ quá nhỏ để đọc được liệt kê như là lỗi. Đã là lỗi thì nó bỏ qua việc lập chỉ mục. Khi đó, bài viết của bạn sẽ không có cơ hội xuất hiện trên kết quả tìm kiếm. Và nếu bạn đặt quảng cáo adsense thì bạn mất đi cơ hội để kiếm tiền. Một sơ ý nhưng để lại những rủi ro tiềm tàng rất lớn.

>> Cũng đọc: Cách viết blog ai cũng muốn đọc

Tiêu đề bài viết

Ngắn gọn, xúc tích, nội dung bao phủ toàn bài viết. Đó là những nguyên tắc cơ bản. Theo tôi được biết từ các chuyên gia SEO, tiêu đề khoảng 70 ký tự được xem là chuẩn.

Tránh tiêu đề một đàng, nội dung một nẻo. Ta hay gọi nôm na là "treo đầu dê, bán thịt chó" ấy. Nó rất dễ gây ra sự phản cảm, tụt hứng và sự căm phẫn. Điều gì xảy ra sau đó thì chúng ta đều rõ. Làm cho một người ấn tượng đã khó, yêu mến và chơi với mình càng khó, trung thành với mình càng khó bội phần. Nhưng làm cho người ta ghét mình thì rất dễ. Nhiều khi chẳng làm gì người ta cũng ghét và chửi mình đủ kiểu đó thôi. Hạn chế được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Cái gì không nên làm thì tuyệt đối đừng làm.

Các tiêu đề con

Bạn biết các thẻ H1,H2,H3,H4,H5,H6 chứ. Nếu chưa biết thì cũng nên biết. Bằng việc sử dụng các thẻ này, ngoài tính thẩm mỹ thì nó nâng cao khả năng SEO với Google nhiều hơn.

Nói cách đơn giản, cỗ máy hiểu cái tiêu đề của bạn là H1. Và các tiêu đề con bạn dùng chính là các thẻ H2,H3,H4,H5 và H6. Nó như một bộ khung mà các robot search được lập trình để nhận biết. Người lập trình họ thích cái khung đó thì họ xem những bài viết, blog chơi theo là thân thiện, còn đối nghịch hoặc vô kỷ luật thì phân loại sau. Tôi nói dân dã thế cho bạn dễ hiểu, chứ cái khung đó được rất nhiều cái đầu thiên tài họp lại và thống nhất đấy chứ chẳng phải ai thích làm gì thì làm, thích định vị kiểu gì thì định đâu.

Trên đây là cơ bản những gì cần nhất cho một bài viết hấp dẫn. Nó như một cái nhìn vừa khái quát vừa cụ thể những gì bạn sẽ phải làm khi muốn tạo ra một bài viết hấp dẫn với nội dung chất lượng và trình bày thu hút. Những điều đó, thiếu một cũng không xong, thừa cũng chẳng để làm gì. Nếu bạn có ý nào hay hơn, hãy để lại bình luận bên dưới để chúng ta cùng thảo luận. Không có gì là bất biến cả, mà tất cả để chúng ta tiến bộ và hiểu biết hơn.

Chúc bạn thành công!

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.