Forever 21 có cái tên ban đầu là Fashion 21, là một nhà bán lẻ thời trang nhanh và bình dân rất được ưa chuộng. Công ty có trụ sở tại 5637 đường N. Figueroa, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Với xu hướng “hàng hiệu giá rẻ”, nhãn hiệu này đã từng được giới trẻ chào đón và săn lùng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.
Công ty bán phụ kiện , sản phẩm làm đẹp , đồ gia dụng và quần áo cho phụ nữ, nam giới và nữ sinh. Công ty đã tham gia vào các cuộc tranh luận khác nhau, từ các vấn đề thực hành lao động đến các cáo buộc vi phạm bản quyền đến tôn giáo . Quần áo được bán cho mọi lứa tuổi, từ trẻ mới biết đi.
Mới đây, theo trang Bloomberg, Forever 21 đang có những động thái chuẩn bị cho việc phá sản.
Quy mô
Cửa hàng FOREVER 21 có diện tích trung bình là 3.582m2, lớn nhất là khoảng 49.377m2 và cửa hàng Fashion 21 ban đầu chỉ có 84m2.Thời trang F21 tăng 700.000$ doanh thu trong năm đầu tiên. Trong khi 3 doanh nghiệp đã thuê tòa nhà trước đó đã thất bại trong năm đầu tiên.
Và nó là một doanh nghiệp thuộc sở hữu gia đình.
Các dấu mốc quan trọng
Năm 1981, hai vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook rời Hàn Quốc đến Mỹ và 3 năm sau, họ thành lập Forever 21 (ban đầu có tên là Fashion 21). Đây là một doanh nghiệp gia đình tư nhân khởi đầu từ một cửa hàng ở khu Highland Park, Los Angeles và hiện có khoảng 800 cửa hàng trên toàn thế giới với doanh thu hàng năm ước tính hơn 3 tỷ USD.Các chuyên gia cho biết biểu tượng thời trang dành cho giới trẻ một thời này đã mất một lượng đáng kể người tiêu dùng trẻ khi họ có xu hướng chuyển sang những nhà bán lẻ khác, đặc biệt là cửa hàng trực tuyến. Nỗ lực thay đổi của hãng cũng không giúp ích là bao. Việc F21 mở rộng sang trang phục cho nam giới, trẻ em, bà bầu, đồ ngoại cỡ, mỹ phẩm cùng nhiều loại sản phẩm khác đã pha loãng cái "chất" vốn có của thương hiệu khiến khách hàng trẻ quay lưng.
Năm 2009, hãng có khoảng 450 cửa hàng. Thời điểm đó, F21 là một thương hiệu được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt. Sau đó, công ty tiếp tục phát triển và mở thêm nhiều cửa hàng nữa.
Năm 2015 là thời kỳ kinh doanh đỉnh cao của công ty. Khi đó, Forbes ước tính tổng tài sản ròng của vợ chồng nhà sáng lập Do Won Chang và Jin Sook khoảng 5,9 tỷ USD. Tuy nhiên, đến nay, họ đã không còn là tỷ phú USD khi tổng tài sản giảm xuống còn 1,6 tỷ USD (tương đương 800 triệu USD mỗi người). Nguyên nhân chủ yếu vẫn là tình hình kinh doanh của F21, đặc biệt là sau khi công ty chuẩn bị nộp đơn xin phá sản do thất bại trong việc tái cơ cấu nợ.
Nguy cơ phá sản
Được biết để giảm chi phí hoạt động, F21 đã thu hẹp nhiều cửa hàng có diện tích lớn và nhượng lại một số cửa hàng outlet tiêu thụ sản phẩm tồn kho và hàng giảm giá cho các nhà bán lẻ khác. Năm ngoái, công ty đã bán tòa nhà trụ sở tại Los Angeles với giá 166 triệu USD.Ngoài ra, thời gian gần đây, F21 đã đóng cửa nhiều cửa hàng ở các thị trường lớn bao gồm Trung Quốc và Vương quốc Anh. Nếu F21 phá sản và đóng cửa hàng loạt cửa hàng, điều đó đồng nghĩa với việc một số đơn vị sở hữu trung tâm thương mại như Simon Property và Brookfield Property Partners sẽ gặp rắc rối. Lý do là vì F21 là một trong những khách hàng thuê mặt bằng kinh doanh lớn nhất của hai công ty trên.
Trong một quãng thời gian dài, công ty đã né tránh việc nộp đơn xin phá sản bằng cách cố gắng tái cơ cấu nợ và tìm kiếm các nguồn tài chính mới. Nhưng “các cuộc đàm phán với những người cho vay có thể đã bị đình trệ”, một nguồn tin cho biết, nên chuyển trọng tâm sang phá sản dĩ nhiên là bước tiếp theo để cân nhắc của nhãn hiệu này.
Tuy nhiên, nộp đơn xin phá sản không đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho thương hiệu. Theo Bloomberg, việc xin phá sản “sẽ giúp công ty loại bỏ các cửa hàng không sinh lãi và tái cấp vốn cho doanh nghiệp”. Vì vậy, cửa hàng sẽ không hoàn toàn biến mất trên toàn thế giới.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.