Bạn và gia đình của bạn có thể dễ dàng bỏ đi những thực phẩm cơm thừa canh cặn và cho đó là điều bình thường, chẳng có gì đáng để nói ở đây. Theo đó, các nhà hàng, quán ăn cũng đổ những thức ăn dưa thừa, phế phẩm nông nghiệp vào xọt rác mà không chút đắn đo. Và có thể có ai đó cho rằng, việc ném những thức ăn đi trên đường hay trên những dòng sông khi đi du lịch thì chẳng có gì nguy hại đến ai.
Đó chỉ là những gì chúng ta thấy hàng ngày, và nó đang trở nên phổ biến bởi một ý thức hệ: "người ta sao mình vậy, người ta bậy mình cũng có thể làm theo".
Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng đưa ra nhận định, đến năm 2030, mỗi giây trên thế giới sẽ có khoảng 66 tấn thực phẩm bị vứt bỏ, tương đương 30% lượng thực phẩm được sản xuất
Điều đó thật đáng lo ngại, trước là nỗi lo cho các nỗ lực vô vọng của những người làm môi trường, những người đang ngày đêm tìm ra các giải pháp để làm cho môi trường của chúng ta được cải thiện và tốt hơn, xanh-sạch-đẹp hơn. Sau là quan ngại về ý thức của mỗi công dân sống trên quả đất này, khi mà họ vô tư bỏ đi phế phẩm từ thực phẩm và thải chúng ra các ống cống, đổ vào các phương tiện Toilet hay ném chúng ra bất kỳ đâu mà không cần đắn đo, liệu điều đó có tác hại gì hay không.
Việc cắt giảm và tiêu dùng hợp lý của chúng ta góp phần không nhỏ vào việc giảm các tác động xấu và gây ra các vấn đề về môi trường. Ví dụ như:
- Tiết kiệm được tài nguyên và năng lượng.
- Giảm khí thải độc hại vào môi trường.
- Giảm các vấn đề về an ninh lương thực, khi "người ăn không hết người lần chẳng ra".
Trước tình trạng báo động đó, Công ty kinh doanh thực phẩm SHJ đã thành lập “ngân hàng” thực phẩm đầu tiên ở Nhật Bản để tái phân phối hàng nghìn tấn thực phẩm còn bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. SHJ đã tạo ra hệ thống mang tên “Đáp ứng nhanh” để bảo đảm rằng thực phẩm không chỉ được cung cấp tới đúng đối tượng, mà còn có thể thu hồi toàn bộ sản phẩm nếu cần thiết.
Ở Pháp, bắt đầu ở Paris, phong trào “tủ lạnh đoàn kết” nhanh chóng lan ra nhiều thành phố trên toàn quốc, thậm chí hoạt động quyên góp lắp thêm tủ lạnh đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Những chiếc tủ lạnh còn mang một thông điệp đầy ý nghĩa của người dân Pháp, đó là chống lãng phí thực phẩm không đơn giản chỉ là giảm lượng thức ăn thừa, mà còn đồng nghĩa với việc giúp đỡ những người khó khăn có thêm một chút thức ăn, đồ uống để tiếp tục cuộc sống.
Theo xu hướng, một bếp ăn từ thiện từ những nguyên liệu không còn “date” đã ra đời tại khu phía đông thủ đô London do tổ chức từ thiện FoodCycle điều hành. Sau đó, những tiệm cà phê và cửa hàng cung cấp thực phẩm quá “date” xuất hiện ngày càng nhiều ở nước Anh. Phần lớn lợi nhuận thu được đều dành cho các quỹ từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Thực phẩm quá “date” cho người nghèo cũng có mặt trong các tiệm cà phê cao cấp bên cạnh các sản phẩm “chuẩn”. Ngoài ra, các tình nguyện viên cũng nghĩ tới biện pháp sấy khô hoa quả tươi đã quá “date” để giữ chúng được lâu hơn thay vì vứt bỏ.
Elijah Amoo Addo - một chủ nhà hàng ở Gha-na - đã thành lập Tổ chức Food For All Ghana (Lương thực cho người dân Ghana) lấy cảm hứng từ các chiến dịch thu lượm thức ăn thừa ở các nước phương Tây. Theo đó, Food For All Ghana đã kêu gọi các nhà máy và xưởng chế biến thực phẩm trong nước hãy quyên góp các sản phẩm dư thừa để tổ chức xử lý hoặc nấu chín mà vẫn bảo đảm chất lượng vệ sinh.
Vào cuối tuần, các tình nguyện viên của Food For All Ghana sẽ tới các trường học, bệnh viện, trại trẻ mồ côi và các tổ chức cộng đồng khác để phân phát số thực phẩm trên cho người nghèo. Với sự giúp đỡ của Food For All Ghana, nhiều trẻ em Ghana đã có được những bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng hơn.
Sử dụng tủ đông không phải là biện pháp tối ưu dành cho các thực phẩm. Tốt nhất là các thực phẩm bạn mua về được sử dụng càng sớm càng tốt. Rất ít ai chịu dùng những thực phẩm để ở ngăn đông quá lâu, những thực phẩm bị bỏ quên quá lâu đến nỗi chủ nhân nó cũng không còn nhớ mình mang nó về nhà từ lúc nào.
Học cách chế biến và tận dụng những sản phẩm thừa cũng là một cách hay để chế biến. Nêu chúng còn tươi xanh, bạn có thể muối nó để tạo ra các món kim chi ưa thích thay vì cứ phải đi mua. Nếu chúng không còn sử dụng được thì nên được phân loại và ủ phân bón cho cây. May mắn là các loài cây cực kỳ yêu thích loại phân này.
Các thực phẩm có date sử dụng ngắn và nhanh hỏng nên được ưu tiên ở những vị trí gần và dễ lấy nhất. Các loại rau xanh nên được quấn khăn hoặc giấy trước khi xếp chúng vào tủ lạnh.
Nói tóm lại, việc tránh lãng phí với thực phẩm trước hết phải là ý thức, thói quen và sự quan tâm đến sức khỏe, điều kiện sống của mỗi cá nhân; sau đó mới là các vấn đề về môi trường. Từ khi hai chữ "lãng phí" được xuất hiện, nó chưa bao giờ được xem là điều tốt cả. Nó được kiểm soát và hạn chế trong những giai đoạn loài người khó khăn để kiếm cái ăn, nhu cầu duy trì cuộc sống. Và bùng phát như là dịch bệnh trong các xã hội sản xuất dư thừa, khi con người không còn phải lo đến cái ăn cái mặc.
Mỗi chúng ta, trước là vì bản thân, sau là con cháu và xã hội, hãy rèn luyện thói quen tiết kiệm thay vì để tình trạng lãng phí ngày càng trở nên phổ biến đến mức phải báo động. Các vấn đề về môi trường tưởng chừng là to lớn ấy lại có một cách tối ưu để giải quyết, đó chính là ý thức và thói quen của mỗi chúng ta.
Đó chỉ là những gì chúng ta thấy hàng ngày, và nó đang trở nên phổ biến bởi một ý thức hệ: "người ta sao mình vậy, người ta bậy mình cũng có thể làm theo".
Tại sao tôi lại nói về vấn đề này?
Theo một báo cáo mới nhất của WRI-Viện tài nguyên Thế giới cho biết, chất thải thực phẩm thải ra 8% lượng khí thải nhà kính hàng năm, ảnh hưởng nghiệm trọng đến chất lượng nguồn nước, đe dọa các giải pháp về môi trường chẳng hạn như cầu cống, tình trạng tắc nghẽn hệ thống chất thải trong các tòa nhà, hộ gia đình hay tình trạng xuống cấp nghiêm trọng đang diễn ra hàng ngày tại các trung tâm công cộng, bệnh viện, trường học.Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) cũng đưa ra nhận định, đến năm 2030, mỗi giây trên thế giới sẽ có khoảng 66 tấn thực phẩm bị vứt bỏ, tương đương 30% lượng thực phẩm được sản xuất
Điều đó thật đáng lo ngại, trước là nỗi lo cho các nỗ lực vô vọng của những người làm môi trường, những người đang ngày đêm tìm ra các giải pháp để làm cho môi trường của chúng ta được cải thiện và tốt hơn, xanh-sạch-đẹp hơn. Sau là quan ngại về ý thức của mỗi công dân sống trên quả đất này, khi mà họ vô tư bỏ đi phế phẩm từ thực phẩm và thải chúng ra các ống cống, đổ vào các phương tiện Toilet hay ném chúng ra bất kỳ đâu mà không cần đắn đo, liệu điều đó có tác hại gì hay không.
Việc cắt giảm và tiêu dùng hợp lý của chúng ta góp phần không nhỏ vào việc giảm các tác động xấu và gây ra các vấn đề về môi trường. Ví dụ như:
- Tiết kiệm được tài nguyên và năng lượng.
- Giảm khí thải độc hại vào môi trường.
- Giảm các vấn đề về an ninh lương thực, khi "người ăn không hết người lần chẳng ra".
Nỗ lực của các quốc gia
Mỗi năm, người tiêu dùng, nhà bán lẻ và các doanh nghiệp ở Nhật Bản đang vứt bỏ hàng triệu tấn lương thực, gây tổn thất nặng nề đến lợi nhuận.Trước tình trạng báo động đó, Công ty kinh doanh thực phẩm SHJ đã thành lập “ngân hàng” thực phẩm đầu tiên ở Nhật Bản để tái phân phối hàng nghìn tấn thực phẩm còn bảo đảm chất lượng cho người tiêu dùng. SHJ đã tạo ra hệ thống mang tên “Đáp ứng nhanh” để bảo đảm rằng thực phẩm không chỉ được cung cấp tới đúng đối tượng, mà còn có thể thu hồi toàn bộ sản phẩm nếu cần thiết.
Ở Pháp, bắt đầu ở Paris, phong trào “tủ lạnh đoàn kết” nhanh chóng lan ra nhiều thành phố trên toàn quốc, thậm chí hoạt động quyên góp lắp thêm tủ lạnh đang diễn ra vô cùng sôi nổi. Những chiếc tủ lạnh còn mang một thông điệp đầy ý nghĩa của người dân Pháp, đó là chống lãng phí thực phẩm không đơn giản chỉ là giảm lượng thức ăn thừa, mà còn đồng nghĩa với việc giúp đỡ những người khó khăn có thêm một chút thức ăn, đồ uống để tiếp tục cuộc sống.
Theo xu hướng, một bếp ăn từ thiện từ những nguyên liệu không còn “date” đã ra đời tại khu phía đông thủ đô London do tổ chức từ thiện FoodCycle điều hành. Sau đó, những tiệm cà phê và cửa hàng cung cấp thực phẩm quá “date” xuất hiện ngày càng nhiều ở nước Anh. Phần lớn lợi nhuận thu được đều dành cho các quỹ từ thiện giúp đỡ người nghèo.
Thực phẩm quá “date” cho người nghèo cũng có mặt trong các tiệm cà phê cao cấp bên cạnh các sản phẩm “chuẩn”. Ngoài ra, các tình nguyện viên cũng nghĩ tới biện pháp sấy khô hoa quả tươi đã quá “date” để giữ chúng được lâu hơn thay vì vứt bỏ.
Elijah Amoo Addo - một chủ nhà hàng ở Gha-na - đã thành lập Tổ chức Food For All Ghana (Lương thực cho người dân Ghana) lấy cảm hứng từ các chiến dịch thu lượm thức ăn thừa ở các nước phương Tây. Theo đó, Food For All Ghana đã kêu gọi các nhà máy và xưởng chế biến thực phẩm trong nước hãy quyên góp các sản phẩm dư thừa để tổ chức xử lý hoặc nấu chín mà vẫn bảo đảm chất lượng vệ sinh.
Vào cuối tuần, các tình nguyện viên của Food For All Ghana sẽ tới các trường học, bệnh viện, trại trẻ mồ côi và các tổ chức cộng đồng khác để phân phát số thực phẩm trên cho người nghèo. Với sự giúp đỡ của Food For All Ghana, nhiều trẻ em Ghana đã có được những bữa ăn ngon, đủ chất dinh dưỡng hơn.
Đóng góp từ bạn và gia đình
Vấn đề là vấn đề toàn cầu, nhưng các hộ gia đình cũng là những người đóng góp quan trọng. Nếu bạn không quan tâm đến vấn đề này, bạn không cần phải nói gì, nhưng xin đừng để tình trạng lãng phí ngày càng nhiều hơn trong thói quen, gia đình và những gì xung quanh bạn. Còn nếu bạn quan tâm và mong muốn cải thiện, đây là cách bạn có thể làm phần của bạn.Chỉ mua những gì bạn cần
Ý thức và thói quen là điều quan trọng nhất. Hãy suy nghĩ chín chắn về những gì bạn mua. Khi đi mua sắm, hãy lên kế hoạch sử dụng cho những gì bạn sắp phải mang về nhà, tránh mua và dự trữ quá nhiều đến nỗi bạn không thể sử dụng hết cho đến lần mua sắm tiếp theo.Sử dụng tủ đông không phải là biện pháp tối ưu dành cho các thực phẩm. Tốt nhất là các thực phẩm bạn mua về được sử dụng càng sớm càng tốt. Rất ít ai chịu dùng những thực phẩm để ở ngăn đông quá lâu, những thực phẩm bị bỏ quên quá lâu đến nỗi chủ nhân nó cũng không còn nhớ mình mang nó về nhà từ lúc nào.
Học cách chế biến và tận dụng những sản phẩm thừa cũng là một cách hay để chế biến. Nêu chúng còn tươi xanh, bạn có thể muối nó để tạo ra các món kim chi ưa thích thay vì cứ phải đi mua. Nếu chúng không còn sử dụng được thì nên được phân loại và ủ phân bón cho cây. May mắn là các loài cây cực kỳ yêu thích loại phân này.
Được tổ chức
Mọi nỗ lực tổ chức trong việc phân loại các loại thực phẩm luôn mang đến những lợi ích thiết thực. Nó cũng góp phần không nhỏ trong việc tận dụng và chế biến các thực phẩm. Để giữ một tủ lạnh ngăn nắp, đâu ra đấy các loại thức ăn là chuyện không phải dễ dàng. Nó cần sự kiên nhẫn và chăm chỉ không nhỏ của những người phụ nữ. Tuy vậy, nỗ lực đó còn phải được truyền tải và cộng tác từ các thành viên trong gia đình.Các thực phẩm có date sử dụng ngắn và nhanh hỏng nên được ưu tiên ở những vị trí gần và dễ lấy nhất. Các loại rau xanh nên được quấn khăn hoặc giấy trước khi xếp chúng vào tủ lạnh.
Tìm hiểu kỹ thực phẩm đóng gói
Để đảm bảo tính an toàn của thực phẩm, chúng phải công bố, ghi rõ ngày sản xuất và thời hạn sử dụng. Nhưng cũng có nhiều loại thực phẩm vẫn không cho thấy dấu hiệu hư hỏng khi quá hạn sử dụng được yết trên bao bì. Sự thận trọng quá mức này gây ra việc loại bỏ và tăng lượng thực phẩm bị lãng phí. Để tránh sai lầm này, chúng ta nên học cách tìm hiểu những dấu hiệu thay đổi về màu sắc, hương vị, mùi. Nhưng cách hoàn hảo hơn cả là nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định thanh toán và mang về nhà.Cân nhắc thật kỹ các bữa ăn
Cung cấp quá nhiều thực phẩm cho một bữa ăn, và ăn quá nhiều cũng được xem là lãng phí. Cơ thể cần các chất để tiêu hóa, duy trì sự vận động và chuyển hóa chúng thành năng lượng đáp ứng cho cơ thể nhưng không có nghĩa là, chúng được cung cấp ở mức dư thừa. Béo phì là tình trạng điển hình cho loại lãng phí này. Ngoài vẻ bề ngoài khó coi, nó khiến tình trạng hoạt động của cơ trể trở nên chậm chạp, tình trạng lười vận động nó còn gây ra hàng loạt các bệnh lý phức tạp mà y học đến nay chưa có biện pháp cữu chữa dứt điểm.Nói tóm lại, việc tránh lãng phí với thực phẩm trước hết phải là ý thức, thói quen và sự quan tâm đến sức khỏe, điều kiện sống của mỗi cá nhân; sau đó mới là các vấn đề về môi trường. Từ khi hai chữ "lãng phí" được xuất hiện, nó chưa bao giờ được xem là điều tốt cả. Nó được kiểm soát và hạn chế trong những giai đoạn loài người khó khăn để kiếm cái ăn, nhu cầu duy trì cuộc sống. Và bùng phát như là dịch bệnh trong các xã hội sản xuất dư thừa, khi con người không còn phải lo đến cái ăn cái mặc.
Mỗi chúng ta, trước là vì bản thân, sau là con cháu và xã hội, hãy rèn luyện thói quen tiết kiệm thay vì để tình trạng lãng phí ngày càng trở nên phổ biến đến mức phải báo động. Các vấn đề về môi trường tưởng chừng là to lớn ấy lại có một cách tối ưu để giải quyết, đó chính là ý thức và thói quen của mỗi chúng ta.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.