Hội chứng giải phóng Cytokine – hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân Covid-19 có thể gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình.
Khi cơ thể lần đầu tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch được kích hoạt, bắt đầu "chiến đấu" với các yếu tố xâm nhập. Những phân tử cytokine có vai trò rất quan trọng, tạo ra một loạt tín hiệu để tế bào sắp xếp phản ứng. Thông thường, phản ứng miễn dịch càng mạnh, cơ hội đẩy lùi mầm bệnh càng cao. Khi virus bị bất hoạt, hệ thống miễn dịch trở lại trạng thái bình thường.
Bình thường, với người khỏe mạnh, khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng khiến tim đập nhanh bất thường, sốt và tụt huyết áp...
Như trường hợp điển hình trên thế giới là người đàn ông 43 tuổi đến bệnh viện Paris ngày 17/3 với triệu chứng sốt và ho. Hình ảnh chụp cắt lớp của anh ta cho thấy tổn thương kính mờ ở cả hai phổi - dấu hiệu đặc trưng của Covid-19. Hai ngày sau, tình trạng của anh đột nhiên xấu đi, nồng độ oxy giảm. Bác sĩ cho rằng cơ thể bệnh nhân trải qua Hội chứng giải phóng Cytokine (còn gọi là cơn bão cytokine), phản ứng nguy hiểm của hệ thống miễn dịch.
Phần lớn những ca Covid-19 nặng trên thế giới ghi nhận ở bệnh nhân lớn tuổi, người có nhiều bệnh lý nặng. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến xấu ở người trẻ tuổi, thậm chí không bệnh nền.
Tiến sĩ Randy Cron - chuyên gia về Hội chứng giải phóng cytokine tại Đại học Alabama (Anh), cho biết điều này xảy ra đối với bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Cũng theo ông, trong một số trường hợp, ở khoảng 15% số người mắc bệnh truyền nhiễm, hệ thống miễn dịch vẫn làm việc ngay cả sau khi virus không còn hoạt động nữa. Nó tiếp tục giải phóng cytokine khiến cơ thể trở nên mệt mỏi khi bị tấn công nhiều cơ quan, bao gồm gan và phổi, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
Bão Cytokine hình thành thế nào?
Khi cơ thể lần đầu tiếp xúc với virus hoặc vi khuẩn, hệ thống miễn dịch được kích hoạt, bắt đầu "chiến đấu" với các yếu tố xâm nhập. Những phân tử cytokine có vai trò rất quan trọng, tạo ra một loạt tín hiệu để tế bào sắp xếp phản ứng. Thông thường, phản ứng miễn dịch càng mạnh, cơ hội đẩy lùi mầm bệnh càng cao. Khi virus bị bất hoạt, hệ thống miễn dịch trở lại trạng thái bình thường.
Bình thường, với người khỏe mạnh, khi bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ phản ứng, cơ thể tiết ra chất cytokine để ức chế virus. Tuy nhiên, một số người tiết ra quá nhiều cytokine, gây ảnh hưởng các phủ tạng khiến tim đập nhanh bất thường, sốt và tụt huyết áp...
Như trường hợp điển hình trên thế giới là người đàn ông 43 tuổi đến bệnh viện Paris ngày 17/3 với triệu chứng sốt và ho. Hình ảnh chụp cắt lớp của anh ta cho thấy tổn thương kính mờ ở cả hai phổi - dấu hiệu đặc trưng của Covid-19. Hai ngày sau, tình trạng của anh đột nhiên xấu đi, nồng độ oxy giảm. Bác sĩ cho rằng cơ thể bệnh nhân trải qua Hội chứng giải phóng Cytokine (còn gọi là cơn bão cytokine), phản ứng nguy hiểm của hệ thống miễn dịch.
Ai sẽ bị hệ miễn dịch "phản bội"?
Phần lớn những ca Covid-19 nặng trên thế giới ghi nhận ở bệnh nhân lớn tuổi, người có nhiều bệnh lý nặng. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến xấu ở người trẻ tuổi, thậm chí không bệnh nền.
Tiến sĩ Randy Cron - chuyên gia về Hội chứng giải phóng cytokine tại Đại học Alabama (Anh), cho biết điều này xảy ra đối với bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Cũng theo ông, trong một số trường hợp, ở khoảng 15% số người mắc bệnh truyền nhiễm, hệ thống miễn dịch vẫn làm việc ngay cả sau khi virus không còn hoạt động nữa. Nó tiếp tục giải phóng cytokine khiến cơ thể trở nên mệt mỏi khi bị tấn công nhiều cơ quan, bao gồm gan và phổi, cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.