Trận chiến chống đại dịch Covid-19 của Việt Nam nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của dư luận quốc tế.
Hãng Sputnik (Nga) có bài viết đánh giá Việt Nam chủ động thực hiện cách ly toàn xã hội để sớm khống chế dịch bệnh. Dẫn ý kiến của các chuyên gia về quyết định của Chính phủ Việt Nam tiến hành cách ly xã hội từ 0h ngày 1/4, bài báo cho rằng, việc công bố dịch toàn quốc khi số ca bệnh Covid-19 mới vượt mức 200 người cho thấy "Chính phủ Việt Nam đã hành động đúng thời điểm cần thiết". Đưa ra quyết định vào thời điểm này giúp Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị các nguồn lực cũng như giúp người dân, các cơ quan chức năng chủ động trong việc ứng phó.
Trang điện tử Hespress của Morocco cũng có bài viết khen ngợi Việt Nam thành công trong kiềm chế sự lây lan dịch Covid-19 thông qua các chính sách hiệu quả.
Bài viết đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam trong công tác phòng dịch Covid-19. Tác giả cho rằng, Việt Nam đã sớm có các biện pháp phòng dịch, minh bạch thông tin nhất là việc thông báo tình hình dịch, các biện pháp phòng ngừa cho người dân. "Các biện pháp phòng ngừa này đã góp phần hạn chế dịch lây lan. Thành công của Việt Nam là sớm nhận ra khủng hoảng, thông báo hàng ngày với công chúng, đưa ra các mô hình thành công để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với cuộc khủng hoảng toàn cầu này".
Trong một bài viết với tiêu đề “Việt Nam đã chiến thắng trong 'cuộc chiến' chống virus SARS-CoV-2 như thế nào” của hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW), người viết cũng đã đặt câu hỏi: Việt Nam có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế để đối phó với dịch Covid-19. Vậy bằng cách nào, Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc Covid-19 thấp như vậy?
Bài viết trên DW khẳng định, Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch. Trong dịp Tết Nguyên đán hồi cuối tháng 1, Chính phủ Việt Nam đã “phát động cuộc chiến” với virus SARS-CoV-2 , mặc dù dịch bệnh khi đó mới chỉ bùng phát tại Trung Quốc.
Theo bài viết, ngay từ đầu, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và tiến hành theo dõi toàn bộ những người từng tiếp xúc với người nhiễm virus. Bất kỳ ai từ vùng có nguy cơ nhiễm dịch cao tới Việt Nam đều bị cách ly 14 ngày. Tất cả các trường phổ thông và đại học đều phải đóng cửa từ đầu tháng 2.
Các nước phương Tây như Đức chỉ thống kê những trường hợp nhiễm virus và những người tiếp xúc trực tiếp với họ. Trong khi đó, Việt Nam theo dõi cả những trường hợp tiếp xúc ở cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4 với người nhiễm virus. Tất cả những người này sau đó đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo từng cấp độ về quá trình di chuyển và hạn chế tiếp xúc.
Cũng nhận dịnh về công tác chống dịch tại Việt Nam, hãng thông tấn EFE (Tây Ban Nha) cho rằng, với các nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn đại dịch Covid-19 bằng cách triển khai các biện pháp phòng ngừa như cách ly hàng loạt và theo dõi triệt để các ca nghi nhiễm.
Hãng EFE dẫn lời một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội - ông Park Kidong cho biết, "giãn cách xã hội", "kích hoạt sớm hệ thống ứng phó" và "cách tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ" là những lý do dẫn đến sự thành công của Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, trangThe New York Times, trang U.S. News & World Report cũng đã đăng tải, ghi nhận và đánh giá cao các biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 như sớm đình chỉ chế độ miễn thị thực cho công dân một số nước, đóng cửa các trường học, các rạp chiếu phim, câu lạc bộ và quán bar, tiệm massage, phòng karaoke và trung tâm trò chơi trực tuyến trong khu vực đô thị...
Dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, Asia Times nhấn mạnh, lãnh đạo Việt Nam “đã chủ động trong hành động”, với việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập ra một ban chuyên trách theo dõi tình hình các cấp gồm quốc gia, tỉnh và địa phương; Chính phủ Việt Nam triển khai chiến dịch truyền thông nhằm khuyến cáo người dân về những gì họ nên làm nhằm làm chậm sự lây lan của Covid-19.
Hãng tin Bloomberg thì đặc biệt lưu ý đến biện pháp mở rộng diện tích cách ly để dành cho những người Việt trở về nước từ các quốc gia khác. Theo đó, Quân đội Việt Nam đã dành các cơ sở có sức chứa 60.000 người để phục vụ biện pháp cách ly, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Còn một bài viết trên tạp chí Financial Times (Anh) thì cho hay, cách ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam rất “ấn tượng”. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát Covid-19 phụ thuộc một phần vào việc huy động lực lượng quân đội, y tế, giám sát và mạng lưới cung cấp thông tin quốc gia. Truyền thông Việt Nam liên tục phát đi thông điệp, các nhà chức trách minh bạch về dịch bệnh. Bộ Y tế Việt Nam thường xuyên gửi tin nhắn về các thông tin liên quan tới dịch Covid-19 và các hướng dẫn giữ gìn sức khỏe.
Financial Times cũng đề cập tới một cuộc khảo sát gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam cho thấy, phần lớn những người được hỏi đều có “nhận thức cao” về các triệu chứng của Covid-19.
“Nỗ lực của Chính phủ để chiến đấu với Covid-19 đã nhận được sự ủng hộ của người dân, thể hiện qua các bài viết trên mạng xã hội nhằm cổ vũ các nhân viên y tế, hay chia sẻ thông điệp tuyên truyền: Ở nhà là yêu nước”, bài viết phản ánh.
Theo tác giả bài báo, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào do đại dịch. Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào mà một quốc gia có nguồn lực hạn chế lại có thể đối mặt với một đại dịch toàn cầu khiến cả những nước phát triển cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng?
Nhà báo Sean Fleming viết, trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên là điểm sáng về cách ứng phó dịch bệnh với nguồn lực hạn chế. Việt Nam đã xác nhận 204 trường hợp nhiễm Covid-19. Khác với các nước châu Á giàu có khác, Việt Nam không thể tiến hành thử nghiệm hàng loạt. Ví dụ Hàn Quốc đã thử nghiệm 338.000 người. Tại Việt Nam, con số thử nghiệm chỉ ở mức 15.637 người (số liệu ngày 20/3). Nhưng bằng cách tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình, quốc gia này đã giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế.
Việt Nam đã hành động nhanh chóng. Ngày 1/2, Việt Nam đã khởi động một loạt các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19: đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau, biện pháp kiểm dịch 21 ngày được áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định đó được đưa ra do lo ngại về tình trạng sức khỏe của những người lao động nhập cư trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn dịch Covid-19. Chính phủ đã tạm dừng các chuyến bay, đóng cửa trường học và thực hiện biện pháp cách ly 14 ngày với những công dân nước ngoài đến Việt Nam.
Những nỗ lực chủ động của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua sự cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống sau 2 thập kỷ qua. Từ năm 2002-2018, sự chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ trung bình tăng từ 71 (năm 1990) lên 76 (năm 2015).
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện, tuy vẫn còn nhiều việc phải làm. Ở Việt Nam có khoảng 8 bác sĩ trên 10.000 người dân. Italy và Tây Ban Nha đều có 41 bác sĩ trên 10.000 người dân, Mỹ có 26 và Trung Quốc có 18.
Các biện pháp của Việt Nam chống dịch Covid-19 đã được triển khai bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với tất cả người nhập cảnh Việt Nam và hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nước ngoài. Việt Nam cũng đã cách ly những người nhiễm bệnh và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Việt Nam đã đưa ra quyết định nhanh chóng và ban hành các quyết định kịp thời. Ngoài ra, Việt Nam còn có sự giám sát mạnh mẽ của người dân. Những nguồn tin giả, thông tin sai lệch về dịch Covid-19 đều có nguy cơ bị phạt, đã có khoảng 800 người bị phạt vì lý do này.
Tác giả nhận định, với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã đi đúng hướng trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.
Sớm nhận ra khủng hoảng, hành động đúng thời điểm
Hãng Sputnik (Nga) có bài viết đánh giá Việt Nam chủ động thực hiện cách ly toàn xã hội để sớm khống chế dịch bệnh. Dẫn ý kiến của các chuyên gia về quyết định của Chính phủ Việt Nam tiến hành cách ly xã hội từ 0h ngày 1/4, bài báo cho rằng, việc công bố dịch toàn quốc khi số ca bệnh Covid-19 mới vượt mức 200 người cho thấy "Chính phủ Việt Nam đã hành động đúng thời điểm cần thiết". Đưa ra quyết định vào thời điểm này giúp Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị các nguồn lực cũng như giúp người dân, các cơ quan chức năng chủ động trong việc ứng phó.
Trang điện tử Hespress của Morocco cũng có bài viết khen ngợi Việt Nam thành công trong kiềm chế sự lây lan dịch Covid-19 thông qua các chính sách hiệu quả.
Bài viết đánh giá cao sự chủ động của Việt Nam trong công tác phòng dịch Covid-19. Tác giả cho rằng, Việt Nam đã sớm có các biện pháp phòng dịch, minh bạch thông tin nhất là việc thông báo tình hình dịch, các biện pháp phòng ngừa cho người dân. "Các biện pháp phòng ngừa này đã góp phần hạn chế dịch lây lan. Thành công của Việt Nam là sớm nhận ra khủng hoảng, thông báo hàng ngày với công chúng, đưa ra các mô hình thành công để ứng phó nhanh chóng và hiệu quả với cuộc khủng hoảng toàn cầu này".
Trong một bài viết với tiêu đề “Việt Nam đã chiến thắng trong 'cuộc chiến' chống virus SARS-CoV-2 như thế nào” của hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW), người viết cũng đã đặt câu hỏi: Việt Nam có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế để đối phó với dịch Covid-19. Vậy bằng cách nào, Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc Covid-19 thấp như vậy?
Bài viết trên DW khẳng định, Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch. Trong dịp Tết Nguyên đán hồi cuối tháng 1, Chính phủ Việt Nam đã “phát động cuộc chiến” với virus SARS-CoV-2 , mặc dù dịch bệnh khi đó mới chỉ bùng phát tại Trung Quốc.
Theo bài viết, ngay từ đầu, Việt Nam đã thực hiện các biện pháp cách ly nghiêm ngặt và tiến hành theo dõi toàn bộ những người từng tiếp xúc với người nhiễm virus. Bất kỳ ai từ vùng có nguy cơ nhiễm dịch cao tới Việt Nam đều bị cách ly 14 ngày. Tất cả các trường phổ thông và đại học đều phải đóng cửa từ đầu tháng 2.
Các nước phương Tây như Đức chỉ thống kê những trường hợp nhiễm virus và những người tiếp xúc trực tiếp với họ. Trong khi đó, Việt Nam theo dõi cả những trường hợp tiếp xúc ở cấp độ 2, cấp độ 3 và cấp độ 4 với người nhiễm virus. Tất cả những người này sau đó đều được kiểm soát nghiêm ngặt theo từng cấp độ về quá trình di chuyển và hạn chế tiếp xúc.
Cũng nhận dịnh về công tác chống dịch tại Việt Nam, hãng thông tấn EFE (Tây Ban Nha) cho rằng, với các nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã tìm cách ngăn chặn đại dịch Covid-19 bằng cách triển khai các biện pháp phòng ngừa như cách ly hàng loạt và theo dõi triệt để các ca nghi nhiễm.
Hãng EFE dẫn lời một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Hà Nội - ông Park Kidong cho biết, "giãn cách xã hội", "kích hoạt sớm hệ thống ứng phó" và "cách tiếp cận toàn xã hội dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ" là những lý do dẫn đến sự thành công của Việt Nam cho tới thời điểm hiện tại.
Ngoài ra, trangThe New York Times, trang U.S. News & World Report cũng đã đăng tải, ghi nhận và đánh giá cao các biện pháp của Việt Nam nhằm ngăn chặn dịch Covid-19 như sớm đình chỉ chế độ miễn thị thực cho công dân một số nước, đóng cửa các trường học, các rạp chiếu phim, câu lạc bộ và quán bar, tiệm massage, phòng karaoke và trung tâm trò chơi trực tuyến trong khu vực đô thị...
Nỗ lực chống dịch trên mọi mặt trận
Trang Asia Times đăng bài phân tích của nhà báo David Hutts nhận định, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận được sự hoan nghênh ở cả trong và ngoài nước khi có những quyết sách nhanh chóng, hiệu quả và minh bạch để kiềm chế dịch Covid-19. Những biện pháp quyết liệt của Việt Nam đã truyền đi tinh thần quyết tâm với sự đồng lòng của cả nước.Dẫn lời Giáo sư Carl Thayer, Asia Times nhấn mạnh, lãnh đạo Việt Nam “đã chủ động trong hành động”, với việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lập ra một ban chuyên trách theo dõi tình hình các cấp gồm quốc gia, tỉnh và địa phương; Chính phủ Việt Nam triển khai chiến dịch truyền thông nhằm khuyến cáo người dân về những gì họ nên làm nhằm làm chậm sự lây lan của Covid-19.
Hãng tin Bloomberg thì đặc biệt lưu ý đến biện pháp mở rộng diện tích cách ly để dành cho những người Việt trở về nước từ các quốc gia khác. Theo đó, Quân đội Việt Nam đã dành các cơ sở có sức chứa 60.000 người để phục vụ biện pháp cách ly, nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Còn một bài viết trên tạp chí Financial Times (Anh) thì cho hay, cách ứng phó với dịch bệnh của Việt Nam rất “ấn tượng”. Thành công của Việt Nam trong việc kiểm soát Covid-19 phụ thuộc một phần vào việc huy động lực lượng quân đội, y tế, giám sát và mạng lưới cung cấp thông tin quốc gia. Truyền thông Việt Nam liên tục phát đi thông điệp, các nhà chức trách minh bạch về dịch bệnh. Bộ Y tế Việt Nam thường xuyên gửi tin nhắn về các thông tin liên quan tới dịch Covid-19 và các hướng dẫn giữ gìn sức khỏe.
Financial Times cũng đề cập tới một cuộc khảo sát gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam cho thấy, phần lớn những người được hỏi đều có “nhận thức cao” về các triệu chứng của Covid-19.
“Nỗ lực của Chính phủ để chiến đấu với Covid-19 đã nhận được sự ủng hộ của người dân, thể hiện qua các bài viết trên mạng xã hội nhằm cổ vũ các nhân viên y tế, hay chia sẻ thông điệp tuyên truyền: Ở nhà là yêu nước”, bài viết phản ánh.
Ứng phó Covid-19 với nguồn lực hạn chế
Trang điện tử của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ngày 30/3 đăng bài viết của nhà báo người Anh Sean Fleming với tựa đề "Việt Nam cho thấy cách có thể chữa Covid-19 với nguồn lực hạn chế".Theo tác giả bài báo, đến nay Việt Nam chưa có trường hợp tử vong nào do đại dịch. Tác giả đặt câu hỏi, làm thế nào mà một quốc gia có nguồn lực hạn chế lại có thể đối mặt với một đại dịch toàn cầu khiến cả những nước phát triển cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng?
Nhà báo Sean Fleming viết, trong bối cảnh đó, Việt Nam nổi lên là điểm sáng về cách ứng phó dịch bệnh với nguồn lực hạn chế. Việt Nam đã xác nhận 204 trường hợp nhiễm Covid-19. Khác với các nước châu Á giàu có khác, Việt Nam không thể tiến hành thử nghiệm hàng loạt. Ví dụ Hàn Quốc đã thử nghiệm 338.000 người. Tại Việt Nam, con số thử nghiệm chỉ ở mức 15.637 người (số liệu ngày 20/3). Nhưng bằng cách tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình, quốc gia này đã giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế.
Việt Nam đã hành động nhanh chóng. Ngày 1/2, Việt Nam đã khởi động một loạt các biện pháp để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19: đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau, biện pháp kiểm dịch 21 ngày được áp dụng tại tỉnh Vĩnh Phúc. Quyết định đó được đưa ra do lo ngại về tình trạng sức khỏe của những người lao động nhập cư trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi nguồn dịch Covid-19. Chính phủ đã tạm dừng các chuyến bay, đóng cửa trường học và thực hiện biện pháp cách ly 14 ngày với những công dân nước ngoài đến Việt Nam.
Những nỗ lực chủ động của Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước đã trải qua sự cải thiện lớn về chất lượng cuộc sống sau 2 thập kỷ qua. Từ năm 2002-2018, sự chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ trung bình tăng từ 71 (năm 1990) lên 76 (năm 2015).
Hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện, tuy vẫn còn nhiều việc phải làm. Ở Việt Nam có khoảng 8 bác sĩ trên 10.000 người dân. Italy và Tây Ban Nha đều có 41 bác sĩ trên 10.000 người dân, Mỹ có 26 và Trung Quốc có 18.
Các biện pháp của Việt Nam chống dịch Covid-19 đã được triển khai bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với tất cả người nhập cảnh Việt Nam và hủy bỏ toàn bộ các chuyến bay nước ngoài. Việt Nam cũng đã cách ly những người nhiễm bệnh và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Việt Nam đã đưa ra quyết định nhanh chóng và ban hành các quyết định kịp thời. Ngoài ra, Việt Nam còn có sự giám sát mạnh mẽ của người dân. Những nguồn tin giả, thông tin sai lệch về dịch Covid-19 đều có nguy cơ bị phạt, đã có khoảng 800 người bị phạt vì lý do này.
Tác giả nhận định, với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã đi đúng hướng trong việc kiểm soát đại dịch Covid-19.