Đây là thông tin được Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ tại hội nghị trực tuyến với các bác sĩ tại hơn 700 điểm cầu về phòng chống dịch Covid-19 hôm nay.
Thứ trưởng Long cho biết, qua theo dõi các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam, có tới 80,9% bệnh nhân ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường; 15,3% bệnh nhân có biến chứng và gần 6% có biến chứng nặng. Bởi vậy, các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để tiếp nhận bệnh nhân khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
Vừa qua, Bộ Y tế đã cùng với các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ các bệnh viện điều trị tích cực cho các bệnh nhân, đặc biệt những người có diễn biến nặng.
"Đây là niềm tự hào nhưng với tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay, chúng ta không được chủ quan vì không thể nói trước điều gì. Do đó, chúng ta vẫn cần dồn trí tuệ, kinh nghiệm, trang thiết bị, thuốc tốt nhất cho điều trị các bệnh nhân nặng nhất".
Theo Thứ trưởng Long, dịch Covid-19 rất dễ lây và khó phòng chống. Trong lịch sử loài người chưa từng ghi nhận một dịch bệnh nào có mức độ tấn công ghê gớm như Covid-19. Chỉ trong vòng vài tháng, dịch đã lây lan ra hầu hết các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngay từ đầu mùa dịch, Việt Nam nhất quán quan điểm, bệnh nhân phát hiện tại đâu sẽ điều trị tại đó. Đây là điều quan trọng để lực lượng y tế dành sức cho sau này, tránh trường hợp có bệnh nhân là vội vã chuyển lên tuyến trên.
Vì vậy, tất cả các các cơ sở y tế đều phải chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng trên toàn quốc, không chờ hỗ trợ từ tuyến trung ương mà phải thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
Đến nay do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với Covid-19 nên Việt Nam vẫn đang cập nhật tất cả những phác đồ điều trị mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước. Trong đó có một số loại thuốc đang được thử nghiệm đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng 430.000 đến 10 triệu liều khi cần sử dụng.
Tất cả những loại thuốc này cũng được yêu cầu hạn chế xuất khẩu.
Để đối phó với dịch Covid-19 trong tình hình mới, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 lên một cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao.
Theo đó, tất cả những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là F1, phải thực hiện phân luồng để điều tra dịch tễ và xét nghiệm sàng lọc.
Các bệnh viện cũng được yêu cầu bố trí kíp trực hợp lý, đảm bảo an toàn cho y bác sĩ và đảm bảo đủ nhân lực trong trường hợp không may có 1 kíp trực bị nhiễm Covid-19.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Long kêu gọi tất cả người dân tiếp tục hợp tác thực hiện giãn cách xã hội cùng với rửa tay, đeo khẩu trang bởi kết hợp các biện pháp này chính là vắc xin trong phòng chống Covid-19.
Thứ trưởng Long cho biết, qua theo dõi các bệnh nhân mắc Covid-19 tại Việt Nam, có tới 80,9% bệnh nhân ở mức độ nhẹ, chỉ cần điều trị thông thường; 15,3% bệnh nhân có biến chứng và gần 6% có biến chứng nặng. Bởi vậy, các cơ sở y tế tuyến địa phương luôn phải sẵn sàng và thường xuyên nâng cao năng lực về điều trị để tiếp nhận bệnh nhân khi dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.
Vừa qua, Bộ Y tế đã cùng với các chuyên gia đầu ngành hỗ trợ các bệnh viện điều trị tích cực cho các bệnh nhân, đặc biệt những người có diễn biến nặng.
“Đến hôm nay, Việt Nam là một trong 2 quốc gia, vùng lãnh thổ không có trường hợp mắc Covid-19 tử vong dù đã có những ca bệnh nặng”, Thứ trưởng Long chia sẻ.
"Đây là niềm tự hào nhưng với tình hình diễn biến dịch bệnh hiện nay, chúng ta không được chủ quan vì không thể nói trước điều gì. Do đó, chúng ta vẫn cần dồn trí tuệ, kinh nghiệm, trang thiết bị, thuốc tốt nhất cho điều trị các bệnh nhân nặng nhất".
Theo Thứ trưởng Long, dịch Covid-19 rất dễ lây và khó phòng chống. Trong lịch sử loài người chưa từng ghi nhận một dịch bệnh nào có mức độ tấn công ghê gớm như Covid-19. Chỉ trong vòng vài tháng, dịch đã lây lan ra hầu hết các nước, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngay từ đầu mùa dịch, Việt Nam nhất quán quan điểm, bệnh nhân phát hiện tại đâu sẽ điều trị tại đó. Đây là điều quan trọng để lực lượng y tế dành sức cho sau này, tránh trường hợp có bệnh nhân là vội vã chuyển lên tuyến trên.
“Chúng ta đừng nghĩ tuyến cơ sở không phải điều trị thì lơi lỏng. Trong tình hình dịch như hiện nay, tuyến cơ sở càng phải tăng cường năng lực, nâng cao kiến thức, hiểu biết về điều trị", Thứ trưởng Long nhấn mạnh.
Vì vậy, tất cả các các cơ sở y tế đều phải chuẩn bị cho tình huống dịch lan rộng trên toàn quốc, không chờ hỗ trợ từ tuyến trung ương mà phải thực hiện phương châm 4 tại chỗ.
Đến nay do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu với Covid-19 nên Việt Nam vẫn đang cập nhật tất cả những phác đồ điều trị mới nhất từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nước. Trong đó có một số loại thuốc đang được thử nghiệm đã được Bộ Y tế dự trữ đủ, đáp ứng 430.000 đến 10 triệu liều khi cần sử dụng.
Tất cả những loại thuốc này cũng được yêu cầu hạn chế xuất khẩu.
Để đối phó với dịch Covid-19 trong tình hình mới, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, cho biết, Bộ Y tế đã nâng cấp phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 lên một cấp độ mới vì nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện rất cao.
Theo đó, tất cả những người đến khám tại bệnh viện đều được coi là F1, phải thực hiện phân luồng để điều tra dịch tễ và xét nghiệm sàng lọc.
Các bệnh viện cũng được yêu cầu bố trí kíp trực hợp lý, đảm bảo an toàn cho y bác sĩ và đảm bảo đủ nhân lực trong trường hợp không may có 1 kíp trực bị nhiễm Covid-19.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Long kêu gọi tất cả người dân tiếp tục hợp tác thực hiện giãn cách xã hội cùng với rửa tay, đeo khẩu trang bởi kết hợp các biện pháp này chính là vắc xin trong phòng chống Covid-19.