Nói đến con người tự chủ là nói đến 3 khía cạnh: cái đầu (trí tuệ), trái tim (đạo đức và cảm xúc) và thể chất (hành động).
Triết gia Rousseau từng mô tả về hình ảnh lý tưởng của một người trẻ vào độ tuổi 15 qua nhân vật Emile về giáo dục, rằng:
Triết gia Rousseau từng mô tả về hình ảnh lý tưởng của một người trẻ vào độ tuổi 15 qua nhân vật Emile về giáo dục, rằng:
“Trí óc đúng đắn và không thành kiến, tâm hồn tự do... Không phá rối sự an tĩnh của ai hết, nó đã sống hài lòng, hạnh phúc và tự do, hết mức mà thiên nhiên cho phép”.
Tự chủ về trí tuệ
Trí tuệ liên quan đến học hành, tri thức, tư duy, tư tưởng, sáng tạo… Mục tiêu của mọi sự học và sự dạy chân chính trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội liên quan đến mặt tri thức đều phải dẫn đến giúp người học đạt được sự tự chủ về mặt trí tuệ.
Trẻ cần được trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm nền. Nhưng điều quan trọng là làm sao để chúng có tư duy độc lập, có chính kiến? Làm sao để giúp trẻ có khả năng vượt qua những điều đã có và hướng đến sáng tạo, phát minh ra được những điều mới, cải tiến được hoàn cảnh hiện tại thì mới thúc đẩy xã hội phát triển?
Còn nếu trẻ học kiểu "tầm chương trích cú", học giỏi kiểu thi đua thuộc lòng thì đó cách nhanh nhất "đóng khung" tư duy, "đồng phục" tư tưởng trẻ - điều mà giáo dục tử tế không muốn.
Trẻ cần được giáo dục tính duy biệt, tính chủ thể. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới, nhưng chỉ đổi mới hình thức cành nhánh bên ngoài. Thực tế, đổi mới các kỹ thuật mà không thay đổi nền móng và “hệ điều hành”, không thấy nhắm đến một nền giáo dục khai phóng, nghĩa là không đặt ra mục tiêu giáo dục tự chủ trí tuệ cho học sinh.
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục gia đình cũng như nhà trường tại các nước phát triển là giáo dục tự chủ cho con trẻ, mà tự chủ về mặt trí tuệ là một nội dung quan trọng. Nhưng ở Việt Nam, các bậc phụ huynh vẫn còn nhấn mạnh trên các giá trị mang tính tuân thủ, sử dụng sự áp đặt trong cách giáo dục, quá đề cao điểm số, bằng cấp... Nhiều gia đình không chú ý đến tinh thần thực học thực làm, không ý thức sứ mệnh cuối cùng của giáo dục là phải giúp con cái mình tự khai phóng bản thân và đạt đến sự tự chủ.
Mọi sự áp đặt một chiều trong giáo dục đều xa rời bản tính tự nhiên của con người, đều chống lại sự phát triển của từng cá thể và của cả xã hội. Xã hội nào càng tôn trọng trẻ, xem trẻ là chủ thể, là tác nhân, là một bên trong quá trình giáo dục thì xã hội đó càng phát triển. Một trong những đất nước đó chính là Phần Lan. Họ luôn đề cao phương pháp khác biệt hóa, luôn đặt trẻ làm trung tâm trong mọi khâu của giáo dục và lấy việc giáo dục tự chủ, khai phóng con người làm mục tiêu chính.
Trẻ cần được trang bị một số kiến thức và kỹ năng cơ bản để làm nền. Nhưng điều quan trọng là làm sao để chúng có tư duy độc lập, có chính kiến? Làm sao để giúp trẻ có khả năng vượt qua những điều đã có và hướng đến sáng tạo, phát minh ra được những điều mới, cải tiến được hoàn cảnh hiện tại thì mới thúc đẩy xã hội phát triển?
Còn nếu trẻ học kiểu "tầm chương trích cú", học giỏi kiểu thi đua thuộc lòng thì đó cách nhanh nhất "đóng khung" tư duy, "đồng phục" tư tưởng trẻ - điều mà giáo dục tử tế không muốn.
Trẻ cần được giáo dục tính duy biệt, tính chủ thể. Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện đổi mới, nhưng chỉ đổi mới hình thức cành nhánh bên ngoài. Thực tế, đổi mới các kỹ thuật mà không thay đổi nền móng và “hệ điều hành”, không thấy nhắm đến một nền giáo dục khai phóng, nghĩa là không đặt ra mục tiêu giáo dục tự chủ trí tuệ cho học sinh.
Mục tiêu hàng đầu của giáo dục gia đình cũng như nhà trường tại các nước phát triển là giáo dục tự chủ cho con trẻ, mà tự chủ về mặt trí tuệ là một nội dung quan trọng. Nhưng ở Việt Nam, các bậc phụ huynh vẫn còn nhấn mạnh trên các giá trị mang tính tuân thủ, sử dụng sự áp đặt trong cách giáo dục, quá đề cao điểm số, bằng cấp... Nhiều gia đình không chú ý đến tinh thần thực học thực làm, không ý thức sứ mệnh cuối cùng của giáo dục là phải giúp con cái mình tự khai phóng bản thân và đạt đến sự tự chủ.
Mọi sự áp đặt một chiều trong giáo dục đều xa rời bản tính tự nhiên của con người, đều chống lại sự phát triển của từng cá thể và của cả xã hội. Xã hội nào càng tôn trọng trẻ, xem trẻ là chủ thể, là tác nhân, là một bên trong quá trình giáo dục thì xã hội đó càng phát triển. Một trong những đất nước đó chính là Phần Lan. Họ luôn đề cao phương pháp khác biệt hóa, luôn đặt trẻ làm trung tâm trong mọi khâu của giáo dục và lấy việc giáo dục tự chủ, khai phóng con người làm mục tiêu chính.
Tự chủ về mặt đạo đức và cảm xúc
Theo quan điểm của E.Kant, giáo dục đạo đức là giáo dục khả năng “tự trị chứ không phải ngoại trị”. Bên cạnh đó, giáo dục đạo đức còn nhằm hỗ trợ con trẻ đạt đến sự tự chủ, có khả năng tự sử dụng chiếc la bàn đạo đức bên trong của mình để sống và hành xử.
Giáo dục đạo đức bên trong là hướng các em đến đời sống luân lý. Để các em có được niềm tin, những giá trị nội tâm làm nền tảng vững chắc để trước một vấn đề, các em có thể tự phán đoán, phân định đúng sai, tốt xấu và hành xử theo sự mách bảo của lương tâm.
Chẳng hạn, chúng ta không thể dạy các em giữ gìn vệ sinh chung hiệu quả bằng cách dán khắp nơi bảng “cấm xả rác”, mà phải làm sao để tự các em ý thức hành vi xả rác là không tốt. Làm sao để trẻ ý thức bảo vệ môi trường trở thành một giá trị bên trong và chính lương tâm sẽ ra lệnh cho bản thân các em không xả rác mới là quan trọng.
Nếu vì sợ bị theo dõi mà học sinh không xả rác, thì khi không còn những điều đó, các em sẽ lại xả rác. Còn nếu chuyện này trở thành một phần những giá trị gắn với lương tâm, hằn sâu vào nếp nghĩ, thói quen thì các em sẽ tự hành động đúng trong mọi tình huống.
Giáo dục khả năng “tự trị chứ không phải ngoại trị” |
Chẳng hạn, chúng ta không thể dạy các em giữ gìn vệ sinh chung hiệu quả bằng cách dán khắp nơi bảng “cấm xả rác”, mà phải làm sao để tự các em ý thức hành vi xả rác là không tốt. Làm sao để trẻ ý thức bảo vệ môi trường trở thành một giá trị bên trong và chính lương tâm sẽ ra lệnh cho bản thân các em không xả rác mới là quan trọng.
Nếu vì sợ bị theo dõi mà học sinh không xả rác, thì khi không còn những điều đó, các em sẽ lại xả rác. Còn nếu chuyện này trở thành một phần những giá trị gắn với lương tâm, hằn sâu vào nếp nghĩ, thói quen thì các em sẽ tự hành động đúng trong mọi tình huống.
Cha mẹ “đánh cắp” tính tự chủ của con?
Một số cha mẹ đang lạm dụng việc làm thay con, quyết định tương lai của con mà không hề hay biết?
Nói về thực trạng phụ huynh lấy đi tính tự chủ của con, PGS. Nguyễn Văn Nhã (nguyên Trưởng Ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ:
Đó là sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ từ thời còn đầy gian khổ, thiếu cái ăn cái mặc, nên con cái luôn được ưu tiên.
Nhưng ngày nay, lo cho con cái nhiều quá lại có tác dụng ngược, làm đứa trẻ không lớn lên được, không tự chủ và ỷ lại thành thói quen xấu, nếu không đáp ứng đòi hỏi, chúng có thể làm thương tổn tình cảm gia đình.
Cách giáo dục của các bậc cha mẹ lâu nay khiến con cái trở nên thụ động, khó có thể khẳng định mình. Lúc bé, trẻ được bế ẵm. Lớn lên, các em được nuông chiều như hoàng tử, công chúa, chuyện xin tiền cha mẹ với các em hiển nhiên “như ngày thường ở huyện”. Đi học, các em được cha mẹ chọn trường, tìm lớp, chọn ngành nghề cho. Ra trường, các em lại được cha mẹ lo luôn cho “tấm vé” việc làm.
Từ đó, đây không còn là tình thương mà là kìm hãm sự trưởng thành, phát triển của cả một con người. Trẻ cần phải có những trải nghiệm không vui vẻ, gặp khó khăn, thất bại mới có thể trưởng thành. Nếu kèm cặp con quá mức sẽ tạo áp lực và trẻ sẽ mất đi khả năng tư duy, tự chủ của bản thân.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) nhận định, trong xã hội ta hiện nay, có nhiều “cậu ấm cô chiêu” chỉ biết ăn học. Ông dẫn chứng câu nói của một bà mẹ về đứa con trai đang là sinh viên của mình: “Làm sao nó biết làm việc nhà, bởi vì thức dậy thì đã có người giúp việc của gia đình sắp xếp chăn màn, dọn phòng. Nó chỉ biết ăn rồi đi học?”.
TS. Nguyễn Khánh Trung cho rằng nhiều cha mẹ đang “đánh cắp” sự trưởng thành của con mà không hề hay biết. Thực tế, trong nhiều gia đình, cha mẹ Việt "bao con từ A đến Z": đi học trường nào có cha mẹ lo, học xong làm việc gì có cha mẹ chạy, thậm chí cưới vợ gả chồng, xây nhà, sinh con cũng được cha mẹ lo hết. “Cha mẹ nuôi con, thương con kiểu đó chẳng khác nào biến con thành gánh nặng cho những người thân và xã hội”, TS. Nguyễn Khánh Trung phân tích.
Nói về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự chủ cho trẻ, PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng đến tuổi trẻ đi học, người lớn nên chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích chứ không làm bài tập hộ trẻ, hãy để trẻ tự làm mọi việc như thay quần áo, tắm rửa, xới cơm... Không thể cha mẹ cứ mãi làm thay, bao cấp con kẻo lại luẩn quẩn rơi vào kiểu “chăm lo cho thế hệ trẻ” là cực kỳ nguy hiểm. Mãi “bồng bế” con sẽ khiến đứa trẻ không chủ động thay đổi tư duy, không tự làm mọi việc, và khó có thể tự quyết định được tương lai của chính mình.
Bằng kinh nghiệm và qua nghiên cứu, TS. Nguyễn Khánh Trung khẳng định việc xây dựng tính tự chủ cho con cái cực kỳ quan trọng. Đó là khả năng trẻ tự biết lo cho bản thân, tự chủ về đời sống tinh thần, tư duy độc lập, có khả năng hội nhập vào xã hội. Ông dẫn chứng trẻ em Pháp, ngoài thời gian học ở trường và làm bài tập ở nhà, thường được phân việc gia đình. Sau 14 tuổi, trẻ được khuyến khích đi làm thêm vào dịp hè để tự thực hiện các “dự án” của riêng mình như mua sắm các vật dụng mong muốn, thực hiện các chuyến đi…
Từ đó, TS. Nguyễn Khánh Trung nhấn mạnh, thay vì chạy theo thành tích, chúng ta cần giáo dục tính tự chủ cho trẻ, để trẻ có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi. Và khi tự mình bước đi được rồi thì mới có thể chạy nhảy vui chơi với đời, mới có thể trèo lên cao và có khả năng để góp sức mình với xã hội. “Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại phải có khả năng tự lo. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao?”, TS. Trung băn khoăn.
Có lẽ vì thế, vợ chồng Tổng thống Barack Obama đã cho con đi làm thêm, tỉ phú Bill Gates hiến hầu hết tài sản của mình làm từ thiện. Không phải họ không thương con, mà đang tạo cho con bối cảnh cần thiết để con không dựa dẫm, cho phép con sống cuộc sống của chính mình, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.
Giáo dục gia đình hay giáo dục nhà trường nếu không góp phần tạo nên những cá nhân trưởng thành, được khai minh khai trí, làm chủ những gì được học và có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì đó là sự giáo dục thất bại.
Nói về thực trạng phụ huynh lấy đi tính tự chủ của con, PGS. Nguyễn Văn Nhã (nguyên Trưởng Ban Đào tạo – Đại học Quốc gia Hà Nội) chia sẻ:
Anh bạn tôi năm nay ngoài 60 tuổi rồi mà vẫn được các cụ xấp xỉ 100 tuổi quan tâm, lo lắng, nhắc nhở như trẻ nhỏ: nhớ mặc ấm, đi đường cẩn thận kẻo tai nạn...
Đó là sự quan tâm, lo lắng của bậc cha mẹ từ thời còn đầy gian khổ, thiếu cái ăn cái mặc, nên con cái luôn được ưu tiên.
Nhưng ngày nay, lo cho con cái nhiều quá lại có tác dụng ngược, làm đứa trẻ không lớn lên được, không tự chủ và ỷ lại thành thói quen xấu, nếu không đáp ứng đòi hỏi, chúng có thể làm thương tổn tình cảm gia đình.
Cách giáo dục của các bậc cha mẹ lâu nay khiến con cái trở nên thụ động, khó có thể khẳng định mình. Lúc bé, trẻ được bế ẵm. Lớn lên, các em được nuông chiều như hoàng tử, công chúa, chuyện xin tiền cha mẹ với các em hiển nhiên “như ngày thường ở huyện”. Đi học, các em được cha mẹ chọn trường, tìm lớp, chọn ngành nghề cho. Ra trường, các em lại được cha mẹ lo luôn cho “tấm vé” việc làm.
Từ đó, đây không còn là tình thương mà là kìm hãm sự trưởng thành, phát triển của cả một con người. Trẻ cần phải có những trải nghiệm không vui vẻ, gặp khó khăn, thất bại mới có thể trưởng thành. Nếu kèm cặp con quá mức sẽ tạo áp lực và trẻ sẽ mất đi khả năng tư duy, tự chủ của bản thân.
Cùng quan điểm, TS. Nguyễn Khánh Trung (Viện Nghiên cứu Phát triển Giáo dục - IRED) nhận định, trong xã hội ta hiện nay, có nhiều “cậu ấm cô chiêu” chỉ biết ăn học. Ông dẫn chứng câu nói của một bà mẹ về đứa con trai đang là sinh viên của mình: “Làm sao nó biết làm việc nhà, bởi vì thức dậy thì đã có người giúp việc của gia đình sắp xếp chăn màn, dọn phòng. Nó chỉ biết ăn rồi đi học?”.
TS. Nguyễn Khánh Trung cho rằng nhiều cha mẹ đang “đánh cắp” sự trưởng thành của con mà không hề hay biết. Thực tế, trong nhiều gia đình, cha mẹ Việt "bao con từ A đến Z": đi học trường nào có cha mẹ lo, học xong làm việc gì có cha mẹ chạy, thậm chí cưới vợ gả chồng, xây nhà, sinh con cũng được cha mẹ lo hết. “Cha mẹ nuôi con, thương con kiểu đó chẳng khác nào biến con thành gánh nặng cho những người thân và xã hội”, TS. Nguyễn Khánh Trung phân tích.
Nói về tầm quan trọng của việc giáo dục tính tự chủ cho trẻ, PGS. Nguyễn Văn Nhã cho rằng đến tuổi trẻ đi học, người lớn nên chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích chứ không làm bài tập hộ trẻ, hãy để trẻ tự làm mọi việc như thay quần áo, tắm rửa, xới cơm... Không thể cha mẹ cứ mãi làm thay, bao cấp con kẻo lại luẩn quẩn rơi vào kiểu “chăm lo cho thế hệ trẻ” là cực kỳ nguy hiểm. Mãi “bồng bế” con sẽ khiến đứa trẻ không chủ động thay đổi tư duy, không tự làm mọi việc, và khó có thể tự quyết định được tương lai của chính mình.
Bằng kinh nghiệm và qua nghiên cứu, TS. Nguyễn Khánh Trung khẳng định việc xây dựng tính tự chủ cho con cái cực kỳ quan trọng. Đó là khả năng trẻ tự biết lo cho bản thân, tự chủ về đời sống tinh thần, tư duy độc lập, có khả năng hội nhập vào xã hội. Ông dẫn chứng trẻ em Pháp, ngoài thời gian học ở trường và làm bài tập ở nhà, thường được phân việc gia đình. Sau 14 tuổi, trẻ được khuyến khích đi làm thêm vào dịp hè để tự thực hiện các “dự án” của riêng mình như mua sắm các vật dụng mong muốn, thực hiện các chuyến đi…
Từ đó, TS. Nguyễn Khánh Trung nhấn mạnh, thay vì chạy theo thành tích, chúng ta cần giáo dục tính tự chủ cho trẻ, để trẻ có thể sinh tồn, có thể đứng trên đôi chân của chính mình và bước đi. Và khi tự mình bước đi được rồi thì mới có thể chạy nhảy vui chơi với đời, mới có thể trèo lên cao và có khả năng để góp sức mình với xã hội. “Cũng như mọi loài khác, con người trước tiên muốn tồn tại phải có khả năng tự lo. Nếu không thể đi trên đôi chân của mình thì sẽ phải làm sao?”, TS. Trung băn khoăn.
Có lẽ vì thế, vợ chồng Tổng thống Barack Obama đã cho con đi làm thêm, tỉ phú Bill Gates hiến hầu hết tài sản của mình làm từ thiện. Không phải họ không thương con, mà đang tạo cho con bối cảnh cần thiết để con không dựa dẫm, cho phép con sống cuộc sống của chính mình, bằng đôi bàn tay và khối óc của mình.
Giáo dục gia đình hay giáo dục nhà trường nếu không góp phần tạo nên những cá nhân trưởng thành, được khai minh khai trí, làm chủ những gì được học và có thể thúc đẩy sự phát triển của xã hội thì đó là sự giáo dục thất bại.
“Một quốc gia tự chủ phát triển khi có những công dân tự chủ. Chính vì vậy, lúc này chúng ta đừng chỉ dạy con biết nghe lời, đừng chú trọng đến điểm số nữa mà phải đặt lại câu hỏi: Liệu các bậc cha mẹ đã giáo dục và xây dựng tính tự chủ cho con đúng và đủ chưa?”, TS. Nguyễn Khánh Trung nhấn mạnh.
Biểu tình bạo lực là biểu hiện của sự thất bại trong Giáo dục?
Còn nhớ Ngày 4/11/2016, việc hàng trăm nghìn người dân Indonesia xuống đường biểu tình đòi kết tội Thị trưởng Jakarta Basuki "Ahok" Tjahaja Purnama vì tội phỉ báng kinh Koran, xúc phạm đạo Hồi đã tạo ra những phản ứng khác nhau trong xã hội Indonesia.
Mới đây, hình ảnh biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" nhằm đòi công lý cho George Floyd, bình đẳng cho người da màu và lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát tại 50 bang xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội.
Nhiều người biểu tình đã bày tỏ vui mừng trên mạng xã hội vì cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì gáy Floyd, bị truy tố tội giết người cấp độ hai và tất cả bang ở Mỹ đều ủng hộ chống phân biệt chủng tộc.
Việc người dân Indonesia hay Mỹ chỉ là đơn cử cho việc sử dụng Internet ngày càng tăng, đặc biệt là trong giới trẻ đã khiến các vấn đề xã hội được lan truyền nhanh chóng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người ta có thể nhanh chóng "phổ biến" quan điểm của mình trên phạm vi toàn quốc cũng như cả thế giới. Sự lan truyền các quan điểm này đôi khi rất nguy hiểm bởi một phần do nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao, hơn nữa đất nước này vẫn còn những luật lệ tôn giáo nghiêm ngặt.
Các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn vừa qua là một ví dụ điển hình về những xung đột tiềm tàng trong xã hội nếu chính quyền không nghiêm túc xem xét và có biện pháp giải quyết kịp thời. Tiến sĩ Agus Mutohar lập luận rằng, những xung đột này là kết quả của sự thất bại trong công tác giáo dục để giúp mọi cá nhân không bị mắc kẹt trong những cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo và chính trị và hơn hết là hệ tư tưởng.
Vì vậy, trước hết, cần phải xem xét cách thức giảng dạy trong các trường học. Chúng ta đang sống trong sự biến chuyển nhanh chóng của toàn cầu với sự tác động của truyền thông, Internet... nên cách thức giảng dạy cần phải thay đổi, chuyển sang giảng dạy các vấn đề phức tạp và mang tính toàn cầu để người học có khả năng nhận thức được các vấn đề xã hội xung quanh.
Bên cạnh đó, giáo dục nên đề cao các giá trị đã được vun đắp qua bao đời, đó là những truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước vốn đã trở thành niềm tự hào của người dân. Người dân cần phải coi những truyền thống này như một chân lý phổ quát và là động lực thúc đẩy phát triển. Trên thực tế, việc giảng dạy lịch sử, truyền thống và văn hóa ở trong trường học dường như vẫn chưa được coi trọng, hoặc chưa được đưa vào thường xuyên trong các bài giảng mà có xu hướng áp dụng một cách máy móc các giá trị này trong các dịp lễ, tết, các sự kiện văn hóa xã hội của đất nước.
Việc giảng dạy lịch sử, truyền thống, văn hóa trong các trường học quan trọng ở chỗ nó có thể cho phép những người theo các tôn giáo khác nhau, những người có nguồn gốc khác nhau cùng chia sẻ, trao đổi, bày tỏ quan điểm nhận thức của mình, thậm chí họ có thể tranh luận, phản bác nhau và từ đó giáo viên sẽ giảng giải, định hướng cho họ, từ đó hình thành trong họ những nhận thức đúng đắn, không có sự kỳ thị phân biệt. Tư tưởng này sẽ theo họ trong suốt hành trình của mình sau này.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, mọi người đều có thể tiếp cận, thu nhận các thông tin trên toàn thế giới một cách dễ dàng. Đây là lý do buộc nền giáo dục của mỗi quốc gia phải dạy cho người học những kiến thức văn hóa cơ bản, truyền thống văn hóa của dân tộc để họ không bị ảnh hưởng, tác động bởi những kẻ cực đoan trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Tiến sĩ Agus Mutohar, các trường học phải thiết lập một kỷ luật nghiêm minh, có thưởng phạt rõ ràng nhưng cũng phải tính đến các yếu tố về tâm lý, văn hóa, tôn giáo của người học. Các trường cần tăng cường thời gian cho thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia các hoạt động thực tế, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhau để hình thành kỹ năng giao tiếp và sự chia sẻ, cảm thông với nhau.
Tiến sĩ Agus Mutohar đi đến kết luận rằng giáo dục là phương cách tốt nhất để có một xã hội hòa bình và khoan dung, tránh việc có thể xảy ra xung đột khiến đất nước bị chìm vào khủng hoảng, xung đột sắc tộc, tôn giáo như ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.
Mới đây, hình ảnh biểu tình "Mạng sống người da màu quan trọng" nhằm đòi công lý cho George Floyd, bình đẳng cho người da màu và lên án hành vi bạo lực quá mức của cảnh sát tại 50 bang xuất hiện tràn ngập trên mạng xã hội.
Học sinh miêu tả phong trào Black Lives Matter ở Mỹ và Brazil thông qua nghệ thuật. (Ảnh: dukechronicle) |
Nhiều người biểu tình đã bày tỏ vui mừng trên mạng xã hội vì cảnh sát Derek Chauvin, người trực tiếp ghì gáy Floyd, bị truy tố tội giết người cấp độ hai và tất cả bang ở Mỹ đều ủng hộ chống phân biệt chủng tộc.
"Bạn không thể khiến tất cả 50 bang đồng thuận về bất kỳ vấn đề gì, nhưng toàn bộ 50 bang đều phản đối phân biệt chủng tộc. Tôi chưa bao giờ chứng kiến điều này trong đời, như thế là có hy vọng", một người chia sẻ trên Twitter.
"Tất cả 50 bang và 18 quốc gia đã tham gia các cuộc biểu tình "'Mạng sống người da màu quan trọng', khiến nó trở thành phong trào dân quyền lớn nhất trong lịch sử thế giới", người dùng Twitter Rob Mackffy cho hay.
Việc người dân Indonesia hay Mỹ chỉ là đơn cử cho việc sử dụng Internet ngày càng tăng, đặc biệt là trong giới trẻ đã khiến các vấn đề xã hội được lan truyền nhanh chóng. Chỉ cần một cú nhấp chuột, người ta có thể nhanh chóng "phổ biến" quan điểm của mình trên phạm vi toàn quốc cũng như cả thế giới. Sự lan truyền các quan điểm này đôi khi rất nguy hiểm bởi một phần do nhận thức của một bộ phận người dân chưa cao, hơn nữa đất nước này vẫn còn những luật lệ tôn giáo nghiêm ngặt.
Các cuộc biểu tình dẫn đến bạo loạn vừa qua là một ví dụ điển hình về những xung đột tiềm tàng trong xã hội nếu chính quyền không nghiêm túc xem xét và có biện pháp giải quyết kịp thời. Tiến sĩ Agus Mutohar lập luận rằng, những xung đột này là kết quả của sự thất bại trong công tác giáo dục để giúp mọi cá nhân không bị mắc kẹt trong những cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo và chính trị và hơn hết là hệ tư tưởng.
Vì vậy, trước hết, cần phải xem xét cách thức giảng dạy trong các trường học. Chúng ta đang sống trong sự biến chuyển nhanh chóng của toàn cầu với sự tác động của truyền thông, Internet... nên cách thức giảng dạy cần phải thay đổi, chuyển sang giảng dạy các vấn đề phức tạp và mang tính toàn cầu để người học có khả năng nhận thức được các vấn đề xã hội xung quanh.
Bên cạnh đó, giáo dục nên đề cao các giá trị đã được vun đắp qua bao đời, đó là những truyền thống, lịch sử, văn hóa của đất nước vốn đã trở thành niềm tự hào của người dân. Người dân cần phải coi những truyền thống này như một chân lý phổ quát và là động lực thúc đẩy phát triển. Trên thực tế, việc giảng dạy lịch sử, truyền thống và văn hóa ở trong trường học dường như vẫn chưa được coi trọng, hoặc chưa được đưa vào thường xuyên trong các bài giảng mà có xu hướng áp dụng một cách máy móc các giá trị này trong các dịp lễ, tết, các sự kiện văn hóa xã hội của đất nước.
Việc giảng dạy lịch sử, truyền thống, văn hóa trong các trường học quan trọng ở chỗ nó có thể cho phép những người theo các tôn giáo khác nhau, những người có nguồn gốc khác nhau cùng chia sẻ, trao đổi, bày tỏ quan điểm nhận thức của mình, thậm chí họ có thể tranh luận, phản bác nhau và từ đó giáo viên sẽ giảng giải, định hướng cho họ, từ đó hình thành trong họ những nhận thức đúng đắn, không có sự kỳ thị phân biệt. Tư tưởng này sẽ theo họ trong suốt hành trình của mình sau này.
Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, mọi người đều có thể tiếp cận, thu nhận các thông tin trên toàn thế giới một cách dễ dàng. Đây là lý do buộc nền giáo dục của mỗi quốc gia phải dạy cho người học những kiến thức văn hóa cơ bản, truyền thống văn hóa của dân tộc để họ không bị ảnh hưởng, tác động bởi những kẻ cực đoan trên các phương tiện truyền thông xã hội.
Theo Tiến sĩ Agus Mutohar, các trường học phải thiết lập một kỷ luật nghiêm minh, có thưởng phạt rõ ràng nhưng cũng phải tính đến các yếu tố về tâm lý, văn hóa, tôn giáo của người học. Các trường cần tăng cường thời gian cho thực hành, tạo điều kiện cho người học tham gia các hoạt động thực tế, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhau để hình thành kỹ năng giao tiếp và sự chia sẻ, cảm thông với nhau.
Tiến sĩ Agus Mutohar đi đến kết luận rằng giáo dục là phương cách tốt nhất để có một xã hội hòa bình và khoan dung, tránh việc có thể xảy ra xung đột khiến đất nước bị chìm vào khủng hoảng, xung đột sắc tộc, tôn giáo như ở nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay.