N
Kiến trúc chữa lành (healing architecture) là một trường phái kiến trúc rất phổ biến ở các quốc gia phát triển bậc nhất như Nhật Bản, Hoa Kỳ,…
Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành là: tập trung vào thiết kế các không gian kiến trúc để thúc đẩy quá trình phục hồi, bảo vệ sức khỏe nhằm mục đích loại bỏ sự căng thẳng từ môi trường (tiếng ồn, chất lượng không khí kém...); đem đến sự thăng hoa, sáng tạo, vì sự phát triển khỏe mạnh và giàu có về Thân – Tâm – Trí của con người.
Một trong những tiêu chí quan trọng của kiến trúc chữa lành chính là không gian cần được kết nối, hài hòa với tự nhiên trong việc sử dụng chất liệu để xây dựng nhằm kết nối cảm xúc của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng khi sống, làm việc và hoạt động trong không gian ấy.
Các kiến trúc sư cần chọn những loại cây cỏ mang dược tính chữa lành để trồng; việc chọn chất liệu nào để sử dụng cho thân thiện với môi trường, bền vững với thời gian cần được quan tâm đặc biệt; và cả những yếu tố môi trường như: gió, hơi nước, ánh sáng, sự thay đổi của thời tiết bốn mùa cũng cần được hiểu rõ để không gian ấy thực sự trở thành không gian trị liệu, phục hồi và bảo vệ sức khỏe…
Kiến trúc mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương
Khi đi ra ngoài và nhìn vào những tòa nhà, chúng ta thường chỉ băn khoăn không biết chúng có bền vững với môi trường hay không. Nhưng chúng ta ít khi tự hỏi dấu ấn mà những người sáng tạo muốn gửi gắm vào công trình này là gì.
Trong một cuộc chia sẻ ở Ted Talk, kiến trúc sư Michael Murphy kể những câu chuyện thú vị về kiến trúc, từ đó nhấn mạnh quan điểm kiến trúc vĩ đại sẽ mang đến hy vọng và giúp chữa lành những vết thương.
Trong ký ức của Michael Murphy, vào cuối tuần, bố anh sẽ thường dậy sớm, mặc một chiếc áo len sờn màu và thực hiện nghi lễ cạo sơn tường bằng khẩu súng nhiệt cũ và con dao nhọn. Sau đó, ông sẽ sơn lại chỗ mà mình đã cạo sạch, và bắt đầu mọi thứ như vậy vào tuần sau. Cạo và cạo lại, sơn và sơn lại, công việc sửa sang nhà cũ dường như không bao giờ dừng lại.
Vào ngày bố bước sang tuổi 52, anh nhận được một cuộc điện thoại từ mẹ, bảo rằng bác sĩ vừa phát hiện một khối u trong dạ dày của ông. Chẩn đoán cuối cùng cho biết ông mắc ung thư giai đoạn cuối và chỉ còn sống được 3 tuần.
Michael ngay lập tức bay đến Poughkeepie – New York để ở cạnh cha những ngày cuối và hoang mang không biết cuộc sống tiếp đó sẽ ra sao. Để đỡ phân tâm, anh xắn ống tay áo và hoàn thiện việc sửa sang ngôi nhà cũ mà bố buộc phải bỏ dở.
3 tuần trôi qua, và bất ngờ thay, bố Michael được chẩn đoán có tín hiệu khả quan. 3 tháng sau, ông cùng anh sửa sang nội thất. Sau 6 tháng, các cửa sổ cũ được đánh bóng và trong 18 tháng, mái hiên mục nát đã được thay thế.
Người bố, đứng bên ngoài ngôi nhà trong diện mạo mới mẻ, tỏ vẻ ngưỡng mộ. Ông quay sang Michael và nói: “Con biết không, ngôi nhà này đã cứu sống ta!”
Và Michael quyết định theo học ngành kiến trúc một năm sau đó.
Khi Michael sắp sửa bước vào kỳ thi cuối cùng, anh quyết định tạm lánh khỏi lối sống cú đêm, để đến nghe bài giảng của tiến sĩ Paul Farmer, một nhà hoạt động y tế hàng đầu cho người nghèo trên toàn thế giới. Anh ngạc nhiên khi nghe ông nói về kiến trúc, rằng, các công trình đang khiến bệnh con người nặng nề hơn, đặc biệt với những người nghèo nhất thế giới. Kiến trúc cũng là một trong những tác nhân gây nên dịch bệnh. Trong một bệnh viện tại Nam Phi, giả sử, một bệnh nhân bị gãy chân đến, anh ta phải chờ đợi trong hành lang không thông gió, và tiếp xúc với một người bệnh lao. Các thiết kế kiến trúc thiếu khoa học kia đã làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, và có người đã phải chết vì điều đó. Paul Farmer nhấn mạnh: “Những kiến trúc sư đang ở đâu, khi mà bệnh viên đang khiến bệnh tình nặng nề hơn?”
Mùa hè năm sau, trên một chiếc Land Rover, Michael cùng những người bạn của mình rong ruổi trên sườn đồi Rwanda. Năm tiếp đó, anh sống tại một nhà khách cũ ở Butaro, nơi từng là một nhà tù sau cuộc diệt chủng. Anh ở đó, và thiết kế xây dựng một bệnh viện mới cùng bác sĩ Farmer và đội ngũ của ông. Trong trường hợp hành lang khiến bệnh tình trầm trọng hơn, Michael nghĩ đến giải pháp xây hành lang bên ngoài để mọi người có thể đi bộ và hưởng khí trời. Nếu hệ thống cơ khí hạn chế, thì anh bèn nghĩ đến hệ thống thông gió tự nhiên, và cùng lúc, có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Còn trải nghiệm của bệnh nhân thì sao? Anh thiết kế những ô cửa kính rộng mở, tạo trải nghiệm hòa vào thiên nhiên. Đó cũng là cách giúp bệnh nhân tự chữa lành.
Và Michael đã bắt đầu một thử nghiệm mới dựa trên câu hỏi ấy trên khắp thế giới. Giống như ở Haiti, nơi anh và đội ngũ đã giải quyết câu hỏi liệu một bệnh viện mới có thể chấm dứt dịch tả. rong bệnh viên 100 giường khác, anh đã thiết kế một chiến lược đơn giản làm sạch chất thải y tế ô nhiễm trước khi chúng bị thải ra nguồn nước. Ý tưởng này đã cứu sống vô số sinh mạng. Hoặc ở Malawi, anh đặt câu hỏi liệu kiến trúc có thể khiến một trung tâm sinh sản giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở mẹ và trẻ sơ sinh. Và anh đã thiết kế một công trình thu hút phụ nữ và gia đình của họ đến bệnh viên sớm hơn và sinh con an toàn. Hoặc ở Congo, anh sử dụng bùn – đất và gỗ để xây dựng một trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học, nhằm giáo dục con người về bảo vệ động vật hoang dã nhằm ngăn chặn dịch bệnh trên toàn cầu. Ngay cả ở Mỹ, anh đặt vấn đề về trường đại học lớn nhất dành cho người khiếm thính, bằng cách thiết kế một khuôn viên đánh thức cách chúng ta giao tiếp bằng lới nói và không lời.
Zen Garden | Xây theo kiến trúc chữa lành Thân – Tâm – Trí
Với quy mô hơn 9000 m2, tất cả các loại cây được lựa chọn trồng trong vườn Zen đều là những loại cây bản địa mang dược tính chữa lành, phổ biến trong đời sống.
Vườn Zen được chia làm hai phân khu với ý nghĩa khác nhau. Vườn nhiệt đới tập trung chủ yếu các loại cây thuộc vùng nhiệt đới nóng ẩm, các loại dược liệu chữa lành như: kim ngân, hương thảo, mã đề, cỏ lan chi… có tác dụng thanh lọc không khí, chống ô nhiễm. Còn khu vườn Thiền với những loại cây tiêu biểu trong văn hóa và tâm thức người Việt Nam như: trúc, đa, đề, tre.. biểu trưng cho khát vọng, các đức tính của dân tộc như: sự chính trực, kiên cường với khí phách của các bậc hiền nhân quân tử…
Dựa trên triết lý kiến trúc chữa lành, địa thế không gian của vườn Zen tại Thành phố Cà phê được tuân thủ, tôn trọng nguyên vẹn địa thế tự nhiên. Các khoảng không gian mở, lối đi hẹp, quanh co, hay cả vườn đá… đều mang ý nghĩa sâu sắc giúp khách thăm quan có thể trải nghiệm về từng giai đoạn của cuộc đời mình: Có lúc rộng mở, có lúc quanh co hẹp lối, có lúc lại gặp nhiều chông gai khúc khuỷu nhưng đến cuối con đường ấy sẽ là sự bình an, hạnh phúc khi tất cả đã đi qua. Đây cũng là ý nghĩa của sự tỉnh thức mà Trung Nguyên Legend muốn gửi gắm tới cộng đồng.
Trong tuần đầu tiên khai trương, vườn Zen đã gây bất ngờ với cộng đồng, khách du lịch bằng cách bán vé bằng… cây. Theo đó, những người thăm quan cần mang theo một cây trồng cao khoảng 80cm, thuộc một số loại đã được chỉ định sẵn như cam, chanh, cà phê, điều, sầu riêng, mắc ca,… và còn nguyên trong bầu để cây tiếp tục sống sau đó.
Cách làm này phần nào chứng tỏ Trung Nguyên Legend chỉ thu vé với mục đích tôn tạo, phát triển thêm Vườn Zen chứ không phải mục đích kinh doanh.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.