Type Here to Get Search Results !

Viết bài như thế nào để Google dễ index?



Trong 1 số bài viết trước đây, mình đã chia sẻ cách thức tạo nên 1 bài viết hấp dẫn đối với người đọc. Trong lần này, mình sẽ viết tiếp 1 vài gợi ý để tạo nên 1 bài viết hiệu quả – đặc biệt với 1 đối tượng “độc giả” vô cùng quan trọng tại thời điểm này – đó là Mr. Google. Những nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn viết bài sao cho máy tìm kiếm Google dễ quét, đọc ra nội dung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.


 Viết bài cho Google đọc


Việc viết bài luôn đặt độc giả ở vị trí trung tâm nhưng bạn cũng đừng quên rằng máy tìm kiếm Google cũng là một độc giả rất trung thành của bạn đấy hehe. Mình nói vậy có nghĩa là bạn cần chú ý một số đặc điểm của Google Search Engine để lão này có thể dễ dàng tìm và quét được nội dung blog.


Google thích chữ (text): Đó là món ăn khoái khẩu của Google. Bởi lẽ text là đối tượng mà Google dễ dàng hiểu được bạn đang viết cái gì. Xét cho cùng Search Engine cũng do con người tạo ra và dạy cho nó biết đọc biết hiểu mà phải không nào. Vì vậy, dù muốn thêm nhiều định dạng nội dung khác vào như hình ảnh, video, flash… thì yếu tố text vẫn luôn phải được trau chuốt hàng đầu.

Google thích những nội dung được format chuẩn và rõ ràng (formatting): Điều này có liên quan đến độ lớn của từ, cụm từ trong đoạn văn. Từ khoá bạn viết được in đậm hay lợt, to hay nhỏ sẽ phản ánh mức độ quan trọng của nội dung. Google dựa vào điều này để nhanh chóng tìm ra đâu là nội dung chủ đạo của bạn. Vì vậy bạn phải cố gắng “hướng dẫn” cho nó một cách dễ hiều nhất. Chúng ta sẽ nói sâu hơn về yếu tố này ở phần sau.
Google thích nội dung tươi mới (freshness): Thật vậy, việc bạn cập nhật nội dung thường xuyên sẽ khiến google đánh giá cao Blog của bạn. Cứ mỗi lần đến chu kì Google thả bọ để quét web bạn mà nó đều thấy có nội dung mới thì hay quá rồi còn gì.


Ngoài ra, nội dung của một bài viết cũ có thể được xem là được làm mới khi nó có lượng tương tác (comment) thường xuyên. Chính vì vậy bạn nên viết thế nào để người đọc thích bình luận nhé. Google cũng xét đến các tương tác này để đánh giá chất lượng cũng như dùng nó làm một tham số để đánh giá page rank của bạn đấy.


Google thích những trang blog dễ điều hướng: Chắc chắn rồi, Google luôn khuyến khích các publisher thiết kế trang web với các chỉ mục (menu, breadcrumb) rõ ràng , dễ điều hướng. Đặc tính này không chỉ giúp người dùng dễ sử dụng trang mà còn giúp Google dễ dàng định hướng và quét nội dung web một cách nhanh chóng. Bạn cũng đừng quên submit sitemap của mình cho chú Google bằng Google Webmaster Tool nhé.


Google thích các đường link ra ngoài (outbound hyperlinks): Nói sâu xa là thế này, đứng ở vị trí của Google, bạn í luôn muốn tìm thấy những trang web mới để đa dạng hoá và tăng chất lượng kết quả tìm kiếm cho người dùng. Có nhiều cách để publisher báo cho Google những trang web này (nhanh nhất là submit URL). Tuy nhiên, Google thích các đường link website khác mà nó tìm thấy Khi quét các website khác.


Như thế sẽ khách quan hơn và dễ dàng đánh giá xem trang web đặt link cũng như trang web được trỏ về có mối quan hệ ra sao ? Chất lượng nội dung của chúng như thế nào ? Đây cũng là cơ sở để Google đánh giá Page Rank của một trang web. Trong mối quan hệ này, cả 2 site đặt link và site được trỏ về đều có lợi nếu chúng có nội dung tương đồng.


Googlebot (“bọ”) không biết suy nghĩ: Vì vậy, bạn hãy nhớ link các trang có nội dung tương đồng trong blog của mình lại với nhau và đặt chúng xem kẽ trong các bài viết. Lấy ví dụ: là bài viết của mình mà bạn đang xem nhé. Đây là một phần trong serie bài viết hướng dẫn “Viết Blog hiệu quả”. Như vậy mình sẽ đặt link của phần 1 trong bài viết này với link chữ (anchor text) là “Viết Blog hiệu quả – Phần 1” (có chứa từ khoá trong bài viết trước).


Mình đặt như vậy để nói cho Google biết nội dung trên blog của mình rất cô đặc, tập trung và được liên kết chặt chẽ với nhau. Google sẽ cho điểm cộng đối với những website có nội dung tập trung. Nó làm điều này vì muốn show cho người dùng những trang web có nội dung chất lượng, đúng mục tiêu tại kết quả tìm kiếm. Hiểu được phương châm của Google thì bạn sẽ biết cách gây ấn tượng tốt với nó.


Google không thích 404: Bạn nên kiểm tra Blog của mình thường kì để xoá những trang không tồn tại. Nếu số lượng trang 404 – File not Found quá lớn, Googl sẽ đánh giá bạn là một trang blog ẩu thả, bê bối và dĩ nhiên là không thân thiện với người dùng. Bạn sẽ phải trả giá đấy.


Format bài viết: các thẻ Headings


Giống như đã nói ở phần đầu: Google thích những nội dung được format chuẩn và rõ ràng ( formatting), chúng ta sẽ đào sâu thêm vấn đề này nhé. Điều này có liên quan đến độ lớn của từ, cụm từ trong đoạn văn. Từ khoá bạn viết được in đậm hay lợt, to hay nhỏ sẽ phản ánh mức độ quan trọng của nội dung. Google dựa vào điều này để nhanh chóng tìm ra đâu là nội dung chủ đạo của bạn.


Bạn cần nhớ 5 điều cơ bản sau để format bài viết cho chuẩn với Google nhé:



  1. Tiêu đề bài viết chính là heading quan trọng nhất, nó phải được format bằng thẻ <h1> tương ứng với kích thước chữ to nhất. 
  2. Mỗi trang chỉ có một thẻ được gán <h1>
  3. Tiếp theo các chủ tiêu để của các chủ đề nhỏ trong bài viết sẽ được format bằng thẻ <h2>(độ lớn chữ trung bình giống như các chủ điềm của các tip 1,2,3,4… trong bài viết này) và nội dung trong mỗi tiêu đề nhỏ này sẽ được format bằng thẻ <h3>(nhỏ nhất)
  4. Mỗi tiêu đề heading phải chứa những từ khoá mà bạn tập trung dành cho bài viết. Nói cách khác các tiêu đề này phải phản ánh nội dung bài viết. Tiêu đề có từ khoá nào thì nội dung trong ruột cũng phải có từ khoá đó. Nếu không thì việc format này cũng sẽ vô ích.

Và suy cho cùng, khi format các heading này, bạn sẽ giúp cho người dùng dễ dàng nắm bắt các ý chính trong bài viết và dễ theo dõi hơn.


Nếu Blog có chữ là “Cơm” thì hình ảnh chính là “thịt” và “rau” để giúp cho bữa ăn của độc giả thêm phần “dinh dưỡng”. Không có hình ảnh, nội dung của bạn sẽ khô khan và nhàm chán biết bao


Dưới đây là 4 cách cơ bản để sử dụng hình ảnh hiệu quả trong bài viết:



  • Hình ảnh phải liên quan, ngụ ý hay mô phỏng những gì bạn viết. Nó sẽ giúp cho bài viết của bạn có cảm xúc hơn cũng như giúp người dùng dễ dàng cảm thụ nội dung của bạn.
  • Hình ảnh nên tạo sự bất ngờ hay to mò cho người đọc và đôi khi khiến họ phải bật cười.
  • Hình ảnh phải có khai báo thẻ <Title> và <alt>. Với những bạn thường viết Blog bằng WordPress thì khi chèn hình ảnh bạn sẽ luôn thấy 2 ô chữ có tiêu đề Title và Alternative Text. Bạn nhớ điền đủ 2 ô này cho hình ảnh với những từ khoá chiến lược cho bài viết. Title: bạn nên đặt tên hình ảnh theo format sau: [word]- [word]- [word]- [word] Ví dụ: viet-blog-hieu-qua.jpg.
  • Alt Tag: Alternative Text cũng giống như bạn miêu tả nội dung của ảnh. Bạn nên viết khác với title của ảnh hoặc có thể dùng một cụm từ, 1 câu nào đó trong bài viết miễn là có chứa từ khoá chiến lược của bài viết (dĩ nhiên nó cũng phải phản ánh đúng nội dung của hình ảnh nhé).


Google không có mắt, vì vậy nó sẽ quét nội dung chữ mà bạn mô tả cho hình ảnh. Vì vậy bạn đừng lười biếng mà bỏ lơ việc chăm sóc cho hình ảnh của bài viết nhé.

Hi vọng những chỉ dẫn trên sẽ giúp các bạn có một bài viết thân thiên với Google để đạt được hiệu quả SEO thật mỹ mãn nhé. Kì sau, chúng ta sẽ đi sâu hơn về việc tổ chức nội dung trong bài viết để cuốn hút người đọc. Sẽ là một chủ đề rất hay cho những bạn thích viết lách đấy.

Nguồn: kithatu_stail

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.