Type Here to Get Search Results !

4 cách tâm lý ảnh hưởng đến tiền bạc của chúng ta

Bạn đã bao giờ băn khoăn tự hỏi rằng liệu tâm lý có ảnh hưởng đến tiền bạc của mình không? Bài viết này sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn. Dưới đây là 4 cách tâm lý có thể ảnh hưởng đến tiền bạc của chúng ta.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Hiệu ứng này xảy ra khi bạn đánh giá quá cao việc mọi người chú ý đến bạn. Trong thực tế, có thể mọi người chẳng chú ý đến bạn nhiều như bạn nghĩ đâu. Nhưng tại sao điều này lại ảnh hưởng đến vấn đề tài chính ? Ví dụ: tất cả bạn bè của bạn dự định sẽ cùng tham gia một chuyến đi mà bạn không có khả năng chi trả cho nó. Bạn chỉ có thể đi khi bạn sử dụng thẻ tín dụng của mình và sẽ phải trả món nợ đó trong vài tháng tới. Bạn sẽ đi vì bạn không muốn bạn bè nghĩ xấu về bạn? Hay bạn sẽ từ chối và sẽ tiết kiệm được khoản lãi suất phải trả? Bạn đang đưa ra quyết định dựa trên quan điểm của người khác hơn là tình hình thực tế của chính bản thân mình. Điều đó thật sự rất nguy hiểm. Bạn có thể lỡ mất một chuyến đi vui vẻ nhưng liệu chuyến đi đó có thật sự xứng đáng để bạn rơi vào một cuộc khó khăn về tài chính? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi nói với bạn rằng mọi người thậm chí sẽ không chú ý đến điều đó đâu và tất nhiên chẳng ai nghĩ xấu về bạn cả.

Nhìn mọi thứ một cách phiến diện

Đây là một trong những lỗi phổ biến, đặc biệt khi đề cập đến vấn đề chính trị, đó là lúc bạn thường đổ lỗi cho hành vi của người khác hơn là nhận định tình hình. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng những người cần đến trợ cấp xã hội là vì lười biếng hơn là họ thiếu may mắn. Hoặc ngược lại, bạn nhìn nhận những sự kiện diễn ra trong cuộc sống như là yếu tố chính tạo nên thất bại chứ không phải là do năng lực và sự cố gắng của bạn. Nếu bạn không tìm được việc làm bạn sẽ đổ lỗi cho việc bạn thiếu may mắn thay vì xem xét lại các kĩ năng cần thiết cho công việc hoặc cũng có thể đơn giản là vì bạn lười biếng.

Tâm lý về mối quan hệ giữa tiền và hạnh phúc

tiền và hạnh phúc có tỉ lệ thuận với nhau?
Lý thuyết này dẫn đến suy nghĩ rằng khi thu nhập của bạn tăng lên thì mức độ hạnh phúc cũng tăng lên theo. Khi bạn được tăng lương, bạn thấy hạnh phúc hơn. Nhưng đến một lúc nào đó, số tiền bạn kiếm được không còn tỉ lệ thuận với mức độ hạnh phúc. Tiền có thể giúp bạn mua nhiều thứ, nhưng thật sự nó không thể giúp bạn mua được hạnh phúc.

Không thích mạo hiểm

Là con người, ai cũng thích tận hưởng cái cảm giác chiến thắng hơn là phải nếm vị đắng của sự thất bại. Và điều đó dẫn đến tâm lý lo sợ rủi ro và tránh xa mạo hiểm của nhiều người. Tuy nhiên, trong kinh doanh người ta vẫn thường biết đến câu nói "rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao". Đôi lúc vì lo ngại vấp phải thất bại, bạn sẽ đánh mất đi cơ hội kiếm được những món "hời" của mình.
 

NDHMoney