Nên đan thứ gì đầu tiên?
“Tác phẩm” đan đầu tay phổ biến nhất là một cái khăn choàng. Túi tiền hay bao đựng laptop cũng là những tác phẩm đầu tay thú vị. Nếu bạn đan khăn với len có chất nỉ, bạn có thể dừng lại giữa chừng, gập khăn lên, may nối 2 mép 2 bên của khăn để có một chiếc túi xinh xắn. Bạn cũng có thể đan tác phẩm đầu tiên là một cái nón bằng kim đan vòng. Dù sự lựa chọn của bạn là gì đi chăng nữa bạn cũng nên chuẩn bị đối mặt với những khó khăn cũng như những khuyết điểm khi lần đầu học đan. Nếu muốn giấu đi những khuyết điểm đó bạn nên dùng len xù. Len xù sẽ giấu đi những lỗi khi đan tốt hơn các loại len mịn và mượt.
Chú ý: Nếu bạn đan một chiếc khăn bằng cách đan một hàng mũi lên và một hàng mũi xuống thì phần mép khăn sẽ bị xoăn. Chính vì vậy chúng ta ko nên đan khăn bằng cách đó. Thay vào đó bạn nên đan chỉ mũi lên ở cả 2 mặt của sản phẩm hoặc tìm kiếm các chart đan đơn giản khác. Các bạn có thể xem thêm trong phần Stitch Patterns.
Len và kim đan
Trong lần đan đầu tiên bạn nên dùng các loại len mượt và phổ biến. Nó giúp cho việc đan dễ dàng hơn và bạn cũng dễ nhận ra các lỗi khi đan để rút kinh nghiệm.
Nếu bạn nhìn vào nhãn của các cuộn len nhập từ các nước phương tây bạn sẽ thấy kích cỡ kim nên dùng cho loại len đó (nhìn vào biểu tượng 2 cây kim đan bắt chéo nhau và số được ghi bên dưới nó). Hãy “tránh xa” bất kỳ loại len nào sử dụng kim đan nhỏ hơn kim đan số 8 ( cỡ của US hoặc 5mm cỡ của các loại kim khác) bởi vì nó sẽ làm tiêu tốn hàng đống thời gian để đan, điều đó dễ làm bạn nản lòng. Cỡ kim số 10 ½ của US(tức kim 6.5mm) sẽ giúp bạn tập đan dễ dàng hơn.
Bạn có thể đan bằng bộ kim đan thường bao gồm 2 que đan riêng lẻ hoặc đan bằng que đan vòng (bao gồm 2 que đan ngắn được nối với nhau bằng 1 sợi dây).Một cặp que đan vòng sẽ được sử dụng như một cặp que đan thường hoặc đan thành vòng tròn như đan mũ.
Tôi không khuyến khích dùng kim trơn (các loại kim đan mạ kền hoặc kim đan kim loại) để đan các loại sợi có độ trơn mịn. Sự kết hợp này yêu cầu bạn đan phải chặt tay để có các mũi đan đẹp. Đan chặt tay với người mới bắt đầu sẽ rất khó khăn (việc giảm mũi cũng khó làm), chắc chắn không ai muốn công việc của mình trở nên khó khăn hơn. Với người mới bắt đầu, tôi nghĩ tốt nhất nên sử dụng các loại kim không quá trơn như kim Denise ( khó tìm tại Việt Nam), kim đan gỗ hoặc bất kì loại kim nào không quá trơn láng hoặc quá rít tay.
Làm gì tiếp theo khi đã chọn được kim đan và len phù hợp?
Bắt đầu với việc gầy mũi để tạo các mũi đầu tiên trên que đan. Xem thêm ở clip Long Tail cast-on.
CONTINENTAL VÀ ENGLISH LÀ GÌ?
Ở Mỹ đa số mọi người khi đan sẽ đan theo kiểu Anh (English). Đôi khi một người khi bắt đầu thì đan theo kiểu của Anh còn sau đó thì đan theo kiểu Continental (phổ biến ở phương tây và Nam Châu Âu). 2 cách đan đều cho kết quả như nhau. Điều quan trọng là bạn quen với cách nào. Bạn nên thử cả 2 trước khi chọn cho mình một kiểu đan nhất định. Dù sao thì học cả 2 cách cũng không phải là thừa (xem cách đan 2 màu trong phần kĩ năng nâng cao)
Nếu bạn không muốn thử cả 2 cách thì đây là một số đề nghị: Bạn đã từng móc và giữ len bằng tay trái? Hoặc bạn cảm thấy việc cử động tay nhiều không có ảnh hưởng đến bạn thì bạn nên thử kiểu Continental. Còn nếu bạn muốn một phương pháp chắc chắn hơn cùng với việc cử động tay ít hơn gì bạn nên thử kiểu đan của Anh.
Đây là 4 video:
· Mũi lên kiểu Anh:
· Mũi xuống kiểu Anh
· Mũi lên kiểu Continental
· Mũi xuống kiểu Continental
Vì mũi lên và mũi xuống là các mũi đan cơ bản tạo nên hầu hết các sản phẩm đan lên nên một khi bạn biết 2 mũi này thì bạn có thể hoàn thành nhiều tác phẩm đẹp.
MINH HỌA MỘT VÀI MẪU ĐƠN GIẢN
Sau đây là các sản phẩm dễ làm. Những video này sẽ giúp ích bạn trong việc hình dung từng bước khi đan.
· Minh họa theo kiểu đan Anh
· Minh họa theo kiểu đan Continental
Đọc mẫu hướng dẫn ( pattern)
Điều cần phải biết ở đây là một mẫu hướng dẫn (hay pattern) đan thường dùng rất nhiều từ viết tắt. Ví dụ: CO 26 sts nghĩa là cast on 26 stitches (gầy 26 mũi trên kim đan). Bạn có thể dùng nhiều phương pháp để gầy mũi theo cách bạn thích. Khi bạn gặp từ “k3” nó có nghĩa là knit 3 stitches (đan lên 3 mũi). Các pattern cũng hay sử dụng các dấu hoa thị (*) ví dụ như *k2, p2, repeat from *. Điều đó có nghĩa là knit 2, purl 2, knit 2, purl 2 … cho đến bước chỉ dẫn tiếp theo. Các bạn có thể xem bảng nghĩa của các chữ viết tắt cũng như video hướng dẫn đan các mũi tại đây .
Mẫu thử
Chiếc khăn đan đầu tay của bạn thường sẽ không đều, chỗ bị co nhỏ còn ở một số chỗ khác lại giãn lớn hơn. Điều đó là bởi vì bạn đan chặt tay ở chỗ này nhưng lại lỏng tay ở chỗ khác. Điều này sẽ lộ rõ khi bạn làm một mẫu thử với các mũi to nhỏ khác nhau. Khi làm gần xong chiếc khăn bạn sẽ thấy nó đẹp và đều hơn.
Một khi bạn đã có thể đan đều tay bạn có thể đan áo hoặc các sản phẩm khác có chỉ định kiểm tra mẫu đan (Check Gauge). Việc làm mẫu thử là nhằm mục đích xác định đúng kích cỡ của kim đan cũng như loại len bạn dùng có đúng yêu cầu của hướng dẫn đan không. Đa số mọi người khi bắt đầu đan áo sẽ đan một mẫu đan nhỏ bằng kim đan và len mà họ muốn dùng cho sản phẩm để chắc chắn rằng họ chọn đúng cỡ len và cỡ kim để cho ra thành phẩm với kích cỡ khi hoàn thành giống như đã ghi trong pattern. Đây là ba video cho mẫu thử.
· Mẫu thử cơ bản
· Mẫu thử trên kim đan vòng
· Định hình mẫu thử
Hy vọng những điều trên có thể giúp ích cho các bạn khi bắt đầu học đan. Chúc các bạn có những sản phẩm thật độc đáo!
Nguồn: knittinghelp.com
Dịch và chỉnh sửa: Lenvui.com