Đi chùa là một nét văn hóa tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Việt. Đến chùa để dâng hương, tỏ lòng thành kính, bái Phật,... Vậy đi chùa cần sắm lễ thế nào không phải bạn trẻ nào cũng biết. Cùng học cách sắm lễ vào chùa để đi chùa sao cho đúng.
Chùa là nơi thờ Phật, cũng là nơi sinh hoạt tín ngưỡng công cộng của người Việt Nam từ xưa tới nay.
1) Ý nghĩa
Theo phong tục cổ truyền: Mọi người Việt Nam trong các ngày Rằm, mồng Một, ngày Lễ Tết, cùng những ngày có việc hệ trọng, thường đến Chùa lễ Phật với tấm lòng thành cầu khấn nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, của chư vị Bồ Tát, Hiền thánh mà được thiện duyên, gặp may cầu cho được: mạnh khoẻ, sống lâu, tai qua, nạn khỏi, hạn ách tiêu trừ, có con nối dõi, yêu vui thân mệnh, gia đình hoà thuận, hạnh phúc an khang, thế giới hoà bình, văn minh xã hội và ngoài ra không chỉ cầu cho người sống ở thế giới bên kia được siêu sinh Tịnh độ… Ước vọng chính đáng ấy được thể hiện qua các bài văn khấn.
2) Sắm lễ
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông - Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Tiền giấy âm phủ hay hàng mã kiêng đặt ở ban thờ Phật, Bồ Tát và cả tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện. Mà tiền, vàng công đức nên để vào hòm công đức đặt tại Chùa.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Trước ngày dâng hương Lễ Phật ở Chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…
Tại Chùa, cứ đến rằm tháng Bảy thì mọi người sắm sửa lễ vật đến cầu siêu cho ông bà, cha mẹ hay những người đã khuất, thậm chí cho cả cô hồn. Vào tiết này, sắm thêm lễ vật đặc trưng: đồ hàng mã chế tác theo hình vật dụng thường ngày: mũ, áo, xe cộ… nhưng chớ có sắm sửa các hình nhân thế mạng. Ngoài ra còn có lễ vật cúng chúng sinh: cháo lá đa, ngôi, bánh đa, khoai… Tất cả dâng đặt ở bàn thờ Đức Thánh chứ không đặt ở bàn thờ khác hay ban chính điện.
Riêng với các trường hợp “bán khoán” hay làm lễ “cầu siêu” thì cần phải sắm sửa lễ vật theo chỉ dẫn cụ thể của vị Tăng trụ tại Chùa.
Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nàh trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
Việc sửa soạn đi lễ Chùa, sắm lễ vật để đi lễ Chùa đều có những quy định mà người hành lễ phải tuân thủ là:
- Đến dâng hương tại các Chùa chỉ được sắm các lễ chay: hương, hoa tươi, quả chín, oản phẩm, xôi chè… không được sắm sửa lễ mặn chư cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt mồi, gà, giò, chả…
Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực Chùa có thờ tự các vị Thánh, Mẫu và chỉ dâng ở đó mà thôi. Tuyệt đối không được dâng đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện (chính diện), tức là nơi thờ tự chính của ngôi Chùa.
Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Lễ mặn (nhưng thường chỉ đơn giản: gà, giò, chả, rượu, trầu cau…) cũng thường được đặt tại ban thờ hay điện thờ (nếu xây riêng) của Đức Ông – Vị thần cai quản toàn bộ công việc của một ngôi chùa.
- Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cùng, Lễ Phật tại Chùa. Nếu có sửa lễ này thì chủ đặt ở bàn thờ Thần Linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông.
- Hoa tươi lễ Phật là: hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại…
- Đến Chùa hành lễ cần theo thứ tự như sau:
1. Đặt lễ vật: Thắp hương và làm lễ ban thờ Đức Ông trước.
2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Chúa xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang, thỉnh 3 hồi chuông rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.
3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà Bái Đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu Chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ Phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.
4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu)
5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tuỳ tâm công đức.
1. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, tam bảo.
2. Vào Phật đường, đi vòng quanh tượng Phật, khu vực tam bảo, đi từ phải sang trái, niệm tên Phật “A di đà phật” sẽ được hưởng 5 điều phúc đức: Hậu sinh đoan chính, đẹp; lời ăn tiếng nói rõ ràng dễ nghe; hóa sinh thăng thiên; có thể được sinh ra trong gia đình quyền quý; siêu sinh đạo Niết Bàn.
3. Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều.
4. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào tam bảo bái Phật. Lỡ đặt những đồ đạc như vậy trên bàn, trên chiếu hoặc trong góc tam bảo để bái Phật thì mọi công quả tu dưỡng bấy lâu đều tiêu tán. Đi lễ chùa, tốt nhất không mang theo những đồ tùy thân khi vào tam bảo.
5. Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật. Lưu ý, đó là vị trí tối cao của trụ trì, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.
6. Lễ chùa phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ, đặc biệt không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách… Nhiều người khi lễ Phật, thậm chí nhiều vị trí nhạy cảm phơi hết ra ngoài, vừa phạm giới uế tạp Phật đường, vừa phạm giới bất kính, khẳng định công quả tiêu tán hết, quả báo vô cùng. Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm các đồ tế khí, sờ mó tượng phật…
7. Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.
- Ở Chùa thì ban to nhất, bao giờ cũng ở chính giữa nhà chính thì là Ban Tam Bảo, thờ Phật, khi đặt lễ ở ban này để cúng dường Chư Phật thì đầy đủ nhất phải gồm năm món: hương - đăng (nến) - hoa - quả - nước. Trong trường hợp không chuẩn bị được hết như vậy thì cũng không sao, cúng dường chư Phật bằng tấm lòng thành tâm chân thật. Tuyệt đối không để tiền, vàng, bao gồm cả tiền thật lên ban Tam Bảo. Tiền thật nên để trực tiếp vào hòm công đức coi như đó là tiền cúng dường. Tuyệt đối không cúng các đồ lễ mặn trong Chùa, kể cả để ở ban Đức Ông. Mình biết nhiều người vẫn cúng rượu thịt ở ban Đức Ông nhưng như thế là rất sai lầm.
- Các ban khác trong Chùa thì thường còn có ban Mẫu, ban Đức ông, ban Thánh hiền, ban vong ... tùy mỗi Chùa mà có sắp xếp khác nhau, thường có biển ghi đặt ở trước từng ban, bạn có thể quan sát trước khi khấn.
- Về thắp hương thì bạn có thể thắp 3 nén, nhưng thường giờ không cho cắp bên trong chùa vì lí do an toàn, nên bạn cứ thắp chung ở lư hương to đặt trước cửa chùa, rồi sau đó đi từng ban khấn sau là được. Cũng không quá quan trọng ở đâu thắp nhiều hương hay ít hương, nhiều khi kể cả một nén cũng không sao cả. Chỉ cần chú ý ban Tam Bảo thờ Phật bao giờ cũng là to nhất nên nếu có chuẩn bị nhiều đĩa đồ lễ để bày các ban thì nên ưu tiên sắp sửa cho ban Tam Bảo đẹp và trang trọng nhất. Thậm chí nếu không muốn cầu kỳ bạn cũng có thể chỉ cần sắp một đĩa hương hoa quả... để duy nhất ở ban Tam Bảo là đủ.
- Về khấn, thì với cá nhân mình khi đi lễ Chùa thường mình chú trọng sám hối, sau đó nguyện hồi hướng công đức cho oan gia trái chủ, cho người thân, người mất được siêu sinh Tây Phương Cực Lạc, người sống được mạnh khỏe, an lạc, biết đến Phật Pháp Tăng, tin sâu Phật pháp.
Nhiều người cho rằng, mình phải sắm những mâm cao cỗ đầy, để dâng lên đức Phật thì mới có nhiều lộc, làm ăn phát đạt... Vậy việc dâng lễ chùa như thế nào để vừa đúng với nét văn hóa của người Việt, vừa thể hiện nét thành tâm với Phật mà bớt đi tốn kém về vật chất.
Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội):Cần tâm thành chứ không cần mâm cao cỗ đầy
Đại đức Thích Tâm Kiên (trụ trì chùa Một Cột, Hà Nội):
Người dân đi lễ họ không biết phân biệt đâu là đền, đâu là chùa và phủ để có cách hành lễ cho phù hợp. Đi chùa lễ theo đạo Phật, đi phủ lễ mẫu, sang bên Quán Thánh là lễ ông Trấn Vũ. Đây là 3 màu sắc tôn giáo khác nhau.
Vì thế, mỗi nơi phải lễ sao cho đúng. Người ta nghĩ rằng, khi đi chùa phải "tốt lễ dễ van" để cầu được nhiều tài lộc. Điều đó hoàn toàn không đúng.
Phật hướng con người tới chân, thiện mỹ, từ bỏ tham sân si. Đạo Phật là đạo ban vui, ban trí tuệ cho mọi người và giúp mọi người gần gũi nhau hơn.
Phật không cần mâm cao cỗ đầy, chỉ cần tâm thành của những người đến lễ. Vì thế nên mọi người chỉ cần bông hoa, chén nước vào dâng lễ là đủ. Vào chùa mọi người thấy sự lắng đọng và sự bình an.
Nhưng không phải mình làm cái ác mà vào cầu xin sự bình an được. Trong người bình an thì cầu mới bình an. Phật là hướng đạo sư chỉ cho con người ta con đường đi, chứ không phải làm cái ô để che chở cho mọi người.
Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ (khoa Văn học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội): Mọi thứ đừng mong tự dưng mà có
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ Trong kinh Phật có dạy rằng, từ khi Phật còn sống người ta cũng kêu gọi mọi người bố thí để cho Phật hành pháp. Những người bố thí được nhiều có khi được trở thành bồ tát. Đức Phật cũng răn dạy mọi người dân rằng, Phật là tại tâm, coi đó là cội nguồn, là tâm niệm của mọi người khi đến với Phật.
Vì thế, khi mọi người đến với Phật thì cũng nên tùy tâm. Người có nhiều thì cung tiến, đóng góp nhiều, có ít thì đóng góp ít. Việc đóng góp cho Phật cũng không thể quy định theo một theo một quy chế cụ thể nào cả. Người giàu thì cung tiến theo kiểu giàu, nghèo thì cung tiến ít cũng không sao cả.
Hiện nay, khi nhiều người cho rằng, cứ phải sắm mâm cao cỗ đầy thì mới nhiều lộc, nhiều tài cho năm mới.
Điều đó cũng không nói được là đúng hay sai được mà nó tùy thuộc vào quan niệm của mọi người.
Nhưng với những người quan niệm rằng, mình cứ mang nhiều lễ vật đi cầu cúng đức Phật thì mọi thứ sẽ đến là hoang đường. Ở những nơi tâm linh nên cúng tiền bằng hàng mã, vừa tiết kiệm vừa đúng với thế giới tâm linh.
Ông Nguyễn Bá Điện (giám đốc Công ty kính Đại Lân, Hà Nội):Tài lộc là do mình tạo ra
Tôi làm kinh doanh nên mỗi dịp lễ, Tết tôi rất chú ý tới việc lễ chùa. Tôi thường đi lễ ở các chùa khác nhau xa có, gần có.
Việc lễ chùa tôi chưa nói tới việc mâm cao cỗ đầy hay không nhưng điều quan trọng nhất vẫn phải có những thứ cơ bản để hành lễ như hương, hoa, quả.
Điều đó thể hiện tấm lòng thành của mình thôi chứ không phải nhất thiết phải đi lễ những cao lương mỹ vị gì cả. Việc đi lễ chùa để cầu tài lộc cho gia đình và người thân, phải xuất phát từ tâm của mình.
Trước đây, tôi cũng đã từng nghĩ khi đi lễ phải đốt nhiều vàng mã, phải mâm cao cỗ đầy mới có nhiều tài, nhiều lộc.
Sau này tôi nghiệm lại một điều rằng điều đó phụ thuộc vào tâm của của mình thôi.
Chúng ta hãy cố gắng, chăm chỉ làm việc thì mọi thứ cũng sẽ đến với mình, khi đó tài lộc sẽ đến với mình nhiều hơn.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.