Type Here to Get Search Results !

Chuyện Mạc Tử

 Mặc Tử (墨子), tên thật là Mặc Địch (墨翟), người nước Lỗ, thời Chiến Quốc. Ông sinh ra và lớn lên trong 1 gia đình tiểu thủ công (khoảng 478 - 392 trước Công nguyên). Ông là người vốn gần gũi thực tế xã hội với người nhân dân lao động.

Sinh: 470 Trước CN, Đằng Châu, Trung Quốc
Mất: 391 Trước Công nguyên

Học thuyết "Mặc Tử" đã nêu lên gồm 10 chủ trương lớn (có thể nói là mười cương lĩnh chính trị của ông), nội dung được chia thành mười loại: Thượng Hiền, Thượng Đồng, Tiết dụng, Tiết táng, Phi lạc, Phi mệnh, Thiên chí, Minh quỹ, Kiêm ái, Phi công.

 Mạc Tử sống ở thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, lúc đó Trung Quốc là một nước gồm nhiều nước chư hầu. Trong đó Sở là nước lớn, Tống là nước nhỏ.

Học thuyết "Mặc Tử" vốn có 71 thiên. Ngày nay còn giữ lại được 53 thiên trong đó có hai thiên "Kinh thượng" và "Kinh hạ" là do ông viết còn lại phần lớn là do các đệ tử, học trò dựa theo lời nói, bài giảng và những việc làm của ông và các học giả Mặc Gia, ghi chép chỉnh lý thành sách.

  Hồi đó, có một thợ cả nổi tiếng tên là Thâu Ban, chế tạo một loại binh khí gọi là thang mây cho Sở, loại vũ khí này vừa cao vừa to, dùng để tấn công tường thành của địch, lúc đó được coi là vũ khí mang tính chiến lược. Sau khi làm xong thang mây, Sở chuẩn bị tấn công Tống, để kiểm nghiêm hiệu quả của loại vũ khí mới này.

  Sau khi được biết tin này, Mặc Tử đi bộ mười ngày mười đêm đến thủ đô nước Sở vào thăm Công Thâu Ban, mong muốn có thể ngăn cản cuộc chiến này. Sau khi gặp Công Thâu Ban, Mặc Tử nói: “miền bắc có một người bắt nạt tôi, tôi muốn cậy lực lượng của ông đi giết nó.” Công Thâu Ban không biết là kế, nghe sau rất không vui, cũng không có biểu thị gì. Mặc Tử nói tiếp: “tôi sẽ biếu ông rất nhiều tiền, coi như thù lao cho ông đi giết người.” Công Thâu Ban nói: “tôi có đạo nghĩa, sẽ không giết người vì thù lao.” Mặc Tử nói: “Sở là nước lớn, dân số không đông mà đất đai rất rộng, nhưng nước này sẽ đi tấn công nước yếu là Tống, đây là chiến tranh phi nghĩa, ông nói không giết người, nhưng nếu xảy ra chiến tranh, không biết có bao nhiều thường dân bị chết do vũ khí mới của ông, so với ông đích thân đi giết người có gì khác nhau?”

   Công Thâu Ba cứng họng, thoái thác kế hoạch tấn công nước Tống là quyết định của quốc vương nước Sở, Mặc Tử và Công Thâu Ban cùng đi gặp quốc vương Sở. Sau khi gặp quốc vương Sở, Mặc Tử không vội nói về chiến tranh. Ông nói với quốc vương rằng: “Tôi muốn xin hỏi quốc vương một vấn đề.” Quốc vương Sở hỏi, ông có vấn đề gì. Mặc Tử nói: “hiện nay có người không muốn lấy xe đẹp của mình, nhưng lại muốn đi ăn cắp xe cũ của láng giềng; bỏ áo đẹp đắt tiền không lấy, nhưng lại muốn trộm cắp áo cũ của láng giềng, đó là một người như thế nào?” Quốc vương Sở không biết là kế, liền nói: “người này có tật ăn cắp.” Mặc Tử nắm lấy thời cơ, nói: “nước Sở đất rộng bao la, nước Tống chỉ là một nước nhỏ bé, giống như một chiếc xe đẹp và một chiếc xe cũ; Sở của cải dồi dào, tống của cải thiếu thốn, coi như ao đẹp và áo cũ, vậy tôi cho rằng Sở tấn công Tống, là cùng một loài người với người có tật ăn cắp.”            

  Quốc vương Sở không biết trả lời thế nào, ngang ngược nói: “ông nói rất hay, nhưng Công Thâu Ban đã làm xong thang mây cho tôi, tôi nhất định phải tấn công Tống.” Mặc Tử ung dung nói: “thang mây không mạnh như ngài tưởng tượng, không tin tôi có thể mô phỏng tác chiến với Công Thâu Ban.” Quốc vương Sở chuẩn bị đạo cụ cho họ, trong đó có tường thành, khí giới phòng thủ, thang mây và các vũ khí tấn công thành. Công Thâu Ban mô phỏng tấn công thành nước Tống, nhưng dù ông dùng chiến thuật nào tấn công cũng bị Mặc Tử ngăn trở, Công Thâu Ban dùng hết các loại khí giới tấn công, mà Mặc Tử vẫn dư thừa biện pháp phòng thủ.

   Công Thâu Ban không cam chịu thất bại, nói với Mặc Tử rằng: “tôi có cách đối phó ông, tôi không nói.” Mặc Tử cũng nói: “tôi cũng có cách đối phó ông, tôi cũng không nói.” Quốc vương Sở hỏi nguyên nhân, Mặc Tử nói: “ý đồ của Công Thâu Ban chẳng qua là giết tôi. Ông cứ tưởng giết tôi rồi thì nước Tống không có người phòng thủ cuộc tấn công nước Sở. Nhưng tôi đã dạy phương pháp này cho học trò của tôi, dù giết tôi, cũng không thể đánh chiếm cổng thành nước Tống.”

  Quốc vương Sở thấy thời thế đã qua, bất đắc dĩ nói: “tôi đã quyết định không tấn công nước Tống.” Như vậy, Mặc Tử đã giữ được một cuộc tai nạn cho nước Tống bằng mưu trí và lòng dũng cảm của mình.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.