Type Here to Get Search Results !

Alan Greenspan, từ “Người nhạc trưởng đại tài” đến “Kẻ đồ tể”

lẽ cuốn sách mới được tác giả Sebastian Mallaby xuất bản sau 5 năm nghiên cứu về nhân vật gây tranh cãi này sẽ phần nào tác động đến phán quyết của lịch sử.

NỘI DUNG CHÍNH

...

Alan Greenspan – anh hùng của nền tài chính Mỹ

Được sinh ra tại New York vào năm 1926 trong một gia đình gốc Do Thái với cha là giao dịch viên chứng khoán và là một nhà môi giới. Ban đầu Greenspan theo học âm nhạc tại trường Julliard trước khi chuyển sang học tài chính tại đại học New York vào năm 1948. Sau khi tốt nghiệp, từ 1977 – 1987, ông tham gia vào thị trường chứng khoán Mỹ và làm cố vấn cho các chiến dịch tranh cử, đặc biệt là cho Richard Nixon trong chiến dịch tranh cử 1968.


Khi Nixon trở thành Tổng thống, ông cũng bắt đầu bước vào sự nghiệp chính trị của mình với tư cách là chủ tịch hội đồng cố vấn kinh tế của Nhà Trắng.

Đến 1987, Tổng thống Ronald Reagan chỉ đạo Greenspan làm chủ tịch của FED thay cho ông Paul Volcker và ông giữ cương vị này đến tận 2006. Nhờ vào khả năng lãnh đạo bình ổn thị trường mạnh tay dựa vào chính sách tiền tệ nên ông tiếp tục giữ vững chiếc ghế của mình tại FED dù qua nhiều đời tổng thống như Reagan, George H.Bush (cha), Bill Clinton, George W.Bush (con).

Theo như những chuyện gia nhận định thì Greenspan đóng vai trò vô cùng quan trọng trong những giai đoạn 1991 – 2000 của nền kinh tế Mỹ và ảnh hướng đến toàn thế giới. Tạp chí Sunday Times của Anh đã bình chọn ông là 1 trong 3 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc gia này. Năm 2000, Pháp trao tặng ông Huân chương Danh dự, Nữ hoàng Anh thì phong cho ông tước kỵ sĩ vào 2002. Đến 2005 ông được đích thân tổng thống George W.Bush trao Huân chương Tự do nhờ sự đóng góp to lớn với nền kinh tế Mỹ.

Với những thành quả và đóng góp to lớn của ông, tiếng nói của Alan Greenspan luôn khiến nhiều chuyên gia trong ngành tài chính tôn trọng. Nhưng vì sai lầm vô tình đã góp phần khủng hoảng vào năm 2008 khiến ông cũng trở thành tâm điểm để bàn tán.

Từ một anh hùng trở thành kẻ tội đồ của cả nền kinh tế Mỹ

Sau vụ khủng hoảng 11/9 cùng với sự ảnh hưởng của việc bể thị trường bong bóng dotcom, Alan Greenspan và Fed đã bắt đầu những chính sách nhằm kích thích thị trường bằng việc hạ lãi suất. Động thái này đã kích thích giới đầu tư và tiêu dùng của Mỹ.

Không lường trước được chính những yếu tố này đã thổi phồng thị trường bất động sản trong giai đoạn 2002 – 2006. Chi tiêu cho xây dựng nhà ở tại Mỹ năm 2005 đã đạt 6.5% nhưng Fed vẫn chưa nhận ra. Việc hạ lãi suất kéo dài đến 2006 khiển dân Mỹ ồ ạt đi rút tiền ra khỏi ngân hàng để đổ xô vào đầu tư bất động sản tạo nên sự sụp đổ của nền kinh tế vào năm 2008.

Theo giáo sư John Taylor từ đại học Stanford, FED hạ lại suất kéo dài khiến người dân đổ xô đi xây nhà làm cho lượng cung nhà mới vượt quá mức cân bằng thực tế tạo nên vỡ bong bóng bất động sản vào năm 2008.


Năm 2000, Alan Greenspan được cựu thượng nghị sĩ Phil Gramm ca ngợi là “thống đốc NHTW vĩ đại nhất mà nước Mỹ từng có”. Giờ đây cũng chính người đàn ông ấy bị cho là thủ phạm đã gây ra khủng hoảng 2007 – 2008.

Người đàn ông gốc Do Thái nay đã 90 tuổi là người ủng hộ đảng Cộng hòa nhưng lại có nhiều năm làm việc với cựu Tổng thống Bill Clinton (là người thuộc đảng Dân chủ) nhiều hơn là George Bush. Là tín đồ của chủ nghĩa tự do, thế mạnh của Greenspan lại là nghệ thuật xử lý dữ liệu. Dù tin vào chế độ bản vị vàng, ông lại trở thành người đi tiên phong ủng hộ chính sách tiền tệ tự do tùy ý.

Cựu Chủ tịch Fed cho rằng sự ra đời của Cục dự trữ liên bang Mỹ là một thảm họa, nhưng lại trở thành một trong những người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng lớn nhất của cơ quan này. Ông tin vào thị trường tự do nhưng lại hào hứng tham gia vào quá trình giải cứu các ngân hàng hay những quốc gia chìm trong khủng hoảng. Ông nhận thức được những mối nguy phát sinh từ rủi ro đạo đức nhưng lại ra tay giúp đỡ để rồi trở nên nổi tiếng với chính sách “Greenspan put” (luôn sẵn sàng giảm lãi suất để hỗ trợ thanh khoản cho thị trường).

Sebastian Mallaby, cựu phóng viên của tạp chí The Economist và giờ đang cộng tác với Hội đồng quan hệ quốc tế ở New York, dẫn dắt người đọc trải qua một hành trình dài đằng đẵng xuyên suốt cuộc đời Alan Greenspan. Đó là những năm tháng tuổi thơ mà Greenspan đã trải qua cùng người mẹ đơn thân gốc Do Thái tới New York lập nghiệp, là quãng thời gian đóng vai trò là nhân vật phụ trong ban nhạc jazz, những năm tháng làm một nhà dự báo dựa vào số liệu, 18 năm làm Chủ tịch Fed và cuối cùng là cảnh Greenspan phải chứng kiến toàn bộ danh tiếng sụp đổ cùng khủng hoảng tài chính. Dưới lăng kính của Mallaby, cuộc đời Greenspan còn ánh lên những chính sách mà nước Mỹ đã thực hiện trong suốt 4 thập kỷ.

Mallaby nói về quãng thời gian làm Chủ tịch Fed của Greenspan: “Bi kịch của Alan Greenspan trong suốt các nhiệm kỳ làm Chủ tịch Fed là ông không theo đuổi những nỗi sợ của mình đủ mạnh mẽ: ông quyết định đạt mục tiêu lạm phát là điều tương đối dễ dàng, đạt mục tiêu về giá tài sản mới là chuyện khó; ông không muốn đối đầu với các ý kiến cho rằng NHTW có nhiệm vụ chống lại lạm phát chứ không phải khiến tiền tiết kiệm của người dân bốc hơi để buộc giá tài sản phải giảm xuống. Bi kịch này được tạo nên từ những tính cách trái ngược đã định hình hình ảnh của Greenspan trước dư luận: một bên là sự trung thực của kẻ trí thức và một bên là nỗi e ngại không dám hành động mạnh mẽ dứt khoát”.

Nhiều người sẽ so sánh sự nhu mì của Greenspan với tính cách mạnh mẽ ngang tàng của Paul Volcker – người tiền nhiệm đã khống chế thành công lạm phát trong những năm 1980. Ông thiếu đi dũng khí của Volcker. Cũng chính vì nội các của Reagan đã chán ngấy với tính khí của Volcker mà Greenspan được chọn làm Chủ tịch Fed.

Greenspan có tới 18 năm làm Chủ tịch Fed bởi ông biết rõ mình sẽ không thể chiến thắng trên mặt trận nào. Có lẽ ông sẽ nhanh chóng mất ghế nếu không có được sự linh hoạt ấy. Năm 2008, ông thừa nhận trước Quốc hội rằng “tôi đã sai lầm khi giả định rằng mối quan tâm của các tổ chức, đặc biệt là các ngân hàng, là bảo vệ lợi ích của các cổ đông và nguồn vốn một cách tốt nhất có thể”. Greenspan biết rằng Chính phủ và Fed đặt một “tấm lưới an toàn” ở dưới để bảo vệ hệ thống tài chính. Đúng ra ông không thể mặc định rằng các ngân hàng sẽ hành động thận trọng.

Greenspan có một nỗi sợ và cả một niềm hi vọng. Ông sợ rằng các nhà quản lý luôn thất bại nhưng cũng hi vọng “khi quá trình quản lý rủi ro thất bại, Fed sẽ dọn sạch đống rác bị bỏ lại”. Thật không may, sau cuộc khủng hoảng tồi tệ 2007-08, điều này không còn đúng nữa.

Kỷ nguyên hỗn loạn và niềm tin bị lung lạc

Mặc dù 19 năm ở vị trí điều tiết nền kinh tế bằng các công cụ tiền tệ, nhưng Greenspan không tin nhiều vào sự can thiệp của luật lệ, của nhà nước dưới nhiều hình thức. Ông khẳng định: "Bản chất của luật lệ là làm giảm tự do của thị trường, loại bỏ tự do chính là đặt toàn bộ quá trình cân bằng thị trường vào rủi ro" và "không thấy bất kỳ lý do nào biện minh cho việc tăng vai trò của nhà nước."


Thị trường tự do đã trở thành tín điều ăn sâu vào Greenspan và tạo ra khung tư duy của ông trong quá trình hoạch định chính sách. Trong quá khứ, chính Greenspan đã phản đối lời kêu gọi thắt chặt các luật lệ nhằm kiểm soát thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn, nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự đổ vỡ hàng loạt vừa qua.

Việc FED giảm lãi suất liên tục xuống mức thấp kỷ lục từ năm 2001 tới giữa năm 2004 đã tạo điều kiện hình thành bong bóng bất động sản khổng lồ. Nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo nhưng Greenspan thời đó đã gạt đi những quan ngại như vậy.

Trong cuốn sách, Greenspan khẳng định: "Tôi sẽ nói với các độc giả rằng chúng ta không phải đối mặt với một chiếc bong bóng khổng lồ mà chỉ là những bọt nhỏ, vô vàn những chiếc bong bóng bé xíu ở cấp độ địa phương và không bao giờ phồng to tới mức đe dọa thể trạng chung của nền kinh tế."

Sự thật là Greenspan đã sai, bong bóng đã phình đại và nổ tan tành chứ không phải chỉ là "những bọt nhỏ".

Khi đề cập đến nguy cơ từ công cụ tài chính mới CDS (trao đổi nợ tín dụng), công cụ giúp chuyển rủi ro tín dụng cho một bên thứ ba, Greenspan viết "Không một tổ chức cho vay lớn nào vì thế mà bị khó khăn. Họ có dư khả năng chịu được cú đấm. Sự vỡ nợ hàng loạt của thời kỳ trước đã không tái diễn."

Thực tế sau đó đã diễn ra ngược lại, các tổ chức cho vay lớn phá sản hàng loạt, những công cụ kiểu CDS như chất xúc tác khiến quá trình đổ vỡ lan rộng tới mức không kiểm soát nổi.

Với Greenspan, tư tưởng thị trường tự do đã trở thành một ý thức hệ. Khi được hỏi trước thượng viện rằng có phải ý thức hệ đó đã đẩy ông tới những quyết định chính sách sai lầm mà giờ nếu có thể ông muốn thay đổi, Greenspan đã phải thừa nhận rằng:

"Vâng, tôi đã thấy những sai lầm. Tôi rất buồn vì thực tế đó."

Bất định và hỗn loạn

"Vai trò của FED là cất bình rượu punch đi ngay khi bữa tiệc bắt đầu sôi động."

Người ta thường nói như vậy về vai trò của FED. Bất kỳ khi nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng nóng, Greenspan phải sử dụng ngay tới "thanh bảo kiếm" của mình là lãi suất để triệt giảm nguy cơ tăng giá. Nhưng lần này thì có vẻ như bữa tiệc đã sôi động quá mà bình rượu punch vẫn chưa được cất đi.

Vậy nên, gần đây, Greenspan đã không thoái thác mà thừa nhận rằng ông đã "sai một phần". Dành cả cuộc đời để nghiên cứu và suy ngẫm về kinh tế học, nhưng đến thời điểm này, nhà kinh tế học lỗi lạc bỗng cay đắng phát biểu: "Trụ cột quan trọng của cạnh tranh và thị trường tự do đã đổ vỡ. Tôi cũng chưa hiểu rõ toàn bộ sự việc xảy ra như thế nào."

"Cơn sóng thần thế kỷ", cách gọi của Greenspan về cuộc khủng hoảng hiện nay, là "quá sức tưởng tượng của ông."

Greenspan đặt tên cuốn sách của mình là Kỷ nguyên hỗn loạn. Kỷ nguyên ông đã trải qua thực sự là một giai đoạn kinh tế thăng trầm với không ít những lần khủng hoảng và suy thoái. Nhưng tiếc là, Greenspan đã rửa tay gác kiếm trước khi giai đoạn hỗn loạn nhất trong cái kỷ nguyên hỗn loạn ấy bắt đầu.

Nếu như Greenspan tại nhiệm thêm 2 năm nữa, thì cuốn sách có thể sẽ khác đi nhiều, có thể sẽ không còn những lập luận chắc nịch về lý tưởng thị trường tự do cạnh tranh như Greenspan đã viết. Dẫu sao, cuốn sách đồ sộ này vẫn cho thấy ít nhất một điều: Greenspan là một nhà hoạt động thực tiễn dày dặn kinh nghiệm và là một trí tuệ lớn trong thời đại "hỗn loạn" của ông.

Có lẽ bài học lớn nhất từ cú trượt dốc của Greenspan từ vai trò “người nhạc trưởng đại tài” đến “kẻ đồ tể” chính là những quyền năng của sự bất ổn trong hệ thống tài chính. Chúng ta không biết phải kiểm soát chúng bằng cách nào. Vì thế sẽ là hợp lý nếu rút ra kết luận: chắc chắn những lỗi lầm tương tự sẽ lặp lại và khủng hoảng sẽ một lần nữa nổ ra. Vấn đề chỉ nằm ở thời gian.[full_width]

Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.