Nguyễn Công Trứ sinh ra ở làng Uy Viễn, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ngay từ thuở hàn vi, ông đã thể hiện là người mê ca hát, nhất là hát phường vải và ca trù.
Ngay gần làng Uy Viễn có làng Cổ Đạm - một phường ca trù nổi tiếng vào loại nhất nước. Đây cũng là nơi quy tụ rất nhiều đào nương tài giỏi và xinh đẹp, trong số đó có nàng Hiệu Thư.
Tương truyền cô đào Hiệu Thư có phong tư diễm lệ, tài hoa xuất chúng, giọng hát tuyệt hay, nhưng có lẽ vì vừa xinh đẹp, vừa tài giỏi nên tính tình rất kiêu kì. Thông thường, nàng chỉ tiếp những vương tôn công tử, những người nổi danh mà thôi.
Ngày ấy, trong giới đàn ca hát xướng, Nguyễn Công Trứ cũng biết giá trị của mình. Ông nổi tiếng khắp vùng là người đàn hay, đánh trống chầu chưa ai trách, ứng tác bài hát thì đến giới ca nhi không ai không phục. Tài năng là thế, lại rất say mê Hiệu Thư mà nàng vẫn chẳng ngó ngàng đến. Nguyễn Công Trứ đành phải “kính nhi viễn chi”.
Sau ông nghĩ kế hạ mình xin vào làm kép cho Hiệu Thư, hễ nàng đi hát ở đâu thì ông cũng được đi theo gảy đàn.
Hiệu Thư liền đồng ý ngay. Vậy là bước đầu trong kế hoạch chinh phục người đẹp của Nguyễn Công Trứ đã thành công. Nhưng vì lần nào đi hát, gánh hát cũng đông đúc nên ông chưa thể thổ lộ được tình cảm với nàng.
Một tối nọ, gánh hát ca trù làng Cổ Đạm được mời sang hát ở Vĩnh Yên, cách đó khá xa. Hiệu Thư được điều đi phục vụ và nàng xin ông bầu gánh hát mời Nguyễn Công Trứ đi theo để vừa họa đàn, vừa đặt lời ca.
Trên đường đi, không hiểu vì sao hai người bị tụt lại sau mọi người trong đoàn. Nhận thấy đây chính là cơ hội vàng cho ông nhưng lại vướng bởi có một đứa tiểu đồng nhỏ theo hầu. Đến giữa cánh đồng vắng vẻ, Nguyễn Công Trứ giả vờ sửng sốt vì phát hiện mình đã bỏ quên dây đàn ở nhà.
Tưởng thật, Hiệu Thư sai chú tiểu đồng chạy về lấy hộ. Thế rồi trên cánh đồng lúa vắng vẻ, chỉ còn đôi trai tài gái sắc, ông đã buông lời tán tỉnh, trêu ghẹo Hiệu Thư. Cô đào xinh đẹp chỉ “ứ hự” chứ không từ chối hay mắng nhiếc gì. Nhưng mối quan hệ giữa hai người cũng chỉ lưng chừng ở đó.
Nhiều năm trôi qua, Nguyễn Công Trứ đã trở thành Tổng đốc Hải An (Hải Dương ngày nay). Một lần, ông cho tổ chức cuộc hát xướng tại tư dinh, có mời các danh ca đến phục vụ. Không ngờ trong số những người được mời đến lại có cả cô đào Hiệu Thư năm xưa.
Khi bước ra trình diễn, Hiệu Thư nhận ra quan Tổng đốc đang ngồi nghe hát ở phía trên chính là chàng kép Trứ ngày nào theo mình, nàng liền cất giọng:
Nghe câu hát, Nguyễn Công Trứ giật mình nhớ lại chuyện cũ. Nhìn lại nàng ca kĩ vừa cất lời hát đó, quan Tổng đốc thảng thốt hỏi: “Có phải Hiệu Thư đó không?”.
Khi cuộc hát tàn, hai người ngồi lại tâm sự, Hiệu Thư kể cho Nguyễn Công Trứ nghe quãng đời chìm nổi, phiêu bạt của mình kể từ đêm trên cánh đồng năm ấy. Biết Hiệu Thư vẫn chưa có chồng, quan Tổng đốc liền quyết định cưới nàng làm thiếp.
Câu chuyện tình của mình đã được ông ghi lại trong một bài thơ:
Ngay gần làng Uy Viễn có làng Cổ Đạm - một phường ca trù nổi tiếng vào loại nhất nước. Đây cũng là nơi quy tụ rất nhiều đào nương tài giỏi và xinh đẹp, trong số đó có nàng Hiệu Thư.
Tương truyền cô đào Hiệu Thư có phong tư diễm lệ, tài hoa xuất chúng, giọng hát tuyệt hay, nhưng có lẽ vì vừa xinh đẹp, vừa tài giỏi nên tính tình rất kiêu kì. Thông thường, nàng chỉ tiếp những vương tôn công tử, những người nổi danh mà thôi.
Ngày ấy, trong giới đàn ca hát xướng, Nguyễn Công Trứ cũng biết giá trị của mình. Ông nổi tiếng khắp vùng là người đàn hay, đánh trống chầu chưa ai trách, ứng tác bài hát thì đến giới ca nhi không ai không phục. Tài năng là thế, lại rất say mê Hiệu Thư mà nàng vẫn chẳng ngó ngàng đến. Nguyễn Công Trứ đành phải “kính nhi viễn chi”.
Sau ông nghĩ kế hạ mình xin vào làm kép cho Hiệu Thư, hễ nàng đi hát ở đâu thì ông cũng được đi theo gảy đàn.
Hiệu Thư liền đồng ý ngay. Vậy là bước đầu trong kế hoạch chinh phục người đẹp của Nguyễn Công Trứ đã thành công. Nhưng vì lần nào đi hát, gánh hát cũng đông đúc nên ông chưa thể thổ lộ được tình cảm với nàng.
Một tối nọ, gánh hát ca trù làng Cổ Đạm được mời sang hát ở Vĩnh Yên, cách đó khá xa. Hiệu Thư được điều đi phục vụ và nàng xin ông bầu gánh hát mời Nguyễn Công Trứ đi theo để vừa họa đàn, vừa đặt lời ca.
Trên đường đi, không hiểu vì sao hai người bị tụt lại sau mọi người trong đoàn. Nhận thấy đây chính là cơ hội vàng cho ông nhưng lại vướng bởi có một đứa tiểu đồng nhỏ theo hầu. Đến giữa cánh đồng vắng vẻ, Nguyễn Công Trứ giả vờ sửng sốt vì phát hiện mình đã bỏ quên dây đàn ở nhà.
Tưởng thật, Hiệu Thư sai chú tiểu đồng chạy về lấy hộ. Thế rồi trên cánh đồng lúa vắng vẻ, chỉ còn đôi trai tài gái sắc, ông đã buông lời tán tỉnh, trêu ghẹo Hiệu Thư. Cô đào xinh đẹp chỉ “ứ hự” chứ không từ chối hay mắng nhiếc gì. Nhưng mối quan hệ giữa hai người cũng chỉ lưng chừng ở đó.
Nhiều năm trôi qua, Nguyễn Công Trứ đã trở thành Tổng đốc Hải An (Hải Dương ngày nay). Một lần, ông cho tổ chức cuộc hát xướng tại tư dinh, có mời các danh ca đến phục vụ. Không ngờ trong số những người được mời đến lại có cả cô đào Hiệu Thư năm xưa.
Khi bước ra trình diễn, Hiệu Thư nhận ra quan Tổng đốc đang ngồi nghe hát ở phía trên chính là chàng kép Trứ ngày nào theo mình, nàng liền cất giọng:
Giang san một gánh giữa đồng
Thuyền quyên ‘ứ hự’ anh hùng nhớ chăng?.
Nghe câu hát, Nguyễn Công Trứ giật mình nhớ lại chuyện cũ. Nhìn lại nàng ca kĩ vừa cất lời hát đó, quan Tổng đốc thảng thốt hỏi: “Có phải Hiệu Thư đó không?”.
Khi cuộc hát tàn, hai người ngồi lại tâm sự, Hiệu Thư kể cho Nguyễn Công Trứ nghe quãng đời chìm nổi, phiêu bạt của mình kể từ đêm trên cánh đồng năm ấy. Biết Hiệu Thư vẫn chưa có chồng, quan Tổng đốc liền quyết định cưới nàng làm thiếp.
Câu chuyện tình của mình đã được ông ghi lại trong một bài thơ:
Liếc trông đáng giá mấy mười mươi
Đem lạng vàng mua lấy tiếng cười
Giăng xế nhưng mà cung chẳng khuyết
Hoa tàn song lại nhuỵ còn tươi
Chia đôi duyên nợ, đà hơn một
Mà nét xuân kia vẹn cả mười
Vì chút tình duyên nên đằm thắm
Khéo làm cho bận khách làng chơi.