N gười ta hay nói rằng cảm hứng sẽ không trở thành gì cả nếu không có công sức khổ luyện. Vậy mà chúng ta vẫn luôn quên mất điều này mỗi khi nhìn thấy những thành quả tưởng như có thể đạt được dễ dàng. Chẳng hạn như Apple. Trong cả thập kỷ vừa rồi, chúng ta chứng kiến Apple và sản phẩm của họ vươn đến đỉnh cao của thành công. Mỗi sản phẩm mới lại tốt hơn thế hệ trước, và mỗi sản phẩm là một cú hit từ ngày ra mắt. Người ta xếp hàng dài để được vào cửa hàng Apple vì họ không chỉ thích, mà thực sự yêu sản phẩm của nó.
Dường như mỗi sản phẩm của Apple đều được lấy ra dưới nguyên bản hoàn hảo từ óc của những thiên tài mặc áo cổ lọ. Công thức cho thành công của Apple có vẻ chỉ là thiết kế từ cảm hứng và cách marketing truyền cảm hứng. Nói cách khác, 90% là cảm hứng và chỉ 10% là mồ hôi công sức (và phần lớn mồ hôi này là của các fan hâm mộ chen nhau đi mua iPad và iPhone). Cần một mẫu iPhone mới ư? “Eureka!” Nhưng sự thật thì lại rất khác.
Giai thoại là…
Sáng tạo mới lấy từ cảm hứng
Thiết kế từ cảm hứng
Marketing đầy cảm hứng
Sự thực thì…
Chế tạo và sàng lọc 10 mẫu hoàn hảo đến từng milimét
Xây dựng một quy trình thiết kế tốt (những tầng lớp phức tạp của thiết kế)
Tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng để họ trò chuyện và loan tin ầm ĩ
Apple muốn chúng ta nghĩ rằng tất cả đều được tạo ra trong những giây phút “Eureka!” Nhưng cho mỗi một sản phẩm mới, họ chế tạo tới 10 mẫu thử hoàn hảo. Các mẫu cạnh tranh lẫn nhau, được chọn lọc xuống 3 mẫu, rồi 1 mẫu – mẫu chiến thắng. Apple hiểu rằng: họ càng cạnh tranh nhiều bên trong thì sẽ càng ít phải cạnh tranh bên ngoài.
Chúng ta bị mê hoặc bởi những thiết kế của Apple, từ các thiết bị đến màn hình, và thậm chí cả bao bì đóng gói. Chúng ta thấy những gì một thầy phù thủy muốn chúng ta thấy. Chúng ta không thấy 18 tháng đàm phán căng thẳng với các công ty âm nhạc, hay 3 năm đào tạo để nhà máy sản xuất hiểu rằng Macbook Air phải thực sự mỏng, thực sự nhẹ, và pin phải lâu (10 tiếng). Những cải tiến này kết hợp với công nghệ màn hình tinh vi của iPhone, để rồi bùng nổ dưới dạng iPad, một hợp thể hoàn hảo giữa Macbook Air và iPhone.
Một thiết bị không có thực chất sẽ giống như chiếc xe Ferrari không có động cơ bên trong: đẹp, nhưng không chạy được. Xem thử Sansa, eReader, Zune hay hàng chục đối thủ thất bại khác của Apple sẽ biết.
Còn chuyện marketing nữa. Chẳng ai giỏi bằng Apple trong việc gây chú ý. Nhưng lớn tiếng mà không thực chất thì mọi người cũng bỏ sẽ đi nhanh. Chúng ta trầm trồ trước những màn hô “Biến” của nhà ảo thuật mà quên mất sự lao động cật lực để có được màn trình diễn đó. Đó là hàng trăm lần cố gắng làm vừa lòng khách hàng mỗi ngày của mỗi nhân viên tại hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới, chưa kể vô số những cuộc trao đổi trên điện thoại.
Phát súng ban đầu châm ngòi thu hút dư luận là rất tốt. Nhưng lời nói truyền miệng mới là cái mang lại giá trị to lớn trên thị trường. Thực sự, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy ánh hào quang không giải thích được cho thành công của Apple; chỉ có mồ hôi công sức mới tạo nên hiện thực này mà thôi.
Dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, mồ hôi công sức mà Apple bỏ ra lớn gấp 10 lần các công ty khác – những cuộc đua nội bộ, việc đào tạo chuỗi cung ứng, vô số những thỏa thuận hợp tác, những đợt tuyển dụng, tập huấn tạo ra và duy trì bầu nhiệt huyết thực sự của tất cả nhân viên.
Nếu noi gương Apple, những công ty khác có thể tạo ra nhiều thành quả như Apple. Và nền kinh tế của chúng ta có thể bắt đầu sôi động trở lại.
Dường như mỗi sản phẩm của Apple đều được lấy ra dưới nguyên bản hoàn hảo từ óc của những thiên tài mặc áo cổ lọ. Công thức cho thành công của Apple có vẻ chỉ là thiết kế từ cảm hứng và cách marketing truyền cảm hứng. Nói cách khác, 90% là cảm hứng và chỉ 10% là mồ hôi công sức (và phần lớn mồ hôi này là của các fan hâm mộ chen nhau đi mua iPad và iPhone). Cần một mẫu iPhone mới ư? “Eureka!” Nhưng sự thật thì lại rất khác.
Giai thoại là…
Sáng tạo mới lấy từ cảm hứng
Thiết kế từ cảm hứng
Marketing đầy cảm hứng
Sự thực thì…
Chế tạo và sàng lọc 10 mẫu hoàn hảo đến từng milimét
Xây dựng một quy trình thiết kế tốt (những tầng lớp phức tạp của thiết kế)
Tạo ra trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng để họ trò chuyện và loan tin ầm ĩ
Apple muốn chúng ta nghĩ rằng tất cả đều được tạo ra trong những giây phút “Eureka!” Nhưng cho mỗi một sản phẩm mới, họ chế tạo tới 10 mẫu thử hoàn hảo. Các mẫu cạnh tranh lẫn nhau, được chọn lọc xuống 3 mẫu, rồi 1 mẫu – mẫu chiến thắng. Apple hiểu rằng: họ càng cạnh tranh nhiều bên trong thì sẽ càng ít phải cạnh tranh bên ngoài.
Chúng ta bị mê hoặc bởi những thiết kế của Apple, từ các thiết bị đến màn hình, và thậm chí cả bao bì đóng gói. Chúng ta thấy những gì một thầy phù thủy muốn chúng ta thấy. Chúng ta không thấy 18 tháng đàm phán căng thẳng với các công ty âm nhạc, hay 3 năm đào tạo để nhà máy sản xuất hiểu rằng Macbook Air phải thực sự mỏng, thực sự nhẹ, và pin phải lâu (10 tiếng). Những cải tiến này kết hợp với công nghệ màn hình tinh vi của iPhone, để rồi bùng nổ dưới dạng iPad, một hợp thể hoàn hảo giữa Macbook Air và iPhone.
Một thiết bị không có thực chất sẽ giống như chiếc xe Ferrari không có động cơ bên trong: đẹp, nhưng không chạy được. Xem thử Sansa, eReader, Zune hay hàng chục đối thủ thất bại khác của Apple sẽ biết.
Còn chuyện marketing nữa. Chẳng ai giỏi bằng Apple trong việc gây chú ý. Nhưng lớn tiếng mà không thực chất thì mọi người cũng bỏ sẽ đi nhanh. Chúng ta trầm trồ trước những màn hô “Biến” của nhà ảo thuật mà quên mất sự lao động cật lực để có được màn trình diễn đó. Đó là hàng trăm lần cố gắng làm vừa lòng khách hàng mỗi ngày của mỗi nhân viên tại hơn 300 cửa hàng trên toàn thế giới, chưa kể vô số những cuộc trao đổi trên điện thoại.
Phát súng ban đầu châm ngòi thu hút dư luận là rất tốt. Nhưng lời nói truyền miệng mới là cái mang lại giá trị to lớn trên thị trường. Thực sự, nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy ánh hào quang không giải thích được cho thành công của Apple; chỉ có mồ hôi công sức mới tạo nên hiện thực này mà thôi.
Dưới sự lãnh đạo của Steve Jobs, mồ hôi công sức mà Apple bỏ ra lớn gấp 10 lần các công ty khác – những cuộc đua nội bộ, việc đào tạo chuỗi cung ứng, vô số những thỏa thuận hợp tác, những đợt tuyển dụng, tập huấn tạo ra và duy trì bầu nhiệt huyết thực sự của tất cả nhân viên.
Nếu noi gương Apple, những công ty khác có thể tạo ra nhiều thành quả như Apple. Và nền kinh tế của chúng ta có thể bắt đầu sôi động trở lại.