Type Here to Get Search Results !

Đại Bàng: Loài chim thống trị bầu trời


Không phải ngẫu hứng mà người ta gọi chúng là những sát thủ, những kẻ thống trị bầu trời. Đại Bàng mang đến sự khiếp sợ cho kẻ địch bởi sự to lớn, hùng dũng và mạnh mẽ. "Chúa tể bầu trời" được biết đến như một loài động vật thông minh và sẵn sàng đối đầu với thử thách, thể hiện rõ nhất qua cách chúng đối đầu với mỗi cơn bão.

Không như tất cả mọi loài đều chạy trốn cơn bão, đại bàng sẽ bay lên đỉnh núi thật cao đứng chờ. Và khi cơn bão ập đến, đại bàng sẽ tận dụng sức mạnh của cơn bão để đưa đôi cánh của mình bay thật cao lên bầu trời. Đối với đại bàng, cơn bão không hề là một điềm dữ.

Đại Bàng rất thích các cơn bão. Là loài chim duy nhất yêu thích các cơn bão. Khi những đám mây xám xịt kéo đến thì đó là lúc những chú chim Đại Bàng rất vui mừng. Đại Bàng sử dụng sức gió của cơn bão để nâng nó bay cao hơn. Một khi nó thấy gió của cơn bão, Đại Bàng sử dụng sức mạnh của cơn bão hoành hành để nâng nó lên trên những đám mây. Điều này cho phép các con Đại Bàng một cơ hội để lướt cao hơn từ đôi cánh của nó. Nó là đòn bẩy, là cơ hội để củng cố thêm quyền lực thống trị bầu trời.

Sinh ra ở nơi chỉ có Đại Bàng và "Thần chết"


Không như những loài chim thông thường, Đại Bàng chọn định cư nơi những đỉnh núi cao chót vót, vách núi cheo leo. Nơi ấy hầu như rất ít loài chim khác dám đến, thậm chí không một loài nào ngoại trừ Đại Bàng và thần chết.

Trước mặt tổ chim là đại dương mênh mông. Khi chim non chào đời, chúng sẽ được ru ngủ bằng tiếng hát thì thầm du dương của biển cả. Chim non được luyện giọng với tiếng gầm rú giận dữ của bão táp ngoài khơi và tiếng hú hãi hùng từ vực thẳm. Đến một ngày nào đó, khi chim non đủ lông đủ cánh, đại bàng sẽ dạy con tập bay.

Bài tập bay đầu tiên được bắt đầu bằng hành động hất con từ trên cao xuống của đại bàng. Chú chim non chới với. Vực sâu hun hút dưới chân. Từng cơn sóng điên cuồng gào thét vùi đôi cánh bé bỏng, giữa lúc ấy từ không trung bao la vang lên giọng nói của đại bàng:

- Hỡi đứa con bé bỏng của ta. Con đang ở giữa không gian. Hãy dũng cảm mở mắt ra mà nhìn xem. Dưới kia là vực thẳm – cái vực sâu đầy tăm tối hiểm nguy. Trên đôi cánh của con là gió, là nắng và trời xanh. Nếu con đập cánh bằng hết sức lực con sẽ bay lên làm bạn với trời xanh. Đại dương sẽ hát những khúc ca, ngợi ca lòng quả cảm của con. Nếu con rơi xuống tức la con đã chọn cho mình cái chết hèn nhát trong tăm tối. Đời sẽ chê bai con. Con sẽ không bao giờ được nhìn thấy ánh sáng. Con sẽ không một lần nào được mang tên của loài chim đại bàng dũng mãnh vì đại bàng không khi nào chết hèn nhát. Con hãy tự mình cố gắng lên!

Chim non khẽ đập cách. Những cái đập yếu ớt chìm nghỉm giữa sóng biển. Một… hai… đôi cánh chim non chao đảo. Vực sâu lên tiếng mời gọi, cố níu giữ đôi cánh non nớt, năm… sáu… nhìn kìa! Đôi cánh đã đập từng nhịp dứt khoát, chín… mười, bay lên. Chim non bay dần lên chở ánh nắng trên lưng. Mặt trời dịu dàng nhìn chú mỉm cười. Đại dương hiền hòa tung những đám bọt trắng xoá trong bản nhạc mừng chiến thắng… Phía chân trời xa xa hai chấm đen ẩn hiện trong làn mây trắng. Đại bàng đã ra đi, chỉ còn đại bàng con ở lại bắt đầu trong một cuộc sống mới. Đã hàng nghìn năm trôi qua, trải qua biết bao thế hệ nhưng đại bàng vẫn giữ nguyên phong tục cũ, vẫn xây tổ giữa vực thẳm và vẫn chỉ dạy con chim non một bài tập bay duy nhất…”


Đặc điểm

Tên khoa học: Bald Angle
Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Aves
Bộ (ordo): Falconiformes (hoặc Accipitriformes, q.v.)
Họ (familia): Accipitridae

Lông và kích thước là đặc điểm mà phần lớn mọi người dùng để xác định và phân biệt giống Đại Bàng. Chính vì thế, tùy vào từng loài mà con người có thêm những đặc điểm để nhận diện. Loài đại bàng lớn nhất có chiều dài cơ thể hơn 1m và nặng 7 kg.Loài bé nhất chỉ dài có 0,4m và nặng khoảng hơn 0,5 kg.Chim mái thường lớn hơn chim trống và nặng hơn chim trống khoảng 25%. Sải cánh của chúng dài từ 1,5m cho đến 2m.

Với trọng lượng 6,7kg, Đại bàng biển Steller(Haliaeetus pelagicus) là loài lớn nhất trong các loài đại bàng. Tuy vậy, nói về chiều dài thì khó loài đại bàng nào soán ngôi quán quân của loài Đại bàng Philippine(Pithecophaga jefferyi): 100cm. Còn về sải cánh, Đại bàng đuôi trắng (Haliaeetus albicilla) thống trị với 218,5 cm. Số liệu được kiểm chứng và xác nhận bởi Tổ chức các loài chim ăn thịt thế giới (Raptors of the World).

Đại bàng có tuổi thọ trung bình khoảng 70 tuổi, có thể xem là một trong những loài động vật có tuổi thọ cao nhất. Thế nhưng trước khi đạt đến độ tuổi này, đại bàng phải trải qua một khoảng thời gian khắc nghiệt và đầy đau đớn.

Năm 40 tuổi, mỏ đại bàng trở nên yếu đi. Bộ lông trở nên quá dày và nặng, rất khó để có thể bay nhanh và bay cao lên không trung.

Thức ăn chủ yếu của chúng là các loài động vật có kích thước nhỏ từ dơi đến kích thước to bằng một con nai Philippines tùy theo địa điểm sinh sống.

Ví dụ như ở đảo Luzon thì thức ăn chủ yếu là khỉ, chim, cáo bay, cá còn ở đảo Mindanao thì là vượn cáo, rắn, thằn lằn... thậm chí chúng ăn cả các loài động vật móng guốc như lợn con, chó nhỏ.

Chúng là động vật ăn thịt đỉnh, ở trên cùng của chuỗi thức ăn, và nếu trong tình trạng khỏe mạnh, chúng không có kẻ thù tự nhiên. Đại bàng săn mồi chủ yếu là trong khi bay trên cao quanh lãnh thổ của mình, và bất ngờ lao xuống để bắt mồi. Con mồi có thể bị phát hiện từ khoảng cách 3 đến 5 km. Thỉnh thoảng, chúng còn săn mồi từ chỗ đậu trên cao hay nấp trong thảm thực vật gần các hố nước. Con mồi là chim thường bị giết trên mặt đất hoặc trên cây, nhưng đôi khi bị giết trong khi bay.

Phân bố


Chúng sinh sống trên mọi nơi có núi cao và rừng nguyên sinh còn chưa bị con người chặt phá như bờ biển Úc, Indonesia, Phi châu... nhưng chủ yếu là Lục địa Á-Âu với khoảng 60 loài, còn lại 11 loài khác tìm thấy tại các lục địa còn lại bao gồm 2 loài ở Lục địa Bắc Mỹ, 9 loài ở Trung và Nam Mỹ và 3 loài ở Úc.

Sinh sản

Tổ là nơi chim cái đẻ trứng. Mỗi kì sinh nở thì chim cái sinh 2 trứng. Do chim bố mẹ chỉ có khả năng nuôi một chim non nên thường sẽ có cuộc quyết đấu giữa hai chim con. Con nào thắng sẽ được nuôi cho đến khi trưởng thành. Tuy vậy, "Cạnh tranh và tàn sát giữa các con nhỏ không phải là chuyện hiếm ở đại bàng".

Khi một con Đại Bàng Cái gặp một con đực và cả 2 muốn giao phối, con Cái bay xuống mặt đất trong khi con đực đang theo đuổi nó. Và nó cắp một cành cây khô và bay trở lại vào không trung cùng với con đực đang theo đuổi nó. Khi nó đã đạt đến một tầm cao mà nó mong muốn thì nó sẽ thả nhành cây, lúc đó nhành cây rơi tự do. Khi đó con đực đuổi theo cành cây này. Con Đực thả mình nhanh hơn so với cành cây đang rơi tự do mà nó đang đuổi. Con đực sẽ bắt lại cành cây trước khi để nó rơi xuống đất. Nó sẽ mang nhành cây đó đưa lại cho con Đại Bàng cái. Tiếp tục con Đại Bàng Cái tiếp tục cắp cành cây này và bay lên với một tầm cao hơn và lại thả cành cây đó lại để cho con đực đuổi theo. Điều này diễn ra đến hàng giờ đồng hồ, với chiều cao ngày càng tăng cho đến khi con Đại Bàng cái được đảm bảo rằng con Đại Bàng đực cam kết đã làm chủ được nghệ thuật nhặt lại cành cây này. Chỉ sau đó, con cái mới cho phép con đực giao phối với nó.

Đại Bàng chuẩn bị cho quá trình sinh sản và dạy kỹ năng cho Đại Bàng con. Khi đã sẵn sàng đẻ trứng, con Đại Bàng đực và con Cái xác định một vị trí rất cao trên vách đá nơi không có động vật săn mồi có thể tấn công được. Con đực sẽ bay xuống mặt đất và chọn những cành cây khô chắc chắn và đặt chúng trên các kẽ hở của vách đá, sau đó bay trở lại mặt đất một lần nữa để thu nhặt các cành cây nhỏ hơn và xếp vào tổ cần làm.

Nó bay trở lại mặt đất và chọn các cành cây khô có gai và đặt dưới các lá cây. Rồi nó thu nhặt các đám cỏ mềm để trải trên các cành cây có gai. Khi lớp tổ đầu tiên xây dựng được hoàn thành, Đại Bàng đực bay trở lại mặt đất và chọn cây có gai nhiều hơn, đưa nó vào tổ, nó lại bay xuống mắt đất lấy cỏ để phủ lên các cành cây có gai, sau đó rũ lông của mình lên để hoàn thành tổ.

Các gai ở bên ngoài của tổ bảo vệ nó khỏi những kẻ xâm nhập vào tổ. Cả hai con Đại Bàng đực và cái tham gia trong việc bảo vệ Đại Bàng con. Con cái có nhiệm vụ đẻ trứng và bảo vệ chúng, Con đực xây dựng tổ và đi kiếm mồi. Trong thời gian dạy cho những con Đại Bàng con tập bay, Đại Bàng mẹ ném những con Đại Bàng con ra khỏi tổ. Bởi vì các con non đang sợ hãi, nó sẽ lại nhảy vào tổ.

Trước tiên khi con của nó được vài tháng tuổi, con đực và con cái sẽ dạy cho các con qua những kỹ năng hàng ngày

Tiếp theo, Đại Bàng mẹ ném chúng ra lại và sau đó nó tiếp tục trút bỏ hết các lớp mềm lót trong tổ, để lại các gai trần. Khi các Đại Bàng con sợ hãi và một lần nữa nhảy lại vào tổ thì chúng bị vết chích bởi các gai. Nó thét lên và bị chảy máu. Nó phải nhảy ra khỏi tổ và trong lúc này nó tự hỏi tại sao mẹ và người cha yêu thương nó rất nhiều bây giờ lại tra tấn nó.

Tiếp theo, mẹ con Đại Bàng đẩy chúng ra khỏi vách đá vào không trung. Khi tiếng thét trong sợ hãi, Đại Bàng cha bay ra ngoài và bắt chúng trở lại trước khi nó bị rơi và đưa chúng trở lại vào vách đá. Điều này sẽ diễn ra liên tục cho đến khi các con Đại Bàng con có thể bắt đầu vỗ cánh và bay được. Nó cần phải tiếp thu những kiến thức này thì mới có thể bay được.


Kỹ năng săn mồi


Đại Bàng bay ở một tầm rất cao Đại Bàng bay một mình ở một tầm rất cao, nó không bay với chim sẻ, hoặc chen lẫn vào với các loài chim khác nhỏ hơn như ngỗng, vịt trời.

Đại Bàng có tầm nhìn rất xa, có khả năng tập trung vào một cái gì đó lên đến khoảng cách 5 cây số. Khi phát hiện ra con mồi của nó, thậm chí là một động vật gặm nhấm từ xa, nó chú tâm và dành sự tập trung của mình vào con mồi và thiết lập ra cách tiếp cận để bắt được con mồi đó.

Không có vấn đề gì có thể cản trở được nó, con Đại Bàng sẽ không thay đổi mục tiêu con mồi cho đến khi nó bắt được.

Đại Bàng không ăn những thứ đã chết. Nó chỉ ăn những con mồi tươi. Điều này là lý do tại sao chúng ta có 1 +3 trong kế hoạch tiếp thị của FLP. Kền kền thường ăn động vật chết, nhưng Đại Bàng thì không.

Biểu tượng


Hình tượng đại bàng hoặc giống đại bàng được sử dụng trong các huy hiệu như hiệu lệnh, như là một hình ảnh tượng trưng, và như là một tiêu ngữ. Các bộ phận của cơ thể của chim đại bàng như đầu, cánh của nó hoặc chân cũng được sử dụng như là một hiệu lệnh hoặc tiêu ngữ. Chim đại bàng biểu tượng cho sức mạnh, lòng can đảm,tầm nhìn xa và sự bất tử. Nó được coi là vua của không trung và sứ giả của vị thần tối cao. Theo thần thoại, người Hy Lạp coi đại bàng là biểu trưng của thần Zeus, những người La Mã coi đại bàng là biểu trưng của Jupiter, bởi các bộ lạc Đức thì coi nó là Odin và người theo Kitô giáo thì là biểu tượng của Thiên Chúa.

Đại bàng cũng trở thành biểu tượng quân sự của nhiều quốc gia, chẳng hạn các cơ quan tình báo trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, hoặc Quân lực Việt nam Cộng hoà. Từ những thế kỉ trước công nguyên, đế quốc La Mã và đế quốc Babylon đã chọn loài đại bàng vàng làm biểu tượng cho quân đội của nước mình. Vào thời kì Trung Cổ và Phục Hưng, đa số các quốc gia châu Âu đã chọn đại bàng làm biểu tượng cho quân đội. Các hình vẽ đại bàng trên khiên của binh lính đã được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ thời Phục Hưng, Trung Cổ, La Mã và trên những hình vẽ trong truyện cổ tích châu Âu được mô phỏng lại. [Nguồn: Wikipedia]

Tính phong thủy của hình ảnh đại bàng được thể hiện trên tất cả các bộ phận của loài chim oai dũng này. Đầu của Đại bàng, với đôi mắt xanh tạo nên phong thái uy nghiêm, chế ngự các tà khí. Cánh Đại bàng tung dài, cao, bay lượn trong không gian tạo nguồn sinh khí tốt, thu hút năng lượng và vận may vào cho gia chủ. Móng vuốt sắc nhọn của Đại bàng thể hiện sức mạnh, sự vững chắc. Do đó, người nào dùng hình ảnh đại bàng tung cánh sẽ tự khắc tạo cho mình một nguồn năng lượng phong thủy dồi dào, giúp luôn dũng mạnh, dám đương đầu với khó khăn, thách thức.

Hình ảnh đại bàng phong thủy thường được thể hiện dưới 2 dạng, thứ nhất là tranh phong thủy, thứ hai là tượng.

Đối với tranh phong thủy đại bàng tung cánh, gia chủ nên treo tranh sao cho đầu của chim đại bàng hướng ra ngoài, không quay đầu chim vào trong phòng tránh gặp vận xui, điều không may. Và tuyệt đối không nên treo tranh đại bàng trong phòng ngù, phòng đọc sách… vì sự uy nghi của đại bàng có thể ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần gia chủ. Loại tranh này chỉ phù hợp treo ở những nơi như phòng làm việc, phòng khách. Đặc biệt, nếu là người kinh doanh hoặc người có chức tước, hãy treo tranh đại bàng phong thủy phía sau lưng, ở bàn làm việc, đại bàng sẽ hỗ trợ cho gia chủ được “tung cánh” cao xa hơn, tăng cường quyền lực hơn.

Bên cạnh đó, còn có tượng Đại bàng phong thủy. Đối với tượng, gia chủ nên chọn tượng bằng chất liệu gỗ hoặc đồng vàng nguyên chất, dáng vẻ của đại bàng càng oai vệ càng tốt. đôi cánh phải tung lên cao hoặc tư thế dang cánh khi bay càng hùng dũng càng tích hợp được nhiều năng lượng tốt. Khi đặt tượng đại bàng phong thủy ở hướng Nam, trên các tủ, bàn làm việc nơi thoáng mát, cao ráo…ắt hẳn gia chủ sẽ được phò trợ trong con đường thăng quan tiến chức, gặp nhiều vận may về tiền tài.

Nhìn chung, hình ảnh đại bàng tung cánh tượng trưng cho sự mạnh mẽ, lòng can đảm, sự vươn lên và gặp nhiều may mắn. Vì thế, nếu không tin vào phong thủy thì các bạn cũng có thể dùng nó như một lời động viên cho chính mình.

Với sự uy nghiêm và dũng mãnh, đại bàng được xem là biểu tượng tôn quý, đại diện cho các thần linh, anh hùng kiêu dũng bậc nhất. Vì thế, ngay cả các ngành nghề thủ công cũng đưa hình tượng này vào sản phẩm của mình với ý nghĩa biểu trưng:

  • Đầu đại bàng và đôi mắt xanh tạo nên sự uy nghiêm, biểu trưng cho việc chế ngự tà khí.
  • Cánh đại bàng sải rộng trên không trung tạo nguồn sinh khí tốt, thu hút vận may và mang vận khí tốt cho gia chủ.
  • Móng vuốt sắc nhọn thể hiện sự mạnh mẽ, dũng mãnh, bất khả chiến bại.


Lột xác để sinh tồn


Đại bàng là loài chim có tuổi thọ cao nhất, cuộc đời của chúng có thể kéo dài tới 70 năm. Nhưng một con chim đại bàng thông thường chỉ sống được khoảng 40 năm. Để sống được quãng đời dài nhất, chim đại bàng phải vượt qua một giai đoạn thay đổi khó khăn, có ý nghĩa sống còn. Đó là năm 40 tuổi, móng vuốt đại bàng dài ra và không còn linh hoạt để có thể quắp mồi được nữa. Chiếc mỏ dài và sắc bén của nó cùn đi, cong lại. Đôi cánh già nua, nặng nề, bộ lông mọc dài, bết dính khiến cho nó không thể bay lượn, săn mồi.

Đây là lúc mà đại bàng phải đưa ra 2 quyết định: Nằm chờ chết hoặc phải tự trải qua một cuộc lột xác đau đớn kéo dài 150 ngày.

Trong tiến trình "lột xác" đó, đại bàng bay lên một đỉnh núi cao, trú ẩn trong tổ và gõ mỏ vào đá cho đến khi mỏ cũ gãy rời ra. Đại bàng phải chờ mỏ mới mọc trở lại, rồi dùng mỏ bẻ gãy các móng vuốt cũ đã mòn. Giống như móng tay của con người, mỏ đại bàng liên tục phát triển. Nó cọ mỏ vào vách đá hay thân cây để mỏ thêm cứng và sắc hơn. Chiếc mỏ cứng cáp đó sẽ theo đại bàng trong suốt quãng đời tiếp theo.

Sau đó, con chim dùng mỏ và vuốt nhổ hết lớp lông đã già trên mình như một hình thức "lột da". Đối với loài chim, không có lông, không có mỏ, chúng sẽ phải chịu đói vì không thể bay lượn hay săn mồi. Quá trình nhổ lông cũng khiến đại bàng phải chịu nhiều tổn thương, đau đớn, thậm chí có thể khiến con chim mất mạng vì chảy máu hay nhiễm trùng. Nhưng nếu vượt qua được, 5 tháng sau đại bàng có thể bay lượn với bộ cánh mới, chào mừng cuộc đời một lần nữa và sống thêm 30 năm.

Khi móng vuốt mới đủ chắc, nó lại tự nhổ đi từng sợi lông cho đến khi nhẵn nhụi và chờ lông mới hình thành. Một quá trình lột xác đầy đau đớn... mà chắc chắn nếu không có một ý chí kiên cường sẽ không thể nào vượt qua…


Đăng nhận xét

0 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.