Một nhà triết học cùng thời và trẻ tuổi hơn Heraclitus là Parmenides. Ông là người sáng lập trường phái triết học Elea, và đóng góp triết học chủ yếu của ông là một sự lý giải hết sức mới mẻ về hiện tượng thay đổi. Parmenides bác bỏ lối giải thích sự thay đổi của Heraclitus là sự thống nhất trong đa dạng, đồng thời ông phè bình các học thuyết của các triết gia Miletus về nguồn gốc các sự vật. Triết học của Heraclite cũng như của các triết gia Miletus đều giả thiết rằng mọi sự vật phát sinh từ một sự vật gì khác, và tuy chỉ có một thực thể cơ bản duy nhất trong VÜ trụ, thực thể này lại là nguồn phát sinh vô vàn sự vật và quá trình làm cho cái một thành cái nhiều được gọi là quá trình thay đổi.
Parmenides phủ nhận chính khái niệm về thay đổi, và ông lập luận dựa trên ít nhất là hai cơ sở sau đây: đó là, nếu có một thực thể cơ bản duy nhất đằng sau mọi sự vật, thì khái niệm về thay đổi là vô lý về mặt lô gíc, và xét về cơ bản thì hiện tượng thay đổi là một ảo tưỏng.
Theo Parmenides, khái niệm thay đổi xét về mặt lô gíc là không thể hiểu được và không thể diễn tả được. Ông chủ trương rằng bất cứ cái gì tồn tại “đều phải tồn tại tuyệt đối, hoặc hoàn toàn không tồn tại. ” Theo Parmenides, tồn tại một cách “tuyệt đôi” có nghĩa là cái gì có thì có, đơn giản thế thôi. Ông nói, chúng ta không bao giờ có thể chấp nhận rằng “có cái gì đo từ không tồn tại... trở thàrìh tồn tại”. Ông cho rằng khái niệm “trở thành tồn tại” hay “đi vào tồn tại” là một khái niệm vô lý, vì ông cho rằng một cái gì đó chỉ có thể là có tồn tại hay không có không tồn tại. ” Làm sao bạn có thể nói một cái gì đó trở thành có hiện hữu, rằng nó đã đổi từ không tồn tại sang tồn tại? Bail không thể nào nói về một cái gì rằng nó đã từng không tồn tại, bởi nếu bạn có thể nghĩ về “nó ” thì nó đã tồn tại rồi, và do đó, không có quá trình thay đổi bởi vì không hề có cái “không hiện hữu” để từ đó hoặc vào đó một sự vật hay một trạng thái của sự vật có thể biến đổi. Parmenides nói rằng “một sự vật có thể được nghĩ tới và một sự vật có thể tồn tại chỉ là cùng một sự vật”; ông diễn tả ý niệm này một cách cụ thể hơn khi ông viết, “bạn không thể tìm thấy ý nghĩ mà không có cái hiện hữu để ý nghĩ đó nhắm tới.” Nghĩ là nghĩ về một cái gì đó và vì thế bạn không thể tư duy về một cái gì đó đang thay đổi hay đang trở thành tồn tại. Muốn tư duy về thay đổi đòi hỏi người ta phải thử làm điều không thể làm được, nghĩa là tư duy về một cái gì đó trên cơ sở là nó không có. Cái hiện hữu hay thực tậi, là cái gì tồn tại và không là gì khác. Vì vậy, không thể suy nghĩ về thay đổi một cách rõ ràng bởi vì cái một mà người ta có thể tư duy đó là cái hiện hữu, hay cái thực sự tồn tại. Do đó ta đi tới kết luận rằng cấi hiện hữu là tuyệt đôi, là không thể phân chia, vì mọi cái hiện hữu đều như nhau, và theo lời Parmenides, mọi sự đều tràn đầy cấi hiện hữu. Do đó, cái hiện hữu hoàn toàn liên tục; vì mọi cái hiện hữu ở sát cái hiện hữu. ” Để tăng trọng lượng cho khẳng định này, Parmenides cố gắng chứng minh sự vô lý của khái niệm về thay đổi hóa thành hiện hữu hay bằng cách rút ra những hệ lụy của việc nói rằng có cái gì đó trở thành tồn tại.
Đâu là điểm vô lý trong câu nói rằng “có cái gì đó trở thành tồn tại?” Theo Parmenides, câu này vô lý ở chỗ chủng ta không thể nói một cách nhất quán hay mạch lạc rằng một vật gì có thể nảy sinh từ hiện hữu hay từ không hiện hữu. Khái niệm về thay đổi hay sự hóa thành hiện hữu dựa trên giả thiết rằng một cái gì đó thay đổi từ không tồn tại sang tồn tại hay từ tồn tại này sang tồn tại khác. Nhưng theo Parmenides, giả thiết này là vỗ nghĩa vì lý do sau đây: nếu một người nói rằng có gì đó xuất hiện từ tồn tại, như Thales và các nhà triết học Miletus khác chủ trương, thì không thể có sự trở thành hiện hữu nào cả, vì nếu nó xuất hiện từ tồn tại, thì nó đã tồn tại rồi. Cũng vậy, nếu một người nói rằng có cái gì đó xuất hiện từ không hiện hữu, người đó giả thiết rằng không hiện hữu là một cái gì đó.
Nhưng nói rằng không hiện hữu là một cái gì đó thì rỗ ràng là mâu thuẫn, vì mọi cái gì đó đều tồn tại.
Theo Parmenides, vấn đề thay đổi không thể nào giải thích được, cho dù đó là giải thích về nguồn gốc của toàn thể cơ cấu thực tại, hay chỉ là giải thích về nguồn gốc của một sự vật nhỏ bé, cụ thể nào đó. Trong cả hai trường hợp, vấn đề vẫn chỉ là một, đó là một hình thức tồn tại nào đó phải phát sinh từ tồn tại hay từ không hóa thành tồn tại. Nhưng nếu nó phát sinh từ tồn tại, thì nó đã tồn tại rồi, và vì thế không có sự thay đổi hay hóa thành; còn nếu nó phát sinh từ không tồn tại, thì cần phải coi không tồn tại như là một cái gì rồi, để tránh mâu thuẫn khi nói có cái gì đó xuất phát từ hư vô. Trong cả hai trường hợp, nếu có sự chuyển dịch nào, thì đó là chuyển dịch từ tồn tại sang tồn tại, và như thế là không có sự thay đổi nào, vì trước khi “thay đổi” xảy ra, đã có cái gì đó rồi, và sau khi thay đổi, cấi gì đó vẫn có, như thế không có sự thay đổi hay chuyển dịch nào cả.
Parmenides dùng chữ để nói về toàn bộ thực tại. Ông nói: “Chúng ta chỉ còn một con đường để nói, đó là nói rằng tồn tại. Trên con đường này, có rất nhiều dấu chỉ cho thấy rằng cái tồn tại thì tự có và không thể hủy diệt, vì nó đầy đủ, bất di dịch và không có tận cùng.” Các hiện hữu không có những sắc thái khác nhau, vì hoặc là tồn tại hoặc là không tồn tại, và vì không có sự hóa thành, nên cái tồn tại duy nhất không thể phân chia. Cái tồn tại có đầy đủ ở chỗ này cũng như chỗ khác, và không có khoảng tro'ng. Từ những suỵ tư nầy, Parmenides lý luận rằng thực tại về bản chất là vật chất và hữu hạn. Thực tại có hình cầu, vật chất, bất động, và chứa đầy, là một khối liên tục trong đó không có khoảng trống và bên ngoài nó không có gì cả. Vì không có thay đổi, nên thực tại là tự có và không thể hủy diệt, và do đó nó vĩnh cửu và bất di dịch.
Chỉ chứng minh sự vô lý về mặt lô gíc của khái niệm thay đổi vẫn không đủ để xua tan khái niệm này khỏi lối nhận thức thông thường. Con người bình thường đâu đâu cũng nhìn thấy sự vật trong dòng chảy liên tục, và đối với họ thì đó chính lằ thay đổi thực sự. Nhưng Parmenides bác bỏ khái niệm về thay đổi của nhận thức thông thường bằng việc phân biệt giữa biểu hiện bên ngoài và thực tại. Ông nói, nới đến thay đổi chính là lẫn lộn giữa biểu hiện bên ngoài và thực tại, và vì vậy thay đổi chỉ là ảo ảnh. Một sự phân biệt nữa cũng quan trọng của Parmenides đằng sau sự phân biệt giữa biểu hiện bên ngoài và thực tại, đó là sự phân biệt giữa ý kiển và chân lý. Biểu hiện bên ngoài chỉ tạo ra được những ý kiến, còn thực tại mới là cơ sở của chân lý. Cho dù nhận thức thông thường bảo rằng sự vật tỏ ra là trong dòng chảy liên tục và vì thế nó ở trong quá trình thay đổi liên tục thực thể, nhưng theo Parmenides, ý kiến dựa trên cảm giác này phải nhường chỗ cho hoạt động của lý trí, vì lý trí có khả năng nhận định chân lý về sự vật, và lý trí dạy chúng ta rằng nếu có một thực thể duy nhất nào cấu thành mọi sự vật, thì không thể có chuyển động hay thay đổi. Ở một mức độ nào đó, nhà triết học đầu tiên Thales cũng đã có nhận định tương tự như thế khi ông nói mọi sự đều phát sinh từ nước, chẳng khác gì ông muôn nói rằng biểu hiện bên ngoài eủa sự vật không cho chúng ta biết rõ cấu tạo thực sự hay chất liệu của thực tại. Nhưng Parmenides mới là người nhấn mạnh một cách rõ ràng các sự phân biệt này, và chúng sẽ có một vị trí quan trọng có tính quyết định trong triết học Plato. Plato đã lấy ý tưởng cơ bản của Parmenides về tính bất biến của cái hiện hữu và dựa trên ý tưởng này, ông đã khai triển sự phân biệt giữa thế giới duy lý và thế giới khả thị. Plato cũng rút ra từ cái hiện hữu bất biến của Parmenides khách quan và vĩnh hằng của ông.
Parmenides sinh khoảng năm 510 trước C.N., và sống hầu hết cuộc đời tại Elea, một cộng đồng những người Hi Lạp tị nạn lập cư ở miền Tây Nam nước Ý. Tại đây ông phát triển về nhiều lĩnh vực, cống hiến cho người dân Elea luật pháp và sáng lập một trường phái triết học mới mà các đồ đệ được gọi là các nhà triết học phái Elea. Năm 65 tuổi, ông cùng người học trò chính của ông là Zeno đến thăm Athens, và có một truyền thuyết nói trong cuộc thăm viếng này ông đã trò chuyện với Socrates lúc ấy còn là một thanh niên. Cố gắng quyết liệt của ông để rút ra những hệ lụy lô gíc của giả thiết cho rằng thực tại là một thực thể duy nhất đã đưa ông tới kết luận rằng không thể có chuyển động hay thay đổi mặc dù các giác quan mách bảo điều ngược lại. Kết luận khắt khe này tất nhiên khơi dậy những thách thức và sự chế nhạo quyết liệt, và chính Zeno, người học trò tài ba nhất của Parmenides, là người đứng ra bảo vệ thày mình chống lại những địch thủ.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.