Chúng ta đang sống trong một thế giới mà Lúa và Cỏ cùng có mặt và đang lớn lên theo những cách thức riêng. "Vàng thau lẫn lộn" là đặc tính của thế giới mà chúng ta đang sống, nó cũng phản ánh chính thế giới nội tâm của từng người. Và vì thế mà nhiều lúc chúng ta không biết, không thể phân biệt đâu là sự thật. Thật & giả lẫn lộn, chúng ta chẳng biết đặt niềm tin của mình nơi nào cho xứng đáng. Họa may, chỉ có thể là chính mình. Không một ai có thể cho điều mà bạn muốn. Càng không có một ai thấu hiểu bạn. Họ biết bạn, hiểu bạn thì không.
Theo đó, bất công, chiến tranh,bạo lực, đói kém, lạc hậu, tranh giành, phân hóa giàu-nghèo, thiên tai, bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm,... còn tràn lan và nhức nhối, thậm chí có những vấn đề chưa thể có phương hướng giải quyết tận nguyên căn, cội rễ. Từng người và mọi người vẫn còn phải khóc than, đau đớn, phiền muộn, căng thẳng, khắc khoải, cô đơn, buồn khổ, chia tách, ly biệt, vất vả và cuối cùng là sự chết. Con người khát khao công lý và hòa bình, thư thái và hạnh phúc, đoàn tụ và thăng hoa trong tình yêu, chân thật và sung túc nhưng bất toàn, sự trọn vẹn luôn ở tầm nhìn xa không bao giờ trông thấy.
Hầu hết con người đương thời đều ngao ngán khi nghĩ đến con đường thăng tiến của mình. Số ít không như vậy thì họ, một là đang có con đường thăng tiến sẵn có, hai là cứ sống, rong chơi và tận hưởng với những gì mình đã và đang có.
Dù là thời nào, thể chế nào ít nhiều vẫn luôn tồn tại những hệ lụy ở đó. Phần lớn những hệ lụy đó phát xuất từ chính con người, từ những ý niệm thẳm sâu trong thân xác tưởng chừng bé nhỏ đó.
Nhưng có một sự thật, chúng ta là con người, chúng ta là những nhân-vị; nghĩa là chúng ta có phẩm giá và là độc nhất vô nhị. Trên hết, chúng ta chỉ có một cuộc đời. Cuộc đời bạn ngày mai ra sao đều bắt nguồn từ chính tư duy và những quyết định của bạn hôm nay. Khi bạn đủ 18 tuổi hoặc sớm hơn, bằng việc cầm chiếc thẻ căn cước (Chứng minh nhân dân) cũng là lúc bạn ý thức được từ đây, bạn phải có trách nhiệm trước hết với chính mình. Bạn là một nhân-vị(có phẩm giá và độc nhất vô nhị). Từ đó, những chân trời đang mở rộng trước mắt bạn. Đi về đâu đều tùy thuộc vào lựa chọn và quyết định của bạn. Bạn không thể chối bỏ điều đó với bất cứ lý do gì.
Bằng cách sử dụng từ "Tôi", bạn bắt đầu nói với người khác rằng:"Bạn là bạn, không phải một ai khác". Bạn có quyền được tôn trọng và xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ người khác. Từ đó, dù làm việc gì và hậu quả có ra sao thì cũng đừng bao giờ oán trách bất cứ ai, hay vịn vào đâu đó để đổ lỗi cho sự vấp ngã của mình. Hãy tự đứng lên. Đừng ngại bị cười chê trong khi điều đáng cười chê lại là ngã rồi mà không học biết cách đứng lên. Đó là bản năng, tự mình khám phá, không ai giúp được. Khi đó, giúp bạn đồng nghĩa với việc hại bạn.
Vào những năm 2000-2010, phong trào mua-đọc sách nở rộ, các nhà sách liên tục mở ra khắp nơi. Nhà sách nhỏ đập đi xây nhà sách lớn. Các công ty in ấn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh, tự mình mở nhà sách. Thời đó, những cuốn sách tạo động lực sống bán rất chạy. Có thể kể đến là Dạy con làm giàu của Robert Kyoshaki, Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Miếng phomat của tôi ở đâu?,... Tôi mê sách, đọc rất nhanh nhưng chẳng thể nào đọc kịp các đầu sách xuất bản và được giới thiệu tại các nhà sách. Càng đọc, tôi khám phá ra ở tất cả các cuốn sách nói về động lực sống đều có một điểm chung, nhưng chẳng sách nào nói rõ hay dạy cụ thể là Tư duy tích cực.
Tư-duy-tich-cực là từ tôi nghĩ ra trong một món quà được tặng. Món quà đó với tôi là món quà lớn nhất tôi từng biết và nhận được. Đó là một mảnh giấy chưa bằng một mảnh A5. Trên tấm giấy chỉ vỏn vẹn vài chữ: "Thử đảo ngược cái nhìn" cùng một hình vẽ. Hình vẽ nhìn kỹ đó là một khuôn mặt với đầy đủ nét sầu khổ, buồn thảm. Khi tôi làm theo câu thần chú "Thử đảo ngược cái nhìn" thì tôi ngỡ ngàng nhận ra đó là một khuôn mặt vô cùng rạng rõ và tươi vui. Ban đầu, tôi chỉ giữ lại trong chiếc ví của mình để tiện dùng khi cảm xúc rơi vào tình trạng tồi tệ. Ngày tháng sau này cuộc sống có vất vả nhưng món quà đó vẫn luôn đeo đuổi bên tôi. Tôi bắt đầu chú ý và ngắm nhìn, ngẫm nghĩ nhiều hơn đến cái hình nhỏ bé đó. Tôi phát hiện ra, cùng trên một khuôn mặt với bằng đó nét vẽ của thời gian, chỉ cần đảo ngược cái nhìn là mọi thứ thay đổi khác hẳn. Bài tập đó theo tôi đến tận bây giờ. Và cũng từ đó, dù có rơi vào hoàn cảnh bi đát như thế nào thì tôi cũng không bao giờ ngồi buồn phiền, than vãn hay đổ thừa, vin cớ này nọ. Thay vì ngồi than khóc tôi sẽ kiếm việc gì có ích để làm. Đó là lý do ngày nay tôi ít khi nào để đôi tay mình "ở không". Tôi học đủ thứ, từ thư pháp đến thổi tiêu, từ thủ công đến cào phím, miễn là có ích tôi đều làm. Làm để đỡ lãng phí thời gian, làm để bản thân không rơi vào tình trạng rảnh rỗi. Với tôi, rảnh rỗi là nguyên do phát sinh mọi điều xấu xa.
Tư-duy-tích-cực là cách để nhảy ra bên ngoài sự việc đang đối diện. Người ta thường nói, người ngoài thì bao giờ cũng sáng suốt hơn người trong cuộc. Đó là lý do chúng ta cần phải "nhảy". Từ việc nhảy vào vị trí người đối diện đến việc nhảy ra khỏi bản thân và người đối diện đó. Ai cũng biết đánh cờ không khó, mà chỉ khó là chơi giỏi hay không. Mà muốn chơi giỏi thì phải giỏi chơi một mình. Phải biết đặt mình vào đối thủ mà liệu. Thật không may, rất ít người làm được điều đó. Lý do cơ bản nhất là lười và không có phương pháp.
Tư-duy-tích-cực đòi hỏi bạn phải hiểu mình. Để hiểu mình thì mỗi người phải tự đi tìm chính mình, phải yêu mình và đi vào thâm sâu mọi ngóc ngách của chính mình. Phản tỉnh là một phương pháp phổ biến của các nhà giáo dục áp dụng cho việc xét mình, ngõ hầu tìm hiểu, khám phá ra giá trị tiềm ẩn của bản thân. Muốn tư-duy-tích-cực thì giai đoạn này nhất định bạn phải đi qua. Không phải một hay hai hay vài lần, mà suốt một đời.
Thật mâu thuẫn nếu bây giờ tôi lại đề nghị bạn "từ bỏ mình" trong khi ở trên tôi lại khuyến khích bạn khám phá và tự yêu mình. Nhưng đó là yếu đạo nhất định bạn phải đi qua. Từ bỏ mình đồng nghĩa với việc bớt "cố-chấp" của bản thân. Là một Phật-tử, chắc hẳn bạn hiểu rõ điều này hơn tôi. Nhưng với nhiều người khác, từ bỏ mình dường như là điều không tưởng.
Ví dụ: Một người luôn tồn tại hai mặt đối lập, thiện-ác, tốt-xấu,... Ác và xấu tự nó sẽ lấn sân và cán cân rồi cũng nghiêng về nó. Thiện và tốt phải khó khăn lắm mới có thể cân bằng hoặc chiếm thế thượng phong. Nhà trường dạy chúng ta trở nên một người có ích, nhưng ít ai dạy chúng ta cách "làm lành lánh dữ". Tôn giáo dạy chúng ta tuân giữ giới luật và các điều răn. Nhưng lịch sử 2000 năm đã minh chứng các phương pháp đó đều không hiệu quả. Cái Thiện-tốt luôn phải vật vã, lao đao mới có thể may ra mới cân bằng được với cái ác và cái xấu. Thiết nghĩ, cách cơ bản và giản đơn nhất chính là, muốn cái xấu và ác giảm đi thì chỉ có cách liên lỉ làm những việc tốt, điều thiện thì cái ác cái xấu sẽ dần mất đi đất sống và tự đào thải.
Việc từ bỏ mình cũng tương tự, và con đường duy nhất chính là Đức ái. Đức tin, đức cậy có thể mất đi, nhưng đức ái thì không. Đó là lý do mà giáo hội Công giáo xem Đức ái là quan trọng hơn cả. Vì yêu, ta có thể thôi bớt vị kỷ để sống với người khác. Vì ái mà bao dung với tha nhân, thậm chí với cả địch thù. Từ ví dụ ta có thể áp dụng Đức Ái ngay vào đời sống của chính mình. Khi trong bạn Đức ái ngự trị và đóng vai trò chủ đạo thì mọi thứ trở nên thăng hoa thay vì luôn cảm thấy phải đấu tranh với tình trạng bất mãn, sầu khổ.
Tự kỷ ám thị là một cuốn sách hay mà bất kỳ ai cũng nên đọc. Thời buổi bây giờ người ta coi việc đó như là căn bệnh, mối nguy cơ cần được chạy chữa. Cũng dễ hiểu, họ không hiểu đúng ý nghĩa thực sự của việc Tự-kỷ-ám-thị. Theo những gì tôi hiểu biết, rút ra từ hầu hết những người thành công nhất lịch sử loài người thì tôi không thấy một ai lại không "mắc phải" căn bệnh Tự-kỷ-ám-thị đó.
Ví dụ: Buổi sáng trước khi đi làm, bạn thử nhìn vào gương và tự-kỷ với mình rằng: Ngày hôm nay là cơ hội để tôi thể hiện mình. Hôm nay, không phải là ngày nào khác. Nhất định tôi phải cố gắng hết sức... Nhất định tôi sẽ thành công." Hãy thử và cảm nhận sự thay đổi nơi bản thân bạn. Nếu thành công chưa đến, thì chí ít bạn cũng không bao giờ bị thụt lùi.
Tự-kỷ-ám-thị chính là việc tự tạo một lời tạo động lực, nhắc nhở chính mình. Với lời tự kỷ, bạn cam kết với bản thân rằng không đạt mục tiêu bạn chưa dừng lại; không đạt không từ bỏ giữa chừng. Một người mà sống với ý niệm mạnh mẽ như thế thì liệu có gì có thể cản ngăn anh/chị ấy trên con đường đi đến thành công cơ chứ? Nếu bạn áp dụng và thành công trong một ngày không xa, Tôi vui mừng chúc mừng bạn, đừng quên nhưng hãy nhớ về hôm nay bạn đã học được những điều này và chia sẻ cảm hứng đó, phương cách đó cho nhiều người khác, sự thịnh vượng của bạn và những người nhận được cảm hứng từ bạn họ cũng thịnh vượng thì góp phần làm cho thế giới này ngày một thịnh vượng hơn.
Đừng để mất thời gian vào những điều vô-ích, và rơi vào thảm trạng của xúc cảm. Bạn chẳng có lý do gì để phí thời gian cho những việc đó. Còn rất nhiều việc bạn nên làm - cần làm và phải làm.
Đúng như chủ điểm, dù bạn làm gì, ở đâu hay là ai mà cuộc sống bạn chẳng vui vẻ gì thì mọi thứ đều vô nghĩa. Khi bạn có hay nhận được tin vui, đừng vội vui mừng. Cất kỹ, giấu cho kín và ngày ngày đem ra gặm nhấm nó từ từ. Còn những điều trái ngang, ức chế thì quên ngay nó đi và lôi những niềm vui của bạn ra hưởng thụ tiếp. Bí mật nhỏ nhoi đó nghe thì có vẻ tức cười, nhưng sự thật nó giúp bạn biết "hưởng thụ" cuộc sống này hơn, khi mà có hơn 70% những điều không vui đến với cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn không có một con bài tẩy đủ mạnh thì làm thế nào bạn có niềm tin mà chống chọi với thế cuộc cơ chứ.
Một nhà ảo thuật nếu phô diễn hết "nghề" thì anh ta sớm lụi bại và sớm bị lãng quên. Trải nghiệm yêu đương cho chúng ta bài học xương máu đó. Khi yêu đương thì mọi thứ đều đẹp, đều là màu hồng. Nhưng sau khi kết hôn một vài năm. Khi các chàng và nàng chơi bài ngửa với nhau thì cũng là lúc kết cuộc đã định: giải tán. "Có bữa tiệc nào mà không đến lúc tàn", bữa tiệc không bao giờ dứt nếu còn vô số những tiết mục hấp dẫn chưa xuất hiện. Người ta thường than vãn "không ai biết được chữ ngờ" nhưng mấy ai lại chủ động đón nhận và chơi đùa với cùng chữ "ngờ" đó. Bởi nếu cái gì cũng biết trước thì còn gì là hay ho, hấp dẫn nữa.
Khi niềm vui ngự trị, bạn đã biến mình từ thế sống bị động sang chủ động. Một khi bạn ở thế chủ động, tức là bạn là người hiểu luật chơi, làm chủ cuộc chơi. Người Trung Hoa có câu:"Là Phúc không phải họa, là Họa thì không thể tránh". Câu hỏi đặt ra cho bạn: "Nếu ngày mai trời sập, bạn sẽ làm gì?" - Hãy comment cho mình biết câu trả lời bên dưới nhé!
Điều gì đến sẽ đến. Ngày mai có việc ngày mai lo. Cứ an-nhiên chu toàn bổn phận của mình cách vui vẻ trong hôm nay. Việc nào cần kíp thì làm trước. Việc nên làm thì cứ làm. Những việc kém quan trọng khác nếu có thể thì cứ làm, không làm cũng chẳng sao. Đừng vì một câu nói, cơn giận tức thời làm tổn thương, suy sụp một tòa nhà mà khó nhọc lắm bạn mới xây thành. Không một ai có thể hiểu bạn, bởi mỗi người có điều kiện và hoàn cảnh đối diện khác nhau. Có thể cùng một sự việc, nhưng về các khía cạnh khác hoàn toàn khác nhau. Đừng trông mong vào sự giúp đỡ của người khác mà nên tự thân tự-cường. Một khi nội-tại của bạn vững mạnh thì những thăng trầm vô tình gặp phải thì cũng chẳng thể xô ngã được bạn. Bạn chỉ có một cuộc đời, bạn là một nhân-vị và cuộc đời bạn sau này ra sao, tất cả đều tùy thuộc vào tư-duy-tích-cực ít hay nhiều của bạn hôm nay. Nếu ít, bớt chút thời gian mỗi ngày để làm gia tăng nó lớn lên càng sớm càng tốt. Tính trung bình hiện nay, mỗi người có 25.550 ngày để sống. Bạn dành ra 1/10 số ngày đó "nằm gai nếm mật" để học cách "tự-cường" thì đâu có gì là yêu cầu quá đáng phải không? Bạn không nghĩ sẽ thật khôn ngoan khi chỉ dành ra vài chục ngày hay vài ngàn ngày để khám phá ra những điều tốt đẹp bạn sẽ thực hiện và hưởng thụ trong suốt quãng đời còn lại sao?
Lời ấy cho bạn, và cũng là cho tôi và cho những ai quan tâm đến việc cải thiện đời sống hiện hại của chính mình.
Theo đó, bất công, chiến tranh,bạo lực, đói kém, lạc hậu, tranh giành, phân hóa giàu-nghèo, thiên tai, bệnh tật, an toàn vệ sinh thực phẩm,... còn tràn lan và nhức nhối, thậm chí có những vấn đề chưa thể có phương hướng giải quyết tận nguyên căn, cội rễ. Từng người và mọi người vẫn còn phải khóc than, đau đớn, phiền muộn, căng thẳng, khắc khoải, cô đơn, buồn khổ, chia tách, ly biệt, vất vả và cuối cùng là sự chết. Con người khát khao công lý và hòa bình, thư thái và hạnh phúc, đoàn tụ và thăng hoa trong tình yêu, chân thật và sung túc nhưng bất toàn, sự trọn vẹn luôn ở tầm nhìn xa không bao giờ trông thấy.
Hầu hết con người đương thời đều ngao ngán khi nghĩ đến con đường thăng tiến của mình. Số ít không như vậy thì họ, một là đang có con đường thăng tiến sẵn có, hai là cứ sống, rong chơi và tận hưởng với những gì mình đã và đang có.
Dù là thời nào, thể chế nào ít nhiều vẫn luôn tồn tại những hệ lụy ở đó. Phần lớn những hệ lụy đó phát xuất từ chính con người, từ những ý niệm thẳm sâu trong thân xác tưởng chừng bé nhỏ đó.
Xác-quyết bản thân là một nhân-vị.
Nhưng có một sự thật, chúng ta là con người, chúng ta là những nhân-vị; nghĩa là chúng ta có phẩm giá và là độc nhất vô nhị. Trên hết, chúng ta chỉ có một cuộc đời. Cuộc đời bạn ngày mai ra sao đều bắt nguồn từ chính tư duy và những quyết định của bạn hôm nay. Khi bạn đủ 18 tuổi hoặc sớm hơn, bằng việc cầm chiếc thẻ căn cước (Chứng minh nhân dân) cũng là lúc bạn ý thức được từ đây, bạn phải có trách nhiệm trước hết với chính mình. Bạn là một nhân-vị(có phẩm giá và độc nhất vô nhị). Từ đó, những chân trời đang mở rộng trước mắt bạn. Đi về đâu đều tùy thuộc vào lựa chọn và quyết định của bạn. Bạn không thể chối bỏ điều đó với bất cứ lý do gì.
Bằng cách sử dụng từ "Tôi", bạn bắt đầu nói với người khác rằng:"Bạn là bạn, không phải một ai khác". Bạn có quyền được tôn trọng và xứng đáng nhận được sự tôn trọng từ người khác. Từ đó, dù làm việc gì và hậu quả có ra sao thì cũng đừng bao giờ oán trách bất cứ ai, hay vịn vào đâu đó để đổ lỗi cho sự vấp ngã của mình. Hãy tự đứng lên. Đừng ngại bị cười chê trong khi điều đáng cười chê lại là ngã rồi mà không học biết cách đứng lên. Đó là bản năng, tự mình khám phá, không ai giúp được. Khi đó, giúp bạn đồng nghĩa với việc hại bạn.
Đừng mất thời gian vào việc than vãn, rơi vào thảm trạng của cảm xúc
Vào những năm 2000-2010, phong trào mua-đọc sách nở rộ, các nhà sách liên tục mở ra khắp nơi. Nhà sách nhỏ đập đi xây nhà sách lớn. Các công ty in ấn lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh, tự mình mở nhà sách. Thời đó, những cuốn sách tạo động lực sống bán rất chạy. Có thể kể đến là Dạy con làm giàu của Robert Kyoshaki, Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi, Miếng phomat của tôi ở đâu?,... Tôi mê sách, đọc rất nhanh nhưng chẳng thể nào đọc kịp các đầu sách xuất bản và được giới thiệu tại các nhà sách. Càng đọc, tôi khám phá ra ở tất cả các cuốn sách nói về động lực sống đều có một điểm chung, nhưng chẳng sách nào nói rõ hay dạy cụ thể là Tư duy tích cực.
Tư-duy-tich-cực là từ tôi nghĩ ra trong một món quà được tặng. Món quà đó với tôi là món quà lớn nhất tôi từng biết và nhận được. Đó là một mảnh giấy chưa bằng một mảnh A5. Trên tấm giấy chỉ vỏn vẹn vài chữ: "Thử đảo ngược cái nhìn" cùng một hình vẽ. Hình vẽ nhìn kỹ đó là một khuôn mặt với đầy đủ nét sầu khổ, buồn thảm. Khi tôi làm theo câu thần chú "Thử đảo ngược cái nhìn" thì tôi ngỡ ngàng nhận ra đó là một khuôn mặt vô cùng rạng rõ và tươi vui. Ban đầu, tôi chỉ giữ lại trong chiếc ví của mình để tiện dùng khi cảm xúc rơi vào tình trạng tồi tệ. Ngày tháng sau này cuộc sống có vất vả nhưng món quà đó vẫn luôn đeo đuổi bên tôi. Tôi bắt đầu chú ý và ngắm nhìn, ngẫm nghĩ nhiều hơn đến cái hình nhỏ bé đó. Tôi phát hiện ra, cùng trên một khuôn mặt với bằng đó nét vẽ của thời gian, chỉ cần đảo ngược cái nhìn là mọi thứ thay đổi khác hẳn. Bài tập đó theo tôi đến tận bây giờ. Và cũng từ đó, dù có rơi vào hoàn cảnh bi đát như thế nào thì tôi cũng không bao giờ ngồi buồn phiền, than vãn hay đổ thừa, vin cớ này nọ. Thay vì ngồi than khóc tôi sẽ kiếm việc gì có ích để làm. Đó là lý do ngày nay tôi ít khi nào để đôi tay mình "ở không". Tôi học đủ thứ, từ thư pháp đến thổi tiêu, từ thủ công đến cào phím, miễn là có ích tôi đều làm. Làm để đỡ lãng phí thời gian, làm để bản thân không rơi vào tình trạng rảnh rỗi. Với tôi, rảnh rỗi là nguyên do phát sinh mọi điều xấu xa.
Tư-duy-tích-cực là cách để nhảy ra bên ngoài sự việc đang đối diện. Người ta thường nói, người ngoài thì bao giờ cũng sáng suốt hơn người trong cuộc. Đó là lý do chúng ta cần phải "nhảy". Từ việc nhảy vào vị trí người đối diện đến việc nhảy ra khỏi bản thân và người đối diện đó. Ai cũng biết đánh cờ không khó, mà chỉ khó là chơi giỏi hay không. Mà muốn chơi giỏi thì phải giỏi chơi một mình. Phải biết đặt mình vào đối thủ mà liệu. Thật không may, rất ít người làm được điều đó. Lý do cơ bản nhất là lười và không có phương pháp.
Tư-duy-tích-cực đòi hỏi bạn phải hiểu mình. Để hiểu mình thì mỗi người phải tự đi tìm chính mình, phải yêu mình và đi vào thâm sâu mọi ngóc ngách của chính mình. Phản tỉnh là một phương pháp phổ biến của các nhà giáo dục áp dụng cho việc xét mình, ngõ hầu tìm hiểu, khám phá ra giá trị tiềm ẩn của bản thân. Muốn tư-duy-tích-cực thì giai đoạn này nhất định bạn phải đi qua. Không phải một hay hai hay vài lần, mà suốt một đời.
Thật mâu thuẫn nếu bây giờ tôi lại đề nghị bạn "từ bỏ mình" trong khi ở trên tôi lại khuyến khích bạn khám phá và tự yêu mình. Nhưng đó là yếu đạo nhất định bạn phải đi qua. Từ bỏ mình đồng nghĩa với việc bớt "cố-chấp" của bản thân. Là một Phật-tử, chắc hẳn bạn hiểu rõ điều này hơn tôi. Nhưng với nhiều người khác, từ bỏ mình dường như là điều không tưởng.
Ví dụ: Một người luôn tồn tại hai mặt đối lập, thiện-ác, tốt-xấu,... Ác và xấu tự nó sẽ lấn sân và cán cân rồi cũng nghiêng về nó. Thiện và tốt phải khó khăn lắm mới có thể cân bằng hoặc chiếm thế thượng phong. Nhà trường dạy chúng ta trở nên một người có ích, nhưng ít ai dạy chúng ta cách "làm lành lánh dữ". Tôn giáo dạy chúng ta tuân giữ giới luật và các điều răn. Nhưng lịch sử 2000 năm đã minh chứng các phương pháp đó đều không hiệu quả. Cái Thiện-tốt luôn phải vật vã, lao đao mới có thể may ra mới cân bằng được với cái ác và cái xấu. Thiết nghĩ, cách cơ bản và giản đơn nhất chính là, muốn cái xấu và ác giảm đi thì chỉ có cách liên lỉ làm những việc tốt, điều thiện thì cái ác cái xấu sẽ dần mất đi đất sống và tự đào thải.
Việc từ bỏ mình cũng tương tự, và con đường duy nhất chính là Đức ái. Đức tin, đức cậy có thể mất đi, nhưng đức ái thì không. Đó là lý do mà giáo hội Công giáo xem Đức ái là quan trọng hơn cả. Vì yêu, ta có thể thôi bớt vị kỷ để sống với người khác. Vì ái mà bao dung với tha nhân, thậm chí với cả địch thù. Từ ví dụ ta có thể áp dụng Đức Ái ngay vào đời sống của chính mình. Khi trong bạn Đức ái ngự trị và đóng vai trò chủ đạo thì mọi thứ trở nên thăng hoa thay vì luôn cảm thấy phải đấu tranh với tình trạng bất mãn, sầu khổ.
Tự kỷ ám thị là một cuốn sách hay mà bất kỳ ai cũng nên đọc. Thời buổi bây giờ người ta coi việc đó như là căn bệnh, mối nguy cơ cần được chạy chữa. Cũng dễ hiểu, họ không hiểu đúng ý nghĩa thực sự của việc Tự-kỷ-ám-thị. Theo những gì tôi hiểu biết, rút ra từ hầu hết những người thành công nhất lịch sử loài người thì tôi không thấy một ai lại không "mắc phải" căn bệnh Tự-kỷ-ám-thị đó.
Ví dụ: Buổi sáng trước khi đi làm, bạn thử nhìn vào gương và tự-kỷ với mình rằng: Ngày hôm nay là cơ hội để tôi thể hiện mình. Hôm nay, không phải là ngày nào khác. Nhất định tôi phải cố gắng hết sức... Nhất định tôi sẽ thành công." Hãy thử và cảm nhận sự thay đổi nơi bản thân bạn. Nếu thành công chưa đến, thì chí ít bạn cũng không bao giờ bị thụt lùi.
Tự-kỷ-ám-thị chính là việc tự tạo một lời tạo động lực, nhắc nhở chính mình. Với lời tự kỷ, bạn cam kết với bản thân rằng không đạt mục tiêu bạn chưa dừng lại; không đạt không từ bỏ giữa chừng. Một người mà sống với ý niệm mạnh mẽ như thế thì liệu có gì có thể cản ngăn anh/chị ấy trên con đường đi đến thành công cơ chứ? Nếu bạn áp dụng và thành công trong một ngày không xa, Tôi vui mừng chúc mừng bạn, đừng quên nhưng hãy nhớ về hôm nay bạn đã học được những điều này và chia sẻ cảm hứng đó, phương cách đó cho nhiều người khác, sự thịnh vượng của bạn và những người nhận được cảm hứng từ bạn họ cũng thịnh vượng thì góp phần làm cho thế giới này ngày một thịnh vượng hơn.
Đừng để mất thời gian vào những điều vô-ích, và rơi vào thảm trạng của xúc cảm. Bạn chẳng có lý do gì để phí thời gian cho những việc đó. Còn rất nhiều việc bạn nên làm - cần làm và phải làm.
Đừng quên chu toàn mọi việc trong niềm vui
Đúng như chủ điểm, dù bạn làm gì, ở đâu hay là ai mà cuộc sống bạn chẳng vui vẻ gì thì mọi thứ đều vô nghĩa. Khi bạn có hay nhận được tin vui, đừng vội vui mừng. Cất kỹ, giấu cho kín và ngày ngày đem ra gặm nhấm nó từ từ. Còn những điều trái ngang, ức chế thì quên ngay nó đi và lôi những niềm vui của bạn ra hưởng thụ tiếp. Bí mật nhỏ nhoi đó nghe thì có vẻ tức cười, nhưng sự thật nó giúp bạn biết "hưởng thụ" cuộc sống này hơn, khi mà có hơn 70% những điều không vui đến với cuộc sống của mỗi người. Nếu bạn không có một con bài tẩy đủ mạnh thì làm thế nào bạn có niềm tin mà chống chọi với thế cuộc cơ chứ.
Một nhà ảo thuật nếu phô diễn hết "nghề" thì anh ta sớm lụi bại và sớm bị lãng quên. Trải nghiệm yêu đương cho chúng ta bài học xương máu đó. Khi yêu đương thì mọi thứ đều đẹp, đều là màu hồng. Nhưng sau khi kết hôn một vài năm. Khi các chàng và nàng chơi bài ngửa với nhau thì cũng là lúc kết cuộc đã định: giải tán. "Có bữa tiệc nào mà không đến lúc tàn", bữa tiệc không bao giờ dứt nếu còn vô số những tiết mục hấp dẫn chưa xuất hiện. Người ta thường than vãn "không ai biết được chữ ngờ" nhưng mấy ai lại chủ động đón nhận và chơi đùa với cùng chữ "ngờ" đó. Bởi nếu cái gì cũng biết trước thì còn gì là hay ho, hấp dẫn nữa.
Khi niềm vui ngự trị, bạn đã biến mình từ thế sống bị động sang chủ động. Một khi bạn ở thế chủ động, tức là bạn là người hiểu luật chơi, làm chủ cuộc chơi. Người Trung Hoa có câu:"Là Phúc không phải họa, là Họa thì không thể tránh". Câu hỏi đặt ra cho bạn: "Nếu ngày mai trời sập, bạn sẽ làm gì?" - Hãy comment cho mình biết câu trả lời bên dưới nhé!
Lời kết
Điều gì đến sẽ đến. Ngày mai có việc ngày mai lo. Cứ an-nhiên chu toàn bổn phận của mình cách vui vẻ trong hôm nay. Việc nào cần kíp thì làm trước. Việc nên làm thì cứ làm. Những việc kém quan trọng khác nếu có thể thì cứ làm, không làm cũng chẳng sao. Đừng vì một câu nói, cơn giận tức thời làm tổn thương, suy sụp một tòa nhà mà khó nhọc lắm bạn mới xây thành. Không một ai có thể hiểu bạn, bởi mỗi người có điều kiện và hoàn cảnh đối diện khác nhau. Có thể cùng một sự việc, nhưng về các khía cạnh khác hoàn toàn khác nhau. Đừng trông mong vào sự giúp đỡ của người khác mà nên tự thân tự-cường. Một khi nội-tại của bạn vững mạnh thì những thăng trầm vô tình gặp phải thì cũng chẳng thể xô ngã được bạn. Bạn chỉ có một cuộc đời, bạn là một nhân-vị và cuộc đời bạn sau này ra sao, tất cả đều tùy thuộc vào tư-duy-tích-cực ít hay nhiều của bạn hôm nay. Nếu ít, bớt chút thời gian mỗi ngày để làm gia tăng nó lớn lên càng sớm càng tốt. Tính trung bình hiện nay, mỗi người có 25.550 ngày để sống. Bạn dành ra 1/10 số ngày đó "nằm gai nếm mật" để học cách "tự-cường" thì đâu có gì là yêu cầu quá đáng phải không? Bạn không nghĩ sẽ thật khôn ngoan khi chỉ dành ra vài chục ngày hay vài ngàn ngày để khám phá ra những điều tốt đẹp bạn sẽ thực hiện và hưởng thụ trong suốt quãng đời còn lại sao?
Lời ấy cho bạn, và cũng là cho tôi và cho những ai quan tâm đến việc cải thiện đời sống hiện hại của chính mình.
Nếu ngày mai trời sập thì hôm nay tớ vẫn vui tươi và làm những gì mình đang làm giang dỡ ...he he...thế thôi bạn ơi! Ali ngủ ngon nha!
Trả lờiXóa