Không phải ngẫu nhiên mà nhiều đạo diễn điện ảnh nổi tiếng chuyên dòng phim bạo lực lại công khai thừa nhận sự ảnh hưởng của Flannery O’Connor lên các bộ phim của mình. Anh em nhà Cohen coi Khó mà tìm được một người tốt là một trong những tác phẩm bắt buộc phải đọc và ngưỡng mộ O’Connor một cách thành kính, còn Quentin Tarantino thì coi bà như hình mẫu về sáng tạo nghệ thuật. Người xem có thể tìm thấy sự tương đồng giữa những bộ phim của họ và truyện ngắn của O’Connor, yếu tố bạo lực được triển khai tràn lan, và nhân tính con người khi đương đầu với bạo lực thì bị bẻ cong hay hủy diệt.
Như chính tác giả đã giãi bày về truyện ngắn được lấy làm tiêu đề Khó mà tìm được một người tốt, O’Connor cho biết những lý do sử dụng yếu tố bạo lực bởi bà phát hiện ra rằng, “bạo lực có khả năng một cách kỳ lạ trong việc đưa các nhân vật trở lại với hiện thực và chuẩn bị cho họ chấp nhận giây phút được ân sủng”. Những giây phút đốn ngộ trong các truyện ngắn của bà, là lúc nhân vật nhận ra bản chất thực sự của mình, của đồng loại. Độc giả khám phá ra con người của nhân vật cùng lúc với chính họ, như giây phút người bà trong truyện ngắn Khó mà tìm được một người tốt.
Khó mà tìm được một người tốt được tạp chí Flavorwire bình chọn là một trong 10 tác phẩm văn chương gây ám ảnh nhất.
Tác phẩm được xếp ngang hàng với Trăm năm cô đơn, Âm thanh và cuồng nộ, Đi tìm thời gian đã mất , Lolita...
Tập truyện ngắn này gồm 10 truyện ngắn bao quát nhiều chủ đề khác nhau trải rộng trên khắp nước Mỹ về đức tin ngây thơ, sự mông muội tàn nhẫn và sự sám hối, sa ngã của con người.
Flannery O’Connor được xếp vào hàng những nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ và là một trong những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất thế kỷ 20, được so sánh với Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner.
“Khó mà tìm được một người tốt” của Flannery O’Connor sẽ được chia làm ba tập.
Tập 1: Khó mà tìm được một người tốt (A Good Man Is Hard to Find). Tập truyện này ra đời cách đây hơn 60 năm và ngày nay đã trở thành tác phẩm kinh điển mẫu mực của thể loại truyện ngắn.
Mười truyện ngắn trong tập này bao quát nhiều chủ đề khác nhau trải rộng trên khắp nước Mỹ, từ đức tin ngây thơ cho đến sự sám hối, từ sự mông muội tàn nhẫn cho đến những sa ngã của con người, từ các toan tính hèn mọn cho đến những xung đột bạo lực…
Mang đặc điểm của văn học cổ điển với giọng kể lôi cuốn cùng những cái kết giàu kịch tính, thế giới trong truyện ngắn của Flannery O’Connor chứa đựng bầu không khí tăm tối đặc trưng của vùng miền Nam nước Mỹ.
Trong tập Khó mà tìm được một người tốt, Flannery O’connor xây dựng một số kiểu nhân vật điển hình, những kẻ bên lề: bà chủ già kiệt quệ có những đứa con gái vênh váo, thô lỗ, hằn học. Bên cạnh đó, bà con tạo ra các nhân vật mang yếu tố của “kẻ lạ”: kẻ giết người (kẻ lạc loài trong Khó mà tìm được một người tốt), người bán Kinh thánh giả (Những người nhà quê tốt bụng), tay lừa đảo (Tính mạng mà bạn giữ được có thể là của chính bạn), người tị nạn (Người tị nạn)...
Những kẻ lạ này thường bước vào và làm đảo lộn hoàn toàn thế giới bình thường của các nhân vật điển hình trước đó. Có thể nói, đây là kiểu nhân vật mà O'connor luôn chuẩn bị sẵn từ đầu, bất ngờ nhảy xổ ra làm câu chuyện ngoặt hướng, rồi cứ thể "doạ dẫm" người đọc bằng những hành động không thể đoán định, rất táo tợn và đầy bạo lực.
Hầu hết truyện ngắn của Flanner O’connor được phủ lên bóng tối của đời sống miền Nam nước Mỹ. Ở đó, bầy chật những vấn đề nhức nhối của những kẻ sống bên lề, Tôn giáo (cụ thể, Công giáo chính thống), phân biệt chủng tộc (với người da màu), người tị nạn… O’connor thường triển khai một cách gai góc trong các truyện ngắn của bà; khám phá các khả thể, hành vi của con người khi đặt vào những tình huống cụ thể để làm nổi bật những vấn đề mà bà đề cập tới.
Flannery O’connor thường tạo ra cuộc gặp gỡ, những đụng độ để từ đó phơi bày rõ nhất những tính toán, âm mưu hoặc để lộ ra những hành động khó đoán định của các nhân vật.
Flannery có khả năng làm chủ sự lố bịch hay sự vô lý trong các tình huống một cách xuất sắc. Đặc biệt là hai màn đối thoại giữa cụ bà và kẻ lạc loài (kẻ giết người) trong truyện Khó mà tìm được một người tốt, với câu thoại kinh điển: “‘Bà ơi’, Kẻ Lạc Loài nói, mắt không nhìn bà mà nhìn xa xăm về phía khu rừng nói, ‘không bao giờ có chuyện xác chết là đưa tiền tip cho người phục vụ tang lễ đâu’”. Hay cuộc đụng độ giữa “kẻ cắp-bà già” trong truyện Tính mạng mà bạn giữ được có thể là của chính bạn, cũng phơi lộ ra những mưu mô đến từ cả hai phía.
Đa số các truyện ngắn trong tập truyện đều có những kết thúc bất ngờ, thường gắn với các hình ảnh giàu tính biểu tượng như máu, lửa… của cái chết, bệnh tật hoặc sự mất tích (ngầm hiểu là đã chết).
Khó mà tìm được một người tốt đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
Như chính tác giả đã giãi bày về truyện ngắn được lấy làm tiêu đề Khó mà tìm được một người tốt, O’Connor cho biết những lý do sử dụng yếu tố bạo lực bởi bà phát hiện ra rằng, “bạo lực có khả năng một cách kỳ lạ trong việc đưa các nhân vật trở lại với hiện thực và chuẩn bị cho họ chấp nhận giây phút được ân sủng”. Những giây phút đốn ngộ trong các truyện ngắn của bà, là lúc nhân vật nhận ra bản chất thực sự của mình, của đồng loại. Độc giả khám phá ra con người của nhân vật cùng lúc với chính họ, như giây phút người bà trong truyện ngắn Khó mà tìm được một người tốt.
Khó mà tìm được một người tốt được tạp chí Flavorwire bình chọn là một trong 10 tác phẩm văn chương gây ám ảnh nhất.
Tác phẩm được xếp ngang hàng với Trăm năm cô đơn, Âm thanh và cuồng nộ, Đi tìm thời gian đã mất , Lolita...
Hình ảnh: Phanbook |
Tập truyện ngắn này gồm 10 truyện ngắn bao quát nhiều chủ đề khác nhau trải rộng trên khắp nước Mỹ về đức tin ngây thơ, sự mông muội tàn nhẫn và sự sám hối, sa ngã của con người.
Flannery O’Connor được xếp vào hàng những nhà văn vĩ đại nhất của nước Mỹ và là một trong những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc nhất thế kỷ 20, được so sánh với Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner.
“Khó mà tìm được một người tốt” của Flannery O’Connor sẽ được chia làm ba tập.
Tập 1: Khó mà tìm được một người tốt (A Good Man Is Hard to Find). Tập truyện này ra đời cách đây hơn 60 năm và ngày nay đã trở thành tác phẩm kinh điển mẫu mực của thể loại truyện ngắn.
Mười truyện ngắn trong tập này bao quát nhiều chủ đề khác nhau trải rộng trên khắp nước Mỹ, từ đức tin ngây thơ cho đến sự sám hối, từ sự mông muội tàn nhẫn cho đến những sa ngã của con người, từ các toan tính hèn mọn cho đến những xung đột bạo lực…
Mang đặc điểm của văn học cổ điển với giọng kể lôi cuốn cùng những cái kết giàu kịch tính, thế giới trong truyện ngắn của Flannery O’Connor chứa đựng bầu không khí tăm tối đặc trưng của vùng miền Nam nước Mỹ.
Trong tập Khó mà tìm được một người tốt, Flannery O’connor xây dựng một số kiểu nhân vật điển hình, những kẻ bên lề: bà chủ già kiệt quệ có những đứa con gái vênh váo, thô lỗ, hằn học. Bên cạnh đó, bà con tạo ra các nhân vật mang yếu tố của “kẻ lạ”: kẻ giết người (kẻ lạc loài trong Khó mà tìm được một người tốt), người bán Kinh thánh giả (Những người nhà quê tốt bụng), tay lừa đảo (Tính mạng mà bạn giữ được có thể là của chính bạn), người tị nạn (Người tị nạn)...
Những kẻ lạ này thường bước vào và làm đảo lộn hoàn toàn thế giới bình thường của các nhân vật điển hình trước đó. Có thể nói, đây là kiểu nhân vật mà O'connor luôn chuẩn bị sẵn từ đầu, bất ngờ nhảy xổ ra làm câu chuyện ngoặt hướng, rồi cứ thể "doạ dẫm" người đọc bằng những hành động không thể đoán định, rất táo tợn và đầy bạo lực.
Hầu hết truyện ngắn của Flanner O’connor được phủ lên bóng tối của đời sống miền Nam nước Mỹ. Ở đó, bầy chật những vấn đề nhức nhối của những kẻ sống bên lề, Tôn giáo (cụ thể, Công giáo chính thống), phân biệt chủng tộc (với người da màu), người tị nạn… O’connor thường triển khai một cách gai góc trong các truyện ngắn của bà; khám phá các khả thể, hành vi của con người khi đặt vào những tình huống cụ thể để làm nổi bật những vấn đề mà bà đề cập tới.
Flannery O’connor thường tạo ra cuộc gặp gỡ, những đụng độ để từ đó phơi bày rõ nhất những tính toán, âm mưu hoặc để lộ ra những hành động khó đoán định của các nhân vật.
Flannery có khả năng làm chủ sự lố bịch hay sự vô lý trong các tình huống một cách xuất sắc. Đặc biệt là hai màn đối thoại giữa cụ bà và kẻ lạc loài (kẻ giết người) trong truyện Khó mà tìm được một người tốt, với câu thoại kinh điển: “‘Bà ơi’, Kẻ Lạc Loài nói, mắt không nhìn bà mà nhìn xa xăm về phía khu rừng nói, ‘không bao giờ có chuyện xác chết là đưa tiền tip cho người phục vụ tang lễ đâu’”. Hay cuộc đụng độ giữa “kẻ cắp-bà già” trong truyện Tính mạng mà bạn giữ được có thể là của chính bạn, cũng phơi lộ ra những mưu mô đến từ cả hai phía.
Đa số các truyện ngắn trong tập truyện đều có những kết thúc bất ngờ, thường gắn với các hình ảnh giàu tính biểu tượng như máu, lửa… của cái chết, bệnh tật hoặc sự mất tích (ngầm hiểu là đã chết).
Khó mà tìm được một người tốt đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới.
- Tác giả: Flannery O’Connor,Flannery O’Connor,Flannery O’Connor
- Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
- Công ty phát hành: Phanbook
- Bản dịch tiếng Việt của nhà văn Nguyễn Nguyên Phước.