Lễ Vu Lan là một ngày có ý nghĩa rất quan trọng của người Việt, mang giá trị nhân văn, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ngàn đời của dân tộc ta.
Nguồn gốc tên gọi
Vu-lan (chữ Hán: 盂蘭; sa. ullambana) là từ viết tắt của Vu-lan-bồn (盂蘭盆), cũng được gọi là Ô-lam-bà-noa (烏藍婆拏), là cách phiên âm Phạn-Hán từ danh từ ullambana. Ullambana có gốc từ động từ ud-√lamb, nghĩa là "treo (ngược) lên". Thế nên các đại sư Trung Quốc cũng dùng từ Đảo huyền (倒懸), "treo ngược lên" cho từ Vu-lan, hoặc dùng từ Giải đảo huyền (解倒懸) là dịch ý theo mục đích của Kinh Vu-lan-bồn. Thật ra, từ Giải đảo huyền được các đại sư Trung Quốc lấy ý từ câu: Dân chi duyệt chi do giải đảo huyền dã trong Mạnh Tử, chương 3 Công Tôn Sửu Thượng, chỉ sự giải thoát cho những kẻ khổ sở tột cùng ở cảnh giới Địa ngục.Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538)1, thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm. Với chiều dài lịch sử đó, đã khẳng định những cống hiến riêng có của lễ hội này, trong tiến trình phát triển văn hóa của nhân loại nói chung và của Phật giáo nói riêng.
Sự tích
Sự tích của ngày này bắt nguồn từ câu chuyện về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên. Về sau Mục Liên đã quy y cửa Phật và trở thành một đệ tử lớn của Phật, đạt được sáu phép thần thông và được liệt vào một trong những đệ tử thần thông đệ nhất của Phật.Sau khi thành chính quả, Mục Liên nhớ về mẹ mình nên đã dùng huệ nhãn tìm kiếm. Thấy mẹ mình vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm quỷ đói nơi đại ngục, bị đói khát và hành hạ khổ sở, thân hình tiều tụy, bụng ỏng đầu to. Quá thương cảm xót xa, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do xung quanh toàn quỷ đói lâu ngày nên khi ăn, mẹ của Mục Liên đã dùng một tay che bát cơm, không cho các cô hồn khác đến tranh cướp. Vì vậy thức ăn khi đưa lên miệng hóa thành than đỏ rực, không sao nuốt nổi.
Mục Liên quay về tìm Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: Vì nghiệp chướng từ nhiều kiếp mà mẹ ông phải đầu thai làm loài quỷ đói, dù Mục Liên có thần thông quảng đại hay tận hiếu đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo cùng cầu xin cứu rỗi mới được. Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này mà vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng nên hãy sắm lễ vào ngày đó.
Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy, quả nhiên vong mẫu của ông được thoát kiếp quỷ đói, về với cảnh giới lành. Cách thức cúng cầu siêu đó được gọi là Vu Lan bồn pháp, lễ cúng đó gọi là Vu Lan bồn bội và bộ kinh ghi chép sự tích trên đây gọi là Vu Lan bồn kinh.
Câu chuyện Ưu Đa La
Một thuở nọ, Đức Phật ở trong vườn trúc Ca-lan-đà thuộc thành Vương-xá. Lúc ấy, trong nước đó có một vị trưởng giả giàu có, sinh được một bé trai, tướng mạo khôi ngô, trên đời ít có nên đặt tên là Ưu Đa La.
Khi Ưu Đa La lớn khôn thì trưởng giả qua đời. Đối với Phật pháp, Ưu Đa La phát tâm kính tín và mong mỏi xuất gia, nên đã khẩn khoản xin mẹ. Người mẹ đáp:
- Cha con đã chết, ngoài con ra ta không còn ai, vậy sao con nỡ bỏ ta mà xuất gia? Thôi từ đây, nếu như con muốn thỉnh các Sa-môn, Bà-la-môn, thì mẹ sẽ sắm sửa các món ngon để con tùy ý cúng dường.
Nghe mẹ nói, Ưu Đa La an lòng. Sau đó chàng thường thỉnh các Sa-môn, Bà-la-môn về nhà để cúng dường.
Mẹ của Ưu Đa La thấy các đạo sĩ thường xuyên lui tới nên bà sinh tâm chán ghét, chửi mắng các Sa-môn, Bà-la-môn.
Có lần Ưu Đa La đi vắng, người mẹ bèn đổ thức ăn và nước uống xuống hố bỏ. Khi con về, mẹ liền nói:
- Con đi rồi, mẹ ở nhà sắm sửa thức ăn ngon cúng dường cho các Sa-môn, Bà-la-môn rồi.
Ưu Đa La nghe mẹ nói, rất vui mừng. Về sau người mẹ qua đời và bị đọa vào loài ngạ quỷ miệng khô nóng, đói khát khổ sở, đi đến chỗ vị Tỳ-kheo nói rằng:
- Ta là mẹ của con đây.
Tỳ kheo lấy làm lạ hỏi:
- Lúc còn sống, mẹ tôi thường bố thí, vì sao ngày nay lại bị đọa vào loài ngạ quỷ?
Ngạ quỷ đáp:
- Vì mẹ tham lam, bỏn sẻn, không chịu cúng dường các Sa-môn, Bà-la-môn, vì thế mà phải chịu làm thân ngạ quỷ. Trong suốt hai mươi năm, mẹ không được ăn uống gì cả.
Tỳ-kheo hỏi ngạ quỷ:
- Do đâu mà đến nỗi như vậy?
Ngạ quỷ đáp:
- Tuy ta bố thí nhưng tâm thường bỏn sẻn. Đối với các Sa-môn, Bà-la-môn không có tâm cung kính, lại còn nhục mạ, nên ngày nay phải chịu quả báo này. Nếu thầy thỉnh Đức Phật và chúng Tăng cúng dường và sám hối, hồi hướng công đức cho ta, thì chắc chắn ta sẽ thoát khỏi thân ngạ quỷ.
Tỳ-kheo nghe mẹ nói nên đã khuyến cầu các thí chủ sắm sửa thức ăn và các thứ cần dùng, cúng dường Đức Phật và chư Tăng. Sau khi cúng dường xong, ngạ quỷ hiện thân trước đại chúng sám hối và sau khi trải qua vài lần sanh tử thì được sanh lên tầng trời Đao Lợi
…Lúc ấy các Tỳ-kheo nghe lời Phật dạy đều vui mừng thực hành.
Ý nghĩa
- Ý nghĩa đầu tiên là sự báo hiếu: mọi người phật tử đều trông chờ đến ngày Vu Lan để đến chùa lễ Phật cầu nguyện cho cha mẹ nhiều đời được giải thoát khỏi những cảnh khổ do nghiệp nhân nhiều đời mang lại. Người Phật tử mong báo đáp ơn đức sinh thành dưỡng dục của cha mẹ trong quá khứ, và còn cầu nguyện cho cha mẹ hiện tại được luôn sức khỏe và an lành. Đồng thời thấm sâu hơn nữa là giáo lý tỉnh thức của đạo giác ngộ để thoát khổ trong cuộc sống hiện tại.
- Ý nghĩa thứ hai là ngày cứu khổ - giải đảo huyền (nạn bị treo ngược) cho mọi sinh linh trong cuộc sống. Vì vậy người phật tử muốn đến chùa tụng kinh Vu Lan và kinh Báo ân để cứu khổ cho cha mẹ nhiều đời và cả cho mọi người bị nạn trong cảnh khổ như treo ngược.
- Ý nghĩa thứ ba là cứ đến mùa Vu Lan mỗi năm, mỗi người con lại tự lắng lòng mình, suy ngẫm để hiểu và trân trọng hơn công lao sinh thành của cha mẹ. Chúng ta phải sống đời thuận thảo với cha mẹ, bà con, thân thuộc. Nhất là phải săn sóc cha mẹ khi ốm đau, già yếu, cả vật chất lẫn tinh thần.
- Ý nghĩa thứ tư là thực hiện những việc từ bi, bác ái như cúng dường, làm phước, phóng sinh, bố thí để hồi hướng công đức cho cha mẹ.
Trong một số nước Á Đông, ngày lễ này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 (Âm lịch), để tỏ hiếu với cha mẹ, ông bà và cũng để giúp đỡ những linh hồn đói khát.
Văn hóa
Lễ Vu lan là một trong những hoạt động văn hoá truyền thống, tập quán tốt đẹp để tỏ lòng báo hiếu, tri ân của con cháu đối với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, với những người thân đã khuất, để cầu siêu cho các chiến sĩ hy sinh vì nghĩa lớn; cầu nguyện cho quốc thái dân an, thế giới hòa bình,… thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Hàng năm cứ đến rằm tháng 7, bên cạnh lễ Vu Lan thì người Việt Nam cũng làm lễ cúng chúng sinh, cô hồn, xá tội vong nhân đều với mục đích báo hiếu và làm phúc.Tại Việt Nam, việc cúng Rằm tháng Bảy bao giờ cũng phải cúng ở chùa (thờ Phật) trước, rồi mới đến cúng tại gia. Lễ này thường được làm vào ban ngày, tránh làm vào ban đêm, khi Mặt Trời đã lặn[6]. Ngoài ra, theo truyền thống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong dân gian, ngày này là ngày "Xá tội vong nhân" nên nhiều nhà có mâm cơm cúng trước nhà, để cúng những vong linh bơ vơ không gia đình, còn gọi theo dân gian là "cúng cô hồn, "cúng thí thực" (tặng thức ăn).
Vào ngày này, mọi gia đình đều cúng hai mâm: cúng tổ tiên tại bàn thờ tổ tiên và cúng chúng sinh (cúng thí thực hay cúng cô hồn) ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè (nếu đường rộng), thời gian cúng có thể là vào buổi sáng, trưa hoặc chiều
Đại thi hào Nguyễn Du đã đề cao chữ hiếu và xem đó là trách nhiệm hàng đầu của phận làm con:
"Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn
Để lời thệ hải minh sơn
Làm con trước phải đền ơn sinh thành".
Nguyễn Đình Chiểu, một sĩ phu yêu nước, thương dân cũng rất đề cao tinh thần hiếu hạnh được thể hiện trong tác phẩm “Lục Vân Tiên” khi trên đường đi thi trạng nguyên, nghe tin mẹ mất, Lục Vân Tiên đã quay về chịu tang cho mẹ và khóc đến mù cả mắt.
Lễ Vu lan có ý nghĩa giáo dục to lớn, đặc biệt là trong thời đại ngày nay khi xã hội loài người đang phải đối mặt với sự xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức. Cuộc sống ngày càng hiện đại, con người mải chạy theo những cám dỗ vật chất bên ngoài, lao vào những tham vọng cá nhân: háo tiền tài, hám danh vọng, ham sắc dục,... rồi sự toan tính dẫn đến “stress” và đưa họ vào vòng tội lỗi, xa lánh cha mẹ, gia đình.
Đến nay, ngoài phiên bản nêu trên thì sự tích ngày lễ Vu Lan báo hiếu còn được nhiều tác giả chuyển thể thành thơ-văn, nhạc để phù hợp với nhiều lứa tuổi nhằm lan rộng ý nghĩa và tính giáo dục của ngày lễ này đến tất cả mọi người.
Lễ Vu Lan báo hiếu là nét đẹp văn hoá của nước ta; một nét đẹp trong văn hoá ứng xử góp phần duy trì, củng cố đạo lý trong gia đình, dòng họ và dân tộc. Dù xã hội có văn minh phát triển đến đâu thì việc báo hiếu luôn được đề cao và trở thành truyền thống ngàn đời của dân tộc.
Nghi thức "Bông hồng cài áo"
Nghi thức Bông Hồng Cài Áo trong dịp lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch) là một nghi thức đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam. Càng đặc biệt hơn, nghi thức này do giới Phật tử trẻ tuổi tại miền Nam đưa vào Phật Giáo từ hơn 40 năm về trước. Sau đó không lâu, nó đã trở thành một nghi thức có tính truyền thống trong lễ Vu Lan.Ý nghĩa của việc cài bông hoa hồng, đã được Hòa thượng Thích Nhất Hạnh giải thích ngay trong ấn phẩm Bồng Hồng Cài Áo: “Nếu anh còn mẹ, anh sẽ được cài một bông hoa màu hồng trên áo và anh sẽ tự hào được còn mẹ."
"Còn nếu anh mất mẹ, anh sẽ được cài trên áo một bông hoa trắng. Người được hoa trắng sẽ thấy xót xa, nhớ thương, không quên mẹ dù đã khuất. Người được cài hoa hồng sẽ thấy sung sướng nhớ rằng mình còn mẹ và sẽ cố gắng để làm vui lòng mẹ, kẻo một mai người khuất núi, có khóc than cũng không còn kịp nữa”
Vu Lan Bồn kinh
Kinh Vu-Lan-Bồn (chữ Hán:佛說報恩奉盆經, bính âm:Fúshuō Bào'ēn Fèngpén jīng, Hán-Việt: Phật thuyết báo ân phụng bồn kinh, còn gọi là Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh) là một bộ kinh Đại thừa, bao gồm một bài giảng ngắn gọn ("pháp thoại") được cho là bởi Đức Phật Thích Ca dạy nhà sư Mục Kiền Liên cách thực hành đạo hiếu, theo đó Phật dạy cách làm thế nào để có được sự giải thoát cho mẹ mình, và cách báo hiếu cha mẹ, những người đã được tái sanh vào cõi âm, bằng cách cúng dường thực phẩm cho Tăng đoàn vào ngày rằm tháng bảy, và nhờ lời chư Tăng chú nguyện mà được cứu độ.Trong kho tàng kinh điển tiếng Việt, kinh Vu lan hiện được nhiều người phiên dịch. Trong số những dịch phẩm tiếng Việt đầu tiên có thể kể đến là kinh Vu lan bồn diễn nghĩa, in vào năm 1962, không rõ dịch giả. Kinh Vu lan bồn, do Hòa thượng Trí Quang dịch, Nhà in Sen Vàng ấn hành tại Sài Gòn vào năm 1971, ngoài ra còn có nhiều dịch giả cùng tham gia phiên dịch bản kinh này. Về cơ bản, các bản dịch tiếng Việt đều dựa trên bản kinh mang tên Phật thuyết Vu lan bồn kinh do ngài Trúc Pháp Hộ (226-303)2 phiên dịch từ Phạn sang Hán.
1. Theo Đại tạng kinh đại chính tân tu (ĐTK/ĐCTT) thì kinh Vu Lan Bồn được sắp vào phần kinh tập bộ, No. 685, tập 16, trang 779 (bản in 1992). Hán dịch là Pháp sư Trúc Pháp Hộ (hậu bán thế kỷ thứ 3, đầ thế kỷ 4, đời Tây Tấn), gọi đủ là Phật Thuyết Vu Lan Bồn kinh. Ngoài bản dịch của ngài Trúc Pháp Hộ, còn có một bản nữa, mang tên Phật Thuyết Báo Ân Phụng Bổn kinh, No. 686, mất tên người dịch. Như vậy, trong Hán tạng, kinh Vu Lan Bồn, với bản dịch của Pháp sư Trúc Pháp Hộ, được xem là bản tiêu biểu.
Kinh Vu Lan Bồn từ lâu đã được các bậc tôn túc dịch ra chữ Việt, đáng chú ý hơn cả là bản dịch có dẫn nhập, chú giải kỹ lưỡng của HT Trí Quang.
2. "Vu Lan hay Vu Lan Bồn là dịch âm Phạn tự (Ullambana). Còn có một dịch âm nữa là Alamnàna. Trí Húc Đại sư nói, Vu Lan Bồn dịch nghĩa là Cứu đảo huyền: giải cửu cái khổ như sự bị treo ngược. Như vậy, Vu Lan có nghĩa là bản kinh chỉ cách giải cứu cái khổ khốn cấp trong các đường dữ.
Đó là nghĩa chính, và Vu Lan Bồn toàn là dịch âm Phạn tự. Tuy nhiên, nhờ trùng âm, ngẫu nhiên chữ Bồn lại có nghĩa của chữ Trung Hoa, và quan trọng là chữ ấy, kinh văn dùng để nói đến dụng cụ đặt đồ hiến cúng, trong cách cứu đảo huyền. Như vậy, Vu Lan Bồn ngẫu nhiên mà có cái nghĩa Bồn Vu Lan. Nhưng nghĩa này chỉ phụ thuộc, dầu theo kinh văn, nghĩa này khá quan trọng". (Kinh Vu Lan, HT Trí Quang dịch, bản in 1994, tr.52).
3. "Nội dung kinh Vu Lan có hai phần. Phần trước là nguyên nhân và cách thức của thắng pháp Vu Lan. Phần sau mang một huấn thị của đức Phật mà Tôn Mật Đại sưu nói có tính chất Luật. Nói giản dị, phần đầu Phật chỉ dạy cách báo hiếu cha mẹ, phần sau Phật quy định Phật tử thì phải phụng hành cách ấy". (HT Trí Quang, sđd, tr.52-53).
Cần nhắc lại cái nguyên nhân của thắng pháp Vu Lan mà hầu hết người học Phật đều biết. Đó là trường hợp của Tôn giả Mục Kiền Liên, một trong số các vị đại đệ tử của Phật, sau quá trình tu tập, đã chứng đắc sáu pháp thần thông, vì lòng hiếu, muốn cứu độ mẹ, nên dùng thiên nhãn xem xét, thấy mẹ mình hiện bị đọa nơi cõi ngạ quỷ. Tôn giả liền vận dụng thần thông đến cứu mẹ, nhưng chẳng những không cứu nổi, mà vì nghiệp lực của người mẹ qúa nặng, nên ngay bát cơm Tôn giả đem đến dâng mẹ, bà mẹ cũng không thể thọ dụng được, vậy là Tôn giả phải nhờ đến sự chỉ dạy của đức Phật.
4. Tuy chỉ là một pháp thoại rất ngắn, nhưng âm vang của kinh Vu Lan thật là lớn lao. Sách Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, phần giải thích về nguồn gốc của Tết Trung nguyên, đã viết: "Rằm tháng Bảy gọi là Tết Trung nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho ngày hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm đó. Bởi vậy, nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất cũng hay đốt vàng mã, làm chay về hôm ấy" (Việt Nam phong tục, bản in 1970, S, tr.44).
Hai chữ "sách Phật" mà ông Phan Kế Bính dùng ở đây nên hiểu là kinh Phật và đó là kinh Vu Lan Bồn.
Trong số các truyện Nôm khuyết danh ra đời vào khoảng thế kỷ 15-16, chúng ta có tác phẩm Mục Liên bản hạnh, được xem là một "diễn ca" sự tích tu hành đắc đạo và cứu mẹ khỏi kiếp đọa đày của Tôn giả Mục Kiền Liên, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn, người phát hiện và công bố tác phẩm trên, nơi phần Dẫn nhập đã nêu rõ: "... Đây là chuyện đức Bồ Tát Mục Kiền Liên được soạn bằng tiếng Việt xưa, theo thể lục bát, để Phật tử nhớ và tôn sùng một vị La Hàn có tiếng rất hiếu hữu, đã cứu mẹ ra khỏi địa ngục. Cũng nhờ hành động của Ngài mà nay có lễ Vu Lan Rằm tháng Bảy để báo hiếu cho tổ tiên ...". (Tập văn Vu Lan, số 33, tháng 7-95, tr.22). Mục Liên bản hạnh gồm 162 câu thơ lục bát, giữ lại khá nhiều từ ngữ cổ của ông cha chúng ta ngày trước. Xin giới thiệu 8 câu ở đoạn cuối viết về ngày Rằm tháng Bảy:
Trung nguyên phóng xá lao tù5. Dịch giả kinh Vu Lan Bồn là Tam Tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ. HT Trí Quang, nơi bản dịch kinh Vu Lan Bồn của mình, đã dựa vào các tài liệu có giá trị để giới thiệu tương đối đầy đủc về cuộc đời và hàng trạng cùng sự nghiệp hoằng pháp của ngài Trúc Pháp Hộ như sau: "... Ngài Trúc Pháp Hộ, người được tôn xưng là Đôn Hoàng Bồ Tát, Phạn tự thì tên Ngài dịch âm là Đàm Ma La Sát, người gốc Nhục Chi (còn đọc là Nguyệt Chi), xưa là vùng giữa Đôn Hoàng và Kỳ Liên, nay là miền Tây Trung Bộ tỉnh Cam Túc và miền Đông tỉnh Thanh Hòi. Nhục Chi tuy chỉ là một quốc gia thuộc Tây Vừc xưa, nhưng có một thời đã là một đế quốc lớn, và rất liên quan đến Phật giáo cùng văn hóa của Ấn Độ và Trung Hoa. Ca Nị Sắc Ca vương chính là người xứ ấy ... Đồng hương với ngài Pháp Hộ mà có tiếng trong giới phiên dịch của Phật giáo Trung Hoa là các ngài Chi Lọu Ca Sấm và Chi Khiêm. Tiểu truyện của ngài Pháp Hộ chép, Ngài gốc Nhục Chi (hoàng tộc Nhục Chi), nhưng tiền nhân qua cư ngụ ở Đôn Hoàng. Xuất gia lúc lên 8, thờ ngài Cao Tòa làm thầy, rất thông minh, ký ức cực mạnh, bẩm tính thuần hậu, tiết tháo, chuyên tinh, chịu khổ, quyết chí, hiếu học, muôn dặm tìm thầy cũng không từ. Tuy nhiên, thế sự khen chê không chen được vào lòng Ngài. Bây giờ là thời đại Vũ Đế nhà Tần. Tự viện, tượng, tranh tuy đã có khắp cả kinh thành và thôn ấp, nhưng kinh điển Đại thừa vẫn nằm bên kia rặng Thông Lĩnh. Ngài phát phẫn, quyết chí hoằng dương đại pháp, nên theo thầy vào Tây Vức, đi khắp các nước, 36 ngữ văn Ngài biết được cả. Ngài mang về Trung Hoa rất nhiều kinh điển Phạn tự. Từ Đôn Hoàng, Ngài vào Tràng An. Trên đường đi, Ngài bắt đầu phiên dịch ra Hoa văn. Trong tổng số phiên dịch của Ngài, có Chánh Pháp Hoa và Quang Tán Bát Nhã. Cần cù với công việc, chỉ lấy sự hoằng pháp làm chí ngiệp, nên Ngài phiên dịch suốt đời, mệt nhọc mấy cũng không từ. Kinh điển lưu hành rộng rãi tại Trung Hoa, đầu tiên là nhờ Ngài".
Mục Liên tiếp dẫn, Diêm Phù sạch không
Từ rày đắc đạo thành công
Muôn năm hưởng phúc, quốc trung khỏe bền
Viên dung báu phiệt vạn tuyền
Hữu tội, vô tội thoát liền lâng lâng
Thủy thanh, nguyệt thiện trừng trừng
Một cơn gió thổi, quét chưng bụi tà
(Câu 145-152, dẫn theo Hoàng Xuân Hãn, bđd, tr.27).
Cuối đời Vũ Đế nhà Tấn, Ngài ẩn cư trong núi. Về sau, Ngài dựng chùa ngoài Thanh Môn của Trường An, tinh tiến hành đạo, đức hóa vang xa, Tăng tín vài ngàn thờ Ngài tu học. Đến đời Huệ Đế nhà Tấn bôn tẩu về hướng Tây, Ngai cùng môn đồ tỵ nạn vê 2 hướng Đông, đến Thăng Trì thì bệnh mà mất, thọ 78 tuổi. Sự phiên dịch của ngài Pháp Hộ được ngài Đạo An phê phán như sau: "Kinh sách xuất từ tay ngài Pháp Hộ thì cương lĩnh chắc chắn, chính xáx. Số lượng dịch phẩm của Ngài, căn cứ theo Mục lục Đại tạng kinh ĐCTT, tổng cộng có 95 thứ hay bộ (nói rõ hơn là tên kinh - NĐ), 207 cuốn (nếu kể luôn 1 cuốn nơi bản biệt dịch kinh No. 315 thì là 208 cuốn - NĐ)" (Kinh Vu Lan, sđd, tr.46-49).
Về sự nghiệp dịch thuật, hoằng pháp của Pháp sư Trúc Pháp Hộ, có hai điểm cần được chú ý thêm:
a) "Lịch sử phiên dịch của Phật giáo Trung Hoa rõ ràng có 3 cái mốc là Pháp Hộ, La Thập và Huyền Tráng. Nhưng ngài Pháp Hộ thuộc thời kỳ phôi thai, lại không có sự hỗ trợ của thế quyền. Công tác với Ngài chỉ có cha con cư sĩ Nhiếp Thừa Viễn và bốn nhân vật có tiếng ...". (HT Trí Quang, sđd, tr.50-51).
b) Tuy số lượng dịch nhiều như thế, nhưng các kinh do ngài Trúc Pháp Hộ dịch, được dịch sang tiếng Việt, hiện tại chỉ mới có kinh Vu Lan Bồn và 3 hội trong kinh Đại Bảo Tích (hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ, quyển 8-14, hội Tịnh Cư Thiên Tử, quyển 15-16 và hội Bảo Kế Bồ Tát, quyển 117-118). Hiện nay, công tác phiên dịch Hán tạng đang được xúc tiến, một số kinh Hán dịch của Ngài đã lần lượt được dịch như: kinh Sinh, No. 154, ĐTK/ĐCTT, tập 3, Bản Duyên bộ, 5 quyển; kinh Phổ Diệu, No. 186, tập 3, Bản Duyên bộ, 8 quyển; kinh A Duy Việt Trí Già, No. 266, tập 9, Pháp Hoa bộ, 3 quyển; kinh Hiền Kiếp, No. 425, tập 14, kinh Tập bộ, 8 quyển ...
Tất cả sẽ cùng với kinh Vu Lan Bồn, các hội trong kinh Đại Bảo Tích, có mặt trong Đại tạng kinh tiếng Việt, càng làm cho tên tuổi của ngài Trúc Pháp Hộ thêm gần gũi hơn trong niềm kính mộ của Phật tử chúng ta.
Xin mượn những dòng viết của HT Trí Quang để làm kết luận: "... Chỉ nói, tuy đã gần hết 17 bách kỷ, mà Vu Lan Bồn, một bản kinh rất ngắn, nhưng hàng năm, cứ đến mùa Vu Lan báo hiếu, lời dịch của Ngài non 1700 năm về trước, vẫn được duy nhất tụng lên, và hình ảnh Ngài lại càng hiện rõ trong niềm ngưỡng mộ của học giả Phật học, cũng đủ rõ ..." (sđd, tr.51).
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.