Các tác phẩm nghệ thuật hiện đại đã nhào nặn nên “tình cảnh bi thảm” của phụ nữ thời xưa, khiến quần chúng đôi khi tin tưởng đến mức không một chút nghi ngờ, rằng phụ nữ thời xưa luôn bị chèn ép ngược đãi, chịu đủ mọi bất công. Chúng ta từng đánh đồng phụ nữ gia đình với địa vị thấp kém, không có công việc, phải sống dựa vào chồng, ở nhà lo liệu tư gia, nuôi dạy con cái.
Trên thực tế, khi chúng ta thật sự hiểu rõ đạo vợ chồng “tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), cương nhu kết hợp, xem hiểu được địa vị và giá trị thực tế của nữ chủ gia đình, thì sẽ phát hiện rằng những người phụ nữ có giáo dưỡng thời xưa, từ sớm đã am tường đạo lý mật thiết giữa tề gia và trị quốc bình thiên hạ.
Nhưng gia đình lại không thể thiếu vắng bàn tay của người phụ nữ. Họ không chỉ giúp chồng nuôi dạy con, quán xuyến tư gia, mà địa vị và chức trách của họ quả thật là “tể tướng trong nhà”.
Bởi vậy họ không hề có chút cảm giác tự ti, trái lại còn am hiểu đại nghĩa, giúp đỡ chồng, nuôi dạy con, trở thành người vợ hiền đức, là cánh tay đắc lực nhất của chồng.
Chúng ta đã hoàn toàn xa lạ với văn hóa truyền thống, nên rất khó để hiểu được mô thức sinh hoạt gia đình của người xưa một cách thực tế. Nhưng may mắn thay, đại văn học gia Tào Tuyết Cần đã để lại cho hậu thế Hồng Lâu Mộng – bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ mỗi nhà đều biết đến.
Chủ đề của bộ tiểu thuyết này tuy ẩn chứa huyền cơ tu Đạo, nhưng cũng là bộ trước tác duy nhất có nội dung miêu tả từ việc phụ nữ quý tộc “hương gia thế hoạn” lo chuyện gia đình như thế nào, cho đến chuyện quản lý đại gia tộc ra sao một cách tường tận sinh động.
Chúng ta hay cùng xem các phụ nữ quý tộc “hương gia thế hoạn” lo chuyện gia đình như thế nào, quản lý đại gia tộc ra sao một cách tường tận sinh động qua tác phầm Hồng Lâu Mộng.
Vưu thị là nữ chủ nhân phụ trách coi sóc việc nhà của Ninh Quốc phủ. Vì sức khỏe không được tốt, Vưu thị đã phải nhờ cậy Vương Hy Phượng thay mình lo liệu việc tang sự trong phủ Ninh Quốc. Vương Hy Phượng đã thể hiện linh cơ tháo vát, thông minh giỏi giang, mọi việc thu xếp đâu ra đó, giống hệt như năng lực điều binh khiển tướng trên chiến trường, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Độc giả bình thường chỉ chú ý đến bản tính tham lam độc đoán, lạm dụng chức quyền mưu cầu lợi riêng, nhưng lại không để ý rằng, trên thực tế Hy Phượng là người quản lý toàn bộ Giả phủ thay cho Vương phu nhân – mẹ của Bảo Ngọc. Vương phu nhân giao toàn quyền tài chính cho chị ta, cũng chính là nói rằng, quyền hạn của chị ta vốn thuộc về Vương phu nhân.
Nếu Vương phu nhân đích thân chủ quản toàn bộ, bà cũng sẽ vận hành gia đình theo cách thức như vậy, chẳng qua là sẽ không cả gan làm loạn giống như Vương Hy Phượng.
Nắm quyền lợi trong tay, bởi không tin nhân quả báo ứng nên mới dám nhận hối lộ, mưu tài hại mệnh, làm ra những chuyện tày trời như vậy. Tuy trong sách không miêu tả quá nhiều về việc Vương phu nhân đích thân trông coi việc nhà ra sao, nhưng hoàn toàn có thể cảm nhận được quyền lợi và năng lực mà bà có được lớn ngần nào.
Vưu Thị trong Ninh Quốc phủ ngày ngày xử lý việc nhà và quản lý chi tiêu của mọi người từ trên xuống dưới, cũng bộn bề vất vả cực nhọc. Dù tài trí không được như Phượng Thư, nhưng bản thân Vưu Thị cũng có quyền lên tiếng ra lệnh trong phủ, sống trong nhung lụa được mọi người tôn trọng.
Khi Ninh Quốc phủ bị lục soát, phải sang ở nhờ Giả phủ, Vưu Thị từng chịu sự lạnh nhạt của đám a hoàn trong Giả phủ, cảm thán hồi tưởng lại sự tôn quý mà mình từng có trước đây. Những điều này đều minh chứng địa vị tôn quý và quyền lực thực tế có được của những phụ nữ lo liệu việc nhà thời xưa.
Năng lực tề gia của phụ nữ thời xưa thật khiến cho người ta kinh ngạc tán thán không thôi. Bởi chi tiêu sinh hoạt của hàng mấy trăm người trên dưới, nếu muốn xử lý rõ ràng cụ thể, thật không phải là một chuyện đơn giản.
Nếu không cẩn thận, nhiều khi còn bị kẻ dưới qua mặt, ức hiếp chê cười. Nếu không có năng lực nhất định, không được đích thân cha mẹ dạy dỗ ngay từ tấm bé, thì sẽ không cách nào đảm nhận được vai trò “tề gia” ấy.
Khi Vương Hy Phương đổ bệnh ngã xuống, không thể tiếp tục chèo chống cái nhà này nữa, Bảo Thoa và Thám Xuân đã đứng ra chung tay giúp sức quản lý việc nhà. Lúc mới bắt đầu, mấy nàng dâu lớn quản lý sự vụ trong nhà giễu cợt họ là những tiểu thư còn chưa bước chân ra khỏi khuê phòng, gây khó dễ đủ đường.
Sau khi nhiều việc qua tay rồi, liền nhận thấy hai vị thiên kim tiểu thư này có năng lực không hề thua kém Phượng Thư, thậm chí còn cao minh hơn một bậc.
Vì để cải biến tình hình chi tiêu khổng lồ “số vào chẳng bằng số ra”, hai vị tiểu thư đã không sợ đắc tội Phượng Thư và mẹ của Thám Xuân mà quyết đoán trừ bỏ những khoản chi tiêu không phù hợp.
Họ còn nghĩ đến việc quản lý vườn Đại Quan như thế nào cho hợp lý, phân chia mỗi khu trong vườn cho cho các bà quản gia nhận thầu quản lý, vừa không cần phải tiêu tốn một khoản tiền lớn thuê người ngoài quản lý như Phượng Thư đã làm trước đó, vừa lại có thể giúp mấy bà quản gia từ cây cảnh hoa màu mà tăng thêm một nguồn kinh tế đáng kể, có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết tình trạng số vào chẳng bằng số ra. Theo cách gọi hiện nay đó thật sự là cải cách kinh tế một cách hiệu quả.
Bảo Thoa có kiến thức nhất, nàng nói, mấy thím ấy quanh năm suốt tháng vất vả trồng trọt, tuy chúng ta chăm lo việc nhà cần phải chú ý đến kinh tế thu nhập của bản thân, nhưng cũng không nên làm quá như vậy, cần phải để cho các thím chừa lại một phần thuộc về mình.
Mọi người khi đó liền nhìn ra được, Bảo Thoa thật có phong thái khoan dung độ lượng, nàng và Thám Xuân bởi học thức sâu dày, đàm luận các việc tề gia cũng như cái đạo dùng người và trị quốc của Nho gia và Nghiêu Thuấn, nhân từ và có trật tự.
Chị dâu của Bảo Ngọc là Lý Hoàn từng cười nói hai nàng sao lại từ quản lý việc nhà bàn luận đến học vấn của Khổng Mạnh rồi. Bảo Thoa nói, nếu không có học vấn dẫn dắt, thì sẽ trở thành bọn tiểu nhân đầu đường xó chợ thô tục, trong mắt chỉ biết có tiền mà thôi.
Những tiểu thư quý tộc có học thức, bề mặt nhìn vào thì thấy như được nuông chiều từ tấm bé, nhưng từ nhỏ đã được gia giáo nghiêm minh, rất hiểu quy củ, sau này sẽ trở thành người sát cánh đắc lực bên cạnh chồng con. Năng lực, học thức, và phẩm hạnh của họ vượt xa Vương Hy Phượng có tài mà không có đức.
Từ thiện và uy nghiêm đều xem trọng như nhau, khiến mọi người tâm phục khẩu phục, cảm kích không thôi. Họ không giống như Vương Hy Phượng, nghiêm khắc tàn nhẫn, không có lòng nhân, còn Vưu Thị thì lại quá dung túng cho người dưới, quản lý bất lực.
Phong cách quản lý Nho học của Bảo Thoa và Thám Xuân mới là diện mạo chân thật phổ biến của những thiên kim tiểu thư có giáo dưỡng trong gia đình quan lại quyền quý thời xưa. Năng lực học thức của họ không hề thua kém các đấng mày râu chút nào.
Bình Nhi là a hoàn của Vương Hy Phượng, thông minh tháo vát, không những giúp Phượng Thư quản lý nhà cửa đâu ra đó, mà trong lúc bị Thám Xuân và Bảo Thoa phát hiện những khoản chi không hợp lý, còn nhanh trí giữ lại thể diện cho chủ nhân một cách hoàn hảo.
Bình Nhi còn có thể giúp chủ mình đưa ra kế sách, đối xử tốt với kẻ trên người dưới, thật là phụ tá đắc lực khó mà có được. Vợ người anh trai đã mất của Bảo Ngọc là Lý Hoàn trông thấy vậy, bất giác cảm thán bản thân lẻ loi trơ trọi.
Chồng cô vừa mất, đám a hoàn tỳ thiếp đều không một ai nguyện ý ở bên cạnh giúp đỡ cô, không có trợ thủ đắc lực san sẻ và đưa ra mưu sách lo liệu mọi việc thay cho cô.
Việc thiên hạ không kể lớn bé, trị quốc tề gia đều chạy không khỏi cái lý “bậc minh quân cần tôi hiền giúp sức” này, bởi vậy Lý Hoàn rất ngưỡng mộ Phượng Thư khi có được một a hoàn hầu cận đắc lực như vậy làm tâm phúc.
Có thể thấy Lý Hoàn tuy học hành không được nhiều, từ nhỏ cũng là mưa dầm thấm lâu, từ sớm đã hiểu tề gia cũng như trị quốc, cần có trợ thủ đắc lực vậy. Nhóm người Bảo Thoa thấu hiểu học vấn Nho gia, càng hiểu được tu thân là trọng yếu, thiện đãi người dưới, rồi dựa vào quy củ khuôn phép để duy trì gia đình.
Có thể thấy những cô gái thời xưa tiếp thu tu dưỡng từ Nho gia, tự nhiên hiểu được đạo lý “tu thân, tề gia, trị quốc” mà Nho gia nói đến.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, người đàn ông từ sớm cũng đã hiểu mọi việc trong gia đình là được vận hành như thế nào, với sự vất vả khó khăn của phụ nữ trong việc duy trì chăm lo các việc trong nhà cũng vô cùng rõ ràng, vô cùng cảm kích trong tâm.
Nếu như nói tể tướng là phò tá bậc quân vương để quản lý đất nước, giúp cho người dân khắp nơi có được cuộc sống yên bình, quốc gia an định, thì người vợ quản lý các việc trong nhà, chính là “tể tướng tại gia” phò tá giúp đỡ người chồng vậy.
Mọi chuyện lớn nhỏ, nào là ăn uống sức khỏe, nào là giáo dục học tập của con trẻ, thật đúng là một thân gánh vác chức trách nặng nề thế nào, giúp cho gia đình an khang hòa thuận, thật là vất vả nặng nhọc biết bao, nhận được sự tôn trọng của chồng cũng là đương nhiên.
Một gia đình hòa thuận êm ấm, khả năng rất lớn là dựa vào sự giúp sức và tương trợ vất vả cực nhọc không biết mệt mỏi của nữ chủ nhân hiền đức trong nhà.
Bởi vậy mới có câu nói: “Đàn ông thành gia mới có thể lập nghiệp”, có được vợ hiền chăm lo trong nhà, mới có thể yên tâm gây dựng sự nghiệp bên ngoài. Ai cũng sẽ không thể phủ nhận được sự cống hiến và giá trị địa vị của người phụ nữ trong nhà.
Trên thực tế, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, cũng bao gồm cả các nước Tây phương, vai trò của người phụ nữ hiện đại không có sự đổi thay quá lớn so với phụ nữ truyền thống trong việc chăm sóc gia đình.
Người chồng giao toàn bộ thu nhập cho vợ quản lý, người vợ thì phân phối các khoản chi một cách hợp lý, hàng tháng có ghi lại các khoản trong quyển sổ thu chi gia đình. Mỗi một đồng chi tiêu như thế nào, dùng vào việc gì, đều có bàn giao với chồng, người chồng giao mọi quyền quản lý cho vợ.
Dinh dưỡng của con trẻ, sức khỏe của chồng, hợp lý trong ăn uống, v.v. đều sẽ được nữ chủ gia đình phụ trách cẩn thận, trở nên hợp lý chu đáo. Vợ chồng tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, thế nên cuộc sống gia đình vô cùng hài hòa.
Cuộc sống như vậy khiến phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái, không còn phải ra sức vất vả bôn ba phấn đấu bên ngoài nữa, không phải chịu nhận áp lực từ hai phương diện gia đình và xã hội.
Đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ lo việc bên trong, cương nhu hỗ trợ, phối hợp hài hòa, không tồn tại phân biệt địa vị bất bình đẳng nữa. Đó cũng là nền gia giáo tốt đẹp mà con trẻ tiếp nhận được, sức khỏe người chồng cũng được bảo đảm chăm sóc tốt hơn.
Vậy nên, nếu bạn sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, nhìn thấy người ta dùng bữa trong nhà hàng thì phần lớn đều là nữ chủ nhân trả tiền. Bởi vậy không thể nói rằng người phụ nữ trong gia đình là không có địa vị, vì họ là nữ chủ gia đình quản lý tài chính của cả nhà. Cũng thật khó trách nữ chủ nhân Đài Loan thường rất lấy tự hào nói bản thân là “Bộ trưởng tài chính” trong nhà vậy.
Trên thực tế, khi chúng ta thật sự hiểu rõ đạo vợ chồng “tương kính như tân” (vợ chồng kính nhau như khách), cương nhu kết hợp, xem hiểu được địa vị và giá trị thực tế của nữ chủ gia đình, thì sẽ phát hiện rằng những người phụ nữ có giáo dưỡng thời xưa, từ sớm đã am tường đạo lý mật thiết giữa tề gia và trị quốc bình thiên hạ.
Tại sao đàn ông quyền lực xưa lại giao cho vợ tự chủ tài sản gia đình?
Nhưng gia đình lại không thể thiếu vắng bàn tay của người phụ nữ. Họ không chỉ giúp chồng nuôi dạy con, quán xuyến tư gia, mà địa vị và chức trách của họ quả thật là “tể tướng trong nhà”.
Bởi vậy họ không hề có chút cảm giác tự ti, trái lại còn am hiểu đại nghĩa, giúp đỡ chồng, nuôi dạy con, trở thành người vợ hiền đức, là cánh tay đắc lực nhất của chồng.
Chúng ta đã hoàn toàn xa lạ với văn hóa truyền thống, nên rất khó để hiểu được mô thức sinh hoạt gia đình của người xưa một cách thực tế. Nhưng may mắn thay, đại văn học gia Tào Tuyết Cần đã để lại cho hậu thế Hồng Lâu Mộng – bộ tiểu thuyết chương hồi đồ sộ mỗi nhà đều biết đến.
Chủ đề của bộ tiểu thuyết này tuy ẩn chứa huyền cơ tu Đạo, nhưng cũng là bộ trước tác duy nhất có nội dung miêu tả từ việc phụ nữ quý tộc “hương gia thế hoạn” lo chuyện gia đình như thế nào, cho đến chuyện quản lý đại gia tộc ra sao một cách tường tận sinh động.
Chúng ta hay cùng xem các phụ nữ quý tộc “hương gia thế hoạn” lo chuyện gia đình như thế nào, quản lý đại gia tộc ra sao một cách tường tận sinh động qua tác phầm Hồng Lâu Mộng.
Địa vị tôn quý trong việc toàn quyền nắm giữ tài chính của Vương Hy Phượng và Vưu Thị
Vưu thị là nữ chủ nhân phụ trách coi sóc việc nhà của Ninh Quốc phủ. Vì sức khỏe không được tốt, Vưu thị đã phải nhờ cậy Vương Hy Phượng thay mình lo liệu việc tang sự trong phủ Ninh Quốc. Vương Hy Phượng đã thể hiện linh cơ tháo vát, thông minh giỏi giang, mọi việc thu xếp đâu ra đó, giống hệt như năng lực điều binh khiển tướng trên chiến trường, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.
Độc giả bình thường chỉ chú ý đến bản tính tham lam độc đoán, lạm dụng chức quyền mưu cầu lợi riêng, nhưng lại không để ý rằng, trên thực tế Hy Phượng là người quản lý toàn bộ Giả phủ thay cho Vương phu nhân – mẹ của Bảo Ngọc. Vương phu nhân giao toàn quyền tài chính cho chị ta, cũng chính là nói rằng, quyền hạn của chị ta vốn thuộc về Vương phu nhân.
Nếu Vương phu nhân đích thân chủ quản toàn bộ, bà cũng sẽ vận hành gia đình theo cách thức như vậy, chẳng qua là sẽ không cả gan làm loạn giống như Vương Hy Phượng.
Nắm quyền lợi trong tay, bởi không tin nhân quả báo ứng nên mới dám nhận hối lộ, mưu tài hại mệnh, làm ra những chuyện tày trời như vậy. Tuy trong sách không miêu tả quá nhiều về việc Vương phu nhân đích thân trông coi việc nhà ra sao, nhưng hoàn toàn có thể cảm nhận được quyền lợi và năng lực mà bà có được lớn ngần nào.
Vưu Thị trong Ninh Quốc phủ ngày ngày xử lý việc nhà và quản lý chi tiêu của mọi người từ trên xuống dưới, cũng bộn bề vất vả cực nhọc. Dù tài trí không được như Phượng Thư, nhưng bản thân Vưu Thị cũng có quyền lên tiếng ra lệnh trong phủ, sống trong nhung lụa được mọi người tôn trọng.
Khi Ninh Quốc phủ bị lục soát, phải sang ở nhờ Giả phủ, Vưu Thị từng chịu sự lạnh nhạt của đám a hoàn trong Giả phủ, cảm thán hồi tưởng lại sự tôn quý mà mình từng có trước đây. Những điều này đều minh chứng địa vị tôn quý và quyền lực thực tế có được của những phụ nữ lo liệu việc nhà thời xưa.
Tiết Bảo Thoa và Thám Xuân: Tài nữ Nho học, nhân từ uy nghiêm, tài đức vẹn toàn
Năng lực tề gia của phụ nữ thời xưa thật khiến cho người ta kinh ngạc tán thán không thôi. Bởi chi tiêu sinh hoạt của hàng mấy trăm người trên dưới, nếu muốn xử lý rõ ràng cụ thể, thật không phải là một chuyện đơn giản.
Nếu không cẩn thận, nhiều khi còn bị kẻ dưới qua mặt, ức hiếp chê cười. Nếu không có năng lực nhất định, không được đích thân cha mẹ dạy dỗ ngay từ tấm bé, thì sẽ không cách nào đảm nhận được vai trò “tề gia” ấy.
Khi Vương Hy Phương đổ bệnh ngã xuống, không thể tiếp tục chèo chống cái nhà này nữa, Bảo Thoa và Thám Xuân đã đứng ra chung tay giúp sức quản lý việc nhà. Lúc mới bắt đầu, mấy nàng dâu lớn quản lý sự vụ trong nhà giễu cợt họ là những tiểu thư còn chưa bước chân ra khỏi khuê phòng, gây khó dễ đủ đường.
Sau khi nhiều việc qua tay rồi, liền nhận thấy hai vị thiên kim tiểu thư này có năng lực không hề thua kém Phượng Thư, thậm chí còn cao minh hơn một bậc.
Vì để cải biến tình hình chi tiêu khổng lồ “số vào chẳng bằng số ra”, hai vị tiểu thư đã không sợ đắc tội Phượng Thư và mẹ của Thám Xuân mà quyết đoán trừ bỏ những khoản chi tiêu không phù hợp.
Họ còn nghĩ đến việc quản lý vườn Đại Quan như thế nào cho hợp lý, phân chia mỗi khu trong vườn cho cho các bà quản gia nhận thầu quản lý, vừa không cần phải tiêu tốn một khoản tiền lớn thuê người ngoài quản lý như Phượng Thư đã làm trước đó, vừa lại có thể giúp mấy bà quản gia từ cây cảnh hoa màu mà tăng thêm một nguồn kinh tế đáng kể, có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết tình trạng số vào chẳng bằng số ra. Theo cách gọi hiện nay đó thật sự là cải cách kinh tế một cách hiệu quả.
Bảo Thoa có kiến thức nhất, nàng nói, mấy thím ấy quanh năm suốt tháng vất vả trồng trọt, tuy chúng ta chăm lo việc nhà cần phải chú ý đến kinh tế thu nhập của bản thân, nhưng cũng không nên làm quá như vậy, cần phải để cho các thím chừa lại một phần thuộc về mình.
Mọi người khi đó liền nhìn ra được, Bảo Thoa thật có phong thái khoan dung độ lượng, nàng và Thám Xuân bởi học thức sâu dày, đàm luận các việc tề gia cũng như cái đạo dùng người và trị quốc của Nho gia và Nghiêu Thuấn, nhân từ và có trật tự.
Chị dâu của Bảo Ngọc là Lý Hoàn từng cười nói hai nàng sao lại từ quản lý việc nhà bàn luận đến học vấn của Khổng Mạnh rồi. Bảo Thoa nói, nếu không có học vấn dẫn dắt, thì sẽ trở thành bọn tiểu nhân đầu đường xó chợ thô tục, trong mắt chỉ biết có tiền mà thôi.
Những tiểu thư quý tộc có học thức, bề mặt nhìn vào thì thấy như được nuông chiều từ tấm bé, nhưng từ nhỏ đã được gia giáo nghiêm minh, rất hiểu quy củ, sau này sẽ trở thành người sát cánh đắc lực bên cạnh chồng con. Năng lực, học thức, và phẩm hạnh của họ vượt xa Vương Hy Phượng có tài mà không có đức.
Từ thiện và uy nghiêm đều xem trọng như nhau, khiến mọi người tâm phục khẩu phục, cảm kích không thôi. Họ không giống như Vương Hy Phượng, nghiêm khắc tàn nhẫn, không có lòng nhân, còn Vưu Thị thì lại quá dung túng cho người dưới, quản lý bất lực.
Phong cách quản lý Nho học của Bảo Thoa và Thám Xuân mới là diện mạo chân thật phổ biến của những thiên kim tiểu thư có giáo dưỡng trong gia đình quan lại quyền quý thời xưa. Năng lực học thức của họ không hề thua kém các đấng mày râu chút nào.
Người vợ hiền đức cũng như “tể tướng tại gia” giúp chồng trong việc tề gia
Bình Nhi là a hoàn của Vương Hy Phượng, thông minh tháo vát, không những giúp Phượng Thư quản lý nhà cửa đâu ra đó, mà trong lúc bị Thám Xuân và Bảo Thoa phát hiện những khoản chi không hợp lý, còn nhanh trí giữ lại thể diện cho chủ nhân một cách hoàn hảo.
Bình Nhi còn có thể giúp chủ mình đưa ra kế sách, đối xử tốt với kẻ trên người dưới, thật là phụ tá đắc lực khó mà có được. Vợ người anh trai đã mất của Bảo Ngọc là Lý Hoàn trông thấy vậy, bất giác cảm thán bản thân lẻ loi trơ trọi.
Chồng cô vừa mất, đám a hoàn tỳ thiếp đều không một ai nguyện ý ở bên cạnh giúp đỡ cô, không có trợ thủ đắc lực san sẻ và đưa ra mưu sách lo liệu mọi việc thay cho cô.
Việc thiên hạ không kể lớn bé, trị quốc tề gia đều chạy không khỏi cái lý “bậc minh quân cần tôi hiền giúp sức” này, bởi vậy Lý Hoàn rất ngưỡng mộ Phượng Thư khi có được một a hoàn hầu cận đắc lực như vậy làm tâm phúc.
Có thể thấy Lý Hoàn tuy học hành không được nhiều, từ nhỏ cũng là mưa dầm thấm lâu, từ sớm đã hiểu tề gia cũng như trị quốc, cần có trợ thủ đắc lực vậy. Nhóm người Bảo Thoa thấu hiểu học vấn Nho gia, càng hiểu được tu thân là trọng yếu, thiện đãi người dưới, rồi dựa vào quy củ khuôn phép để duy trì gia đình.
Có thể thấy những cô gái thời xưa tiếp thu tu dưỡng từ Nho gia, tự nhiên hiểu được đạo lý “tu thân, tề gia, trị quốc” mà Nho gia nói đến.
Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy, người đàn ông từ sớm cũng đã hiểu mọi việc trong gia đình là được vận hành như thế nào, với sự vất vả khó khăn của phụ nữ trong việc duy trì chăm lo các việc trong nhà cũng vô cùng rõ ràng, vô cùng cảm kích trong tâm.
Nếu như nói tể tướng là phò tá bậc quân vương để quản lý đất nước, giúp cho người dân khắp nơi có được cuộc sống yên bình, quốc gia an định, thì người vợ quản lý các việc trong nhà, chính là “tể tướng tại gia” phò tá giúp đỡ người chồng vậy.
Mọi chuyện lớn nhỏ, nào là ăn uống sức khỏe, nào là giáo dục học tập của con trẻ, thật đúng là một thân gánh vác chức trách nặng nề thế nào, giúp cho gia đình an khang hòa thuận, thật là vất vả nặng nhọc biết bao, nhận được sự tôn trọng của chồng cũng là đương nhiên.
Một gia đình hòa thuận êm ấm, khả năng rất lớn là dựa vào sự giúp sức và tương trợ vất vả cực nhọc không biết mệt mỏi của nữ chủ nhân hiền đức trong nhà.
Bởi vậy mới có câu nói: “Đàn ông thành gia mới có thể lập nghiệp”, có được vợ hiền chăm lo trong nhà, mới có thể yên tâm gây dựng sự nghiệp bên ngoài. Ai cũng sẽ không thể phủ nhận được sự cống hiến và giá trị địa vị của người phụ nữ trong nhà.
Các bà chủ gia đình thời nay vẫn thật cao quý nhờ chức vị quan trọng của mình
Trên thực tế, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, cũng bao gồm cả các nước Tây phương, vai trò của người phụ nữ hiện đại không có sự đổi thay quá lớn so với phụ nữ truyền thống trong việc chăm sóc gia đình.
Người chồng giao toàn bộ thu nhập cho vợ quản lý, người vợ thì phân phối các khoản chi một cách hợp lý, hàng tháng có ghi lại các khoản trong quyển sổ thu chi gia đình. Mỗi một đồng chi tiêu như thế nào, dùng vào việc gì, đều có bàn giao với chồng, người chồng giao mọi quyền quản lý cho vợ.
Dinh dưỡng của con trẻ, sức khỏe của chồng, hợp lý trong ăn uống, v.v. đều sẽ được nữ chủ gia đình phụ trách cẩn thận, trở nên hợp lý chu đáo. Vợ chồng tin tưởng lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau, thế nên cuộc sống gia đình vô cùng hài hòa.
Cuộc sống như vậy khiến phụ nữ phải gánh vác trách nhiệm nuôi dạy con cái, không còn phải ra sức vất vả bôn ba phấn đấu bên ngoài nữa, không phải chịu nhận áp lực từ hai phương diện gia đình và xã hội.
Đàn ông lo việc bên ngoài, phụ nữ lo việc bên trong, cương nhu hỗ trợ, phối hợp hài hòa, không tồn tại phân biệt địa vị bất bình đẳng nữa. Đó cũng là nền gia giáo tốt đẹp mà con trẻ tiếp nhận được, sức khỏe người chồng cũng được bảo đảm chăm sóc tốt hơn.
Vậy nên, nếu bạn sang Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, nhìn thấy người ta dùng bữa trong nhà hàng thì phần lớn đều là nữ chủ nhân trả tiền. Bởi vậy không thể nói rằng người phụ nữ trong gia đình là không có địa vị, vì họ là nữ chủ gia đình quản lý tài chính của cả nhà. Cũng thật khó trách nữ chủ nhân Đài Loan thường rất lấy tự hào nói bản thân là “Bộ trưởng tài chính” trong nhà vậy.
Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Thuận An biên dịch
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.