Châu Á cũng là nơi sản xuất, xuất khẩu, cũng như nhập khẩu và tiêu thụ nhiều hàng hóa hơn bất kỳ khu vực nào khác trên thế giới. Hoạt động thương mại và đầu tư giữa các nước châu Á cũng mạnh mẽ hơn so với châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Một số nền kinh tế châu Á cũng nằm trong nhóm lớn nhất thế giới, có dự trữ ngoại hối nhiều nhất thế giới, sở hữu các ngân hàng lớn nhất thế giới, có quân đội mạnh nhất thế giới hoặc các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Chỉ riêng châu Á chiếm tới 60% dân số thế giới, nhiều gấp 10 lần châu Âu và 12 lần so với Bắc Mỹ. Khi dân số thế giới tăng tới khoảng 10 tỷ người, tỷ trọng dân số châu Á sẽ còn lớn hơn nữa.
Đâu là những gì chúng ta học được từ sự phát triển kinh tế của Châu Á trong thời gian qua? Câu chuyện trở mình đến những bước nhảy vọt của người Nhật đến nay vẫn là cảm hứng và bài học bổ ích khi chúng ta nhìn lại. Nam Hàn, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan cũng làm được điều tương tự. Và chỉ khi Trung Quốc với mộng bành trướng của mình thì cả thế giới mới bừng tỉnh trước sự trỗi dậy vượt trội đến từ các nền kinh tế Châu Á.
Năm 1968, một phim phóng sự điều tra về tình trạng đói nghèo các quốc gia của nhà kinh tế học Gunnar Mydral đã cho thế giới thấy một viễn cảnh ảm đạm, bi quan về triển vọng phát triển của các nước Châu Á. 50 năm sau, cả thế giới phải choáng ngợp trước sự chuyển mình và nổi lên như một cường quốc kinh tế toàn cầu.
50 năm chuyển mình và hội nhập
Có lẽ chính Midral cũng khó mà tưởng tượng ra viễn cảnh mà những quốc gia Châu Á "thay da đổi thịt" nhanh như vậy. Đó là một sự thay đổi và phát triển thần kỳ với tốc độ và quy mô hiếm thấy trong lịch sử.Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại có lẽ chưa bao giờ ghi nhận được thời kỳ nào có tốc độ phát triển vượt bậc như vậy. Nó quá nhanh và quá phức tạp khiến chúng ta phải có cách nhìn nghiêm túc hơn về họ, những người đến sau. Qúa trình đó khiến chúng ta nhận thức sâu sắc những mô hình thành công, và cả những điều thất bại. Điều đáng ngạc nhiên hơn nữa chính là chúng làm cho chúng ta có cái nhìn khác khi đưa ra các quan điểm về các "triển vọng phát triển kinh tế", nó không còn là sự mong đợi 50 năm hay 100 năm nữa. Tất cả những gì họ đã và đang làm được khiến chúng ta phải thốt lên và đặt dấu chấm hỏi to hơn, đó là cán cân kinh tế thế giới sẽ ra sao sau 25 năm tới?
Thật tốt khi các nền kinh tế phát triển và các khoảng cách được rút ngắn, giữa những quốc gia nhiều thập kỷ trước chúng ta vẫn thường gọi là thế giới thứ 3, thì nay họ đã đi được một chặng đường rất ra và sẽ sớm thôi, nhanh chóng đuổi kịp các quốc gia công nghiệp.
Khác với các nước phương Tây, dễ dàng được tiếp cận với các nền khoa học tiên tiến. Họ bắt đầu đứng dậy sau đống tàn tro và thiệt hại từ chiến tranh. Nguồn vốn duy nhất họ có chính là tinh thần dân tộc, tinh thần tiết kiệm được phổ biến rộng rãi. Khi ấy, tỷ lệ đầu tư gần như là phải tự cung, tự cấp, hoàn toàn phải tự lực cánh sinh. Thậm chí, nhiều quốc gia bị kìm hãm bởi các vấn đề cấm vận.
Đến nay, một số nước đã giàu lên nhanh chóng, tỷ trọng xuất nhập khẩu được cải thiện, có nước trở thành "đại gia" với các mặt hàng nông sản, thủy hải sản. Họ cũng rất chịu khó và tìm tòi để sản xuất những sản phẩm kỹ thuật cao, chẳng hạn như Hàn Quốc, Nhật Bản. Người Đài Loan cũng thành công trong việc thay đổi và tập trung hơn vào các ngành kỹ thuật cao. Nhiều nền công nghiệp tỷ đô ngày càng xuất hiện nhiều hơn.
Trong giai đoạn từ 1970 đến 2016, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ở Châu Á cao hơn gấp đôi so với các nước công nghiệp. Cơ cấu ngành và tình trạng việc làm được cải thiện.
Không giống như Mỹ Latin và Châu Phi, các thay đổi cấu trúc và cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Châu Á.
Sau năm 1990, nhân loại bắt đầu cảm thấy và ghi nhận sự tăng trưởng nhanh chóng này. Tình trạng nghèo đói ở Châu Á luôn giảm, năm sau giảm nhiều hơn năm trước. Khi cái nghèo không còn là nỗi lo, vấn đề giáo dục được đầu tư và các chương trình hợp tác liên tục được đề cập và giải quyết. Các vấn đề y tế, công ăn việc làm, an sinh xã hội cũng có những cải thiện rõ rệt và tích cực. Đó được xem là nền móng vững chắc góp phần không nhỏ trong câu chuyện cải cách thành công của các nền kinh tế Châu Á.
Sự khác biệt
Khó có thể hình dung được sự phức tạp về sự đặc thù địa lý của châu lục này. Các quốc gia có quy mô lãnh thổ khác nhau, tài nguyên thiên nhiên, quy mô dân số, tính địa phương và khác biệt về văn hóa và cả hệ tư tưởng của các thể chế chính trị. Chính vì vậy đã góp phần tạo ra những khác biệt nhất định trong chính sách phát triển kinh tế, cũng như quyết định thành công của mỗi quốc gia.Những quốc gia chậm mở cửa với thế giới thì có tốc độ phát triển chậm hơn so với những quốc gia chấp nhận mở cửa đến tiếp nhận luồng gió mới đến từ các quốc gia phát triển. Do xuất phát điểm là những quốc gia thuộc địa và bị tàn phá bởi chiến tranh, nên sự mở cửa cũng chỉ thực sự bắt đầu ở một số nước. Các quốc gia đi trước, đạt được thành tựu nhanh chóng trở thành cảm hứng và bài học cải cách kinh tế cho các nước còn lại.
Qúa trình mở cửa của các quốc gia này cũng là điều đặc biệt. "Hòa đồng nhưng không hòa tan" là ý chí tiên quyết của các nước này. Ở châu Á, sự mở cửa không có nghĩa là thụ động đưa mình vào bức tranh kinh tế chung của thế giới. Thay vào đó, sự mở cửa phải mang tính chiến lược và chọn lọc.
Các quốc gia ở châu Á đã sửa đổi, điều chỉnh dựa trên các đặc thù văn hóa trong các chương trình cải cách của họ. Các quốc gia này cũng không ngại dùng các chính sách chính thống hoặc không chính thống để đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế đề ra. Họ thực sự đã biết cách tham gia và tiến bộ hơn trong việc hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Trong khi chủ nghĩa dân túy đã trở thành trào lưu ở phương Tây, nhiều chính phủ châu Á vẫn rất tập trung vào tăng trưởng bao trùm và gắn kết xã hội. Trong khi Mỹ hay châu Âu đang cố gắng dựng nên những bức tưởng để bảo vệ quốc gia của mình, các nước châu Á vẫn tiếp tục tháo gỡ các rào cản. Trong nhiều năm nay, hầu như tất cả các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới đều ở châu Á.
Năm 2018, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới được ghi nhận tại Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Uzbekistan.
Nhìn về tương lai, họ đã-đang và sẽ còn tiếp tục học hỏi và không ngừng nỗ lực để đạt đến các mốc son mới về phát triển kinh tế-xã hội, góp phần không nhỏ trong dòng chảy phát triển chung của châu Á, một thế lực mới của kinh tế thế giới.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.