Trong bài viết của tác giả Minh Châu trên trang Giadinhnet đăng ngày 28/9/2019, có một bài viết thu hút tôi hơn cả, đó là Một phần mạng xã hội đang tiếp tay cho các thảm án gia đình. Sau khi đọc tôi mới rõ thủ phạm trong thủ phạm cổ võ cho những hành vi lệch lạc, sai trái và nhiều vấn nạn khác ngày càng trở nên thịnh hành.
Sau đây là trích dẫn nguyên văn bài viết:
[accordion]
[item icon="diamond" title=" Một phần mạng xã hội đang tiếp tay cho các thảm án gia đình"]
Đi ngược với sự lên án hành vi giết người máu lạnh của hung thủ thì mạng xã hội lại đang có nhiều tút, bình luận chia sẻ, cảm thông với kẻ sát nhân rất mùi mẫn sau những vụ thảm án, huynh đệ tương tàn trong những ngày gần đây.
Liên tiếp các vụ thảm án trong gia đình xảy ra trong thời gian vừa qua khiến dư luận bàng hoàng bởi sự xuống tay máu lạnh của hung thủ với nhiều nạn nhân đều là anh em, ruột thịt trong gia đình.
Vụ thảm án gần đây nhất là vụ anh trai truy sát cả nhà em gái tại phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên vào tối ngày 14/9. Hung thủ là Bùi Xuân Hồng (SN 1958), trú tại tổ 2, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Hậu quả khiến bà H (SN 1960) tử vong tại chỗ, ông Th (chồng bà H) tử vong tại bệnh viện và con rể là anh V bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Trang Bản tin Thái Nguyên có đăng tút thông tin và hình ảnh hung thủ Hồng trong vụ thảm sát cả nhà em gái có tới 5K lượt bình luận và 7.8K lượt chia sẻ.
Ngày 16/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Bùi Xuân Hồng để điều tra về hành vi giết người tại phường Chùa Hang, TP. Thái Nguyên xảy ra án mạng khiến 3 người thương vong.
Nguyên nhân được xác định là Bùi Xuân Hồng cho cháu gái và cháu rể nợ 3 tỷ đồng nhưng chưa trả dù ông Hồng có nhiều lần đòi. Mang tức tối trong lòng, ông Hồng đã cầm dao, súng và một can xăng sang nhà em gái để giải quyết mâu thuẫn.
Nguyên nhân của vụ thảm án đã được nhiều trang mạng xã hội chia sẻ và nhận được hàng chục nghìn lượt bình luận của các tài khoản facebook cá nhân, trong đó có rất nhiều bình luận tỏ ý tiếc, thương xót cho hung thủ. Thậm chí, có những tài khoản facebook còn bình luận bằng những lời lẽ hết sức kích động.
Cụ thể, trên trang Bản tin Thái Nguyên có đăng tút thông tin và hình ảnh hung thủ Hồng trong vụ thảm sát cả nhà em gái có tới 5K lượt bình luận và 7.8K lượt chia sẻ, tài khoản N.T bình luận: Chết là đúng, ăn không muốn trả anh trai cũng phải mồ hôi xương máu lo làm ăn tiết kiệm mới có thì nó chẳng uất quá nó chẳng giết. Tài khoản T.H cũng cho rằng: Có vay có trả. Người ta giúp mình lúc khó khăn thì khi người ta đòi thì phải trả chứ. Nhũng người muốn quỵt nợ chết cũng đúng thôi. Tài khoản T.N: Nợ nần phải trả, những người vay song rồi cứ định ăn không của người ta chết cũng đáng ,vụ này để cho những người nào có ý định muốn ăn không thì mở mắt ra. Không chỉ có những bình luận kích động cho rằng "chết là đáng" thì có nhiều bình luận chia sẻ, thông cảm với hung thủ. Tài khoản D.G.H.A cho rằng: Dồn người ta tới đường cùng rồi lại trách người ta vô tình.. Khổ thân chú. Một người tốt nhung mang trong mình nỗi uất hận mà không thể làm gì cho vơi đi dẫn đến những cái kết đau lòng.
Tài khoản H.T viết: Đáng thương hơn đáng ghét, vay của người ta rồi muốn cướp luôn, nên cũng chả oan ức gì, kinh mong co quan các lãnh đạo xem xét tình tiết, để a được sự khoan nhượng, mọi người đọc kỹ và ủng hộ anh nhé, đáng thương cho anh.
Không ít tài khoản còn cho rằng hung thủ vừa tước đoạt 3 mạng người là người tốt (!) Tài khoản L.V.H viết: Chính chú mới là người tốt giết cái bọn xấu nhưng không đúng pháp luật thôi.
Cũng giống như trang Bản tin Thái Nguyên, rất nhiều những bình luận ở đây cổ vũ chuyện giết người của hung thủ là đúng. Tài khoản Đ.T.V viết: Bác làm vậy là đúng, kẻ ăn ngon mặc đẹp trên môi nước mắt của người khác xử hết cho tiệt đường ăn quỵt. Tiền vay không muốn trả phải xử như vậy. Tài khoản H. Đ cũng cho rằng Giết chết là xứng đáng. Mong chú được khoan hồng của nhà nước.
Và cũng nhiều tài khoản tỏ ý đồng cảm, thương xót cho hung thủ.
Tài khoản N.Q viết: Đọc mà thấy thương cho chú quá. Chỉ muốn băm cho đứa cháu hàng nghìn mảnh. Lòng tốt của chú đã bị biến vào vòng lao lý. Khổ thân chú quá nhìn rõ hiền lành. Có tiền mà ốm không có để dưỡng bệnh tuổi già. Bình luận này có 14 người like. Tài khoản T.B cũng viết: Chỉ thương bác vì quá tốt quá tin người bao nhiêu công sức giờ lại đổ sông đổ biển còn vướng vào tù tội mong rằng bác sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Bình luận này nhận được 35 like.
Tài khoản C.T.M viết: Thương ông hồng quá. Mong ông được hưởng khoản hồng của pháp luật. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ ăn mồ hôi nước mắt của người khác mà không chút lương tâm. Nên diệt bớt những bọn vay mượn rồi không trả làm khổ gia đình người khác để xã hội được an toàn, an ninh hơn. Tài khoản Đ.M.N viết: Từ khi biết vụ án này chỉ thấy thương chú thôi. Tiền mồ hôi công sức ki cóp cả đời cuối cùng lại bị cháu nó lừa như vậy, con đĩ cháu kia tự cắn lưỡi mà chết cụ mày đi. Bình luận này nhận được 23 người like
Có rất hiếm hoi những bình luận về mặt trái chiều của mạng xã hội như bình luận của tài khoản V.H.Y bình luận trên trang Bản tin Thái Nguyên: Càng đăng các vụ lên thì càng ám ảnh vào tâm trí của người dân rồi bất chợt một lúc nào đó họ không thể kiềm chế những cơn bực tức, tự khắc họ gây ra những vụ án mạng như những vụ bị ám ảnh sâu vào tâm trí của họ. haizz loạn .loạn mất rồi.
Bình luận phản đối tài khoản V.H.Y khi tài khoản này bình luận về mặt trái chiều của mạng xã hội.
Ngay lập tức, có nhiều tài khoản facebook khác nhảy vào bình luận bên dưới bình luận của tài khoản Y. Ngoài một số bình luận đồng tình thì cũng có tài khoản vào chửi V.H.Y: "Nó không đăng sao chúng mày biết Tin tức mà hóng cũng xàm…"
"Ngu như ... mấy nhau, cũng bàn phím. Dẹp mạng xã hội chúng mày cầm gì trên tay. Chúng mày phải nói Công an làm thế nào triệt bằng được bọn máu lạnh. Tao vào nhóm này nhìn comment của chúng mày thấy chúng mày ngu…"
"Mấy con ngu kia biết… gì đâu mà gõ bàn phím như đúng rồi. Lại còn hô to dẹp mạng xã hội, bố khỉ. Không có mạng xã nhiều Con như mấy con ngu đấy cũng bốc c… mà ăn".
Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm học (Bộ Công an) cho rằng nguyên nhân của các vụ thảm án một phần liên quan tới trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc không kịp thời ngăn chặn những mâu thuẫn nảy sinh trong vụ án thảm sát cả nhà em gái ở thái Nguyên cũng như vụ thảm sát cả nhà em trai ở Đan Phượng (Hà Nội).
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng đồng tình với vấn đề trách nhiệm của chính quyền địa phương đã quá chậm trễ trong việc giải quyết mâu thuẫn khi còn nhỏ dẫn đến những thảm án đau lòng. Đồng thời, những bình luận chia sẻ, kích động của nhiều tài khoản facebook trên mạng xã hội trong những vụ huynh đệ tương tàn cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới tâm lý của tội phạm.
[/item]
[/accordion]
Bài viết mang tính tường thuật hơn là nghị luận xã hội. Sự việc có thể bị giới hạn trong phạm vi của một vài nhóm người nhất định. Nhưng với ngòi bút của những người làm báo, đưa nó lên để đăng tải thì chẳng khác nào "vẽ đường cho Hươu chạy".
Tôi lại nhớ đến vụ trang "Danlambao" ngày nào, lẽ ra rất ít người biết đến trang này, hoặc chỉ phạm vi nào đó biết thôi... Nhưng qua phát ngôn chính thức của Chính phủ và báo chí, vô tình đã làm dấy lên làn sóng truy cập vào trang này và kết quả sau nhiều năm, dù trang bị hạn chế truy cập hay không còn nữa, thì không ít người biết và nhớ đến trang này, rằng trên mạng còn có rất nhiều trang có nội dung như vậy. Họ sắn sàng tìm và ngày nay thì chuyện đó không làm khó được họ.
Đó chỉ là một ví dụ điển hình, đủ tầm đại diện cho vấn đề "phản tác dụng" của những người làm báo nói riêng và báo chí nói chung. Họ cứ ngỡ nêu ra vấn đề thì thiên hạ sẽ lấy đó làm bài học rút tỉa cho mình. Nhưng không, người xem sẽ biết và học được nhiều điều lẽ ra họ chưa từng biết và cũng không cần biết.
Chúng ta quay lại bài báo, xem qua bài viết chúng ta có thể thấy được gì nếu không phải là... lỗi chính tả, cách ăn nói vô lối của giới trẻ, những lời tục tĩu, thóa mạ nhau,... Khoan nói về sự việc cụ thể nào đó, riêng những bình luận thôi cũng đủ để mất nhiều giấy mực để nói về. Khách quan mà nói, những bình luận đó cũng giống như con trẻ nó "tám" với nhau ở trường, thỉnh thoảng văng tục hay chửi xéo nhau tí, chẳng có gì đặc biệt và có gì để nâng tầm nó lên để phê phán truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội về bản chất nó chỉ là nơi để người ta nói lên chính kiến của mình về vấn đề nào đó theo cách của mình. Không thể gán và vu vạ cho nó tội "đồng mưu" với những hành vi xấu. Một người điều khiển xe đâm vào người khác lại quay sang đổ thừa chiếc xe thì rõ là lố bịch và tức cười.
Chúng ta ngày nay thích đọc tin giật gân, thích click vào những dòng tít thì mỗi người phải chịu trách nhiệm cho sự cổ võ "cách vô tư" đó. Nếu những tin như vậy không thu hút người xem thì liệu còn mấy ai bỏ công sức ra mà ngồi viết. Đừng đổ lỗi và cũng không nên quy chụp cho những đứa trẻ trong khi người tạo ra nội dung lại chính là người lớn chúng ta, những người tiêm vào đầu óc chúng những điều hấp dẫn hơn những điều đúng đắn chúng được dạy ở trường.
Vì miếng cơm manh áo, vì chút tham lam và hiếu thắng, chúng ta thường xuyên đăng tải những nội dung thiếu tính giáo dục, thiếu sự giáo dục cho chính chúng ta và thiếu giáo dục cho con em - những thế hệ tiếp nối.
Tôi thường xuyên xem tin tức ở những trang tin lớn nhất thế giới, ở khắp mọi nơi nhưng tôi chưa thấy ở đâu những trang được coi là cơ quan báo chí chính thống lại đăng tải nhiều những tin rác như ở VN. Thậm chí nó còn nhiều hơn ở các mạng xã hội. Phải chăng đó cũng là nghiệp vụ mà những sinh viên được học về cách hành nghề khi rời ghế nhà trường sau này.
"Đừng nghe những gì họ nói, nhưng hãy xem và tin những gì họ làm". Đó mới thực là bản chất để chúng ta nhìn nhận về ai đó hay đánh giá cơ quan, tổ chức nào đó. Một mặt, họ luôn nói về "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt", nhưng mặt khác, họ lại thường xuyên đăng tải những thông tin sai lỗi chính tả, những lời thô tục, xúc phạm, những hành vi sai trái, những tin giật gân (như những báo lá cải rẻ tiền" thì rõ họ như thế nào.
Tôi không bàn đến tư cách và cách viết của ai đó, vì ai cũng có cuộc sống và nỗi lo riêng như cái nghiệp của mình. Điều đáng nói ở đây là ý thức về các thông tin đăng tải. Có cần không một bài tường thuật lại những trận chiến võ mồm của giới trẻ? Có cần không phải đưa nó lên để quá nhiều người đọc và học theo. Trong khi, người lướt web ngày nay đại đa số là giới trẻ, những người có thể trở thành hung thủ trong các vụ thảm án hay tội phạm.
Vì đồng tiền, có nhiều hơn những cách để kiếm với nội dung trong sáng và sự giáo dục, không nhất thiết phải đưa những tin "gây sốc, gây sốt" với những chia sẻ phản cảm mà rất có thể nó tiêm nhiễm vào những đứa trẻ ngoan, trước khi biến chúng thành một người mà lẽ ra chúng không nên trở thành.
Báo chí có vai trò và quyền lực trong việc điều hướng và điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người. Thế nên, tôi tha thiết mời gọi những người viết, những người làm báo nên chăng ý thức hơn với những thông tin mình đăng tải, đặc biệt khi bản thân là đại diện của một cơ quan báo chí chính thống của một quốc gia. Nếu mọi thứ thiếu kiểm soát, hệ lụy của nó hay nói đúng hơn, chính báo chí mới là thủ phạm chính cổ võ cho những điều sai trái và lệch lạc trong xã hội.
Sau đây là trích dẫn nguyên văn bài viết:
[accordion]
[item icon="diamond" title=" Một phần mạng xã hội đang tiếp tay cho các thảm án gia đình"]
Đi ngược với sự lên án hành vi giết người máu lạnh của hung thủ thì mạng xã hội lại đang có nhiều tút, bình luận chia sẻ, cảm thông với kẻ sát nhân rất mùi mẫn sau những vụ thảm án, huynh đệ tương tàn trong những ngày gần đây.
Liên tiếp các vụ thảm án trong gia đình xảy ra trong thời gian vừa qua khiến dư luận bàng hoàng bởi sự xuống tay máu lạnh của hung thủ với nhiều nạn nhân đều là anh em, ruột thịt trong gia đình.
Vụ thảm án gần đây nhất là vụ anh trai truy sát cả nhà em gái tại phường Chùa Hang, TP Thái Nguyên vào tối ngày 14/9. Hung thủ là Bùi Xuân Hồng (SN 1958), trú tại tổ 2, phường Thịnh Đán, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Hậu quả khiến bà H (SN 1960) tử vong tại chỗ, ông Th (chồng bà H) tử vong tại bệnh viện và con rể là anh V bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Trang Bản tin Thái Nguyên có đăng tút thông tin và hình ảnh hung thủ Hồng trong vụ thảm sát cả nhà em gái có tới 5K lượt bình luận và 7.8K lượt chia sẻ.
Ngày 16/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Nguyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 4 tháng đối với Bùi Xuân Hồng để điều tra về hành vi giết người tại phường Chùa Hang, TP. Thái Nguyên xảy ra án mạng khiến 3 người thương vong.
Nguyên nhân được xác định là Bùi Xuân Hồng cho cháu gái và cháu rể nợ 3 tỷ đồng nhưng chưa trả dù ông Hồng có nhiều lần đòi. Mang tức tối trong lòng, ông Hồng đã cầm dao, súng và một can xăng sang nhà em gái để giải quyết mâu thuẫn.
Nguyên nhân của vụ thảm án đã được nhiều trang mạng xã hội chia sẻ và nhận được hàng chục nghìn lượt bình luận của các tài khoản facebook cá nhân, trong đó có rất nhiều bình luận tỏ ý tiếc, thương xót cho hung thủ. Thậm chí, có những tài khoản facebook còn bình luận bằng những lời lẽ hết sức kích động.
Cụ thể, trên trang Bản tin Thái Nguyên có đăng tút thông tin và hình ảnh hung thủ Hồng trong vụ thảm sát cả nhà em gái có tới 5K lượt bình luận và 7.8K lượt chia sẻ, tài khoản N.T bình luận: Chết là đúng, ăn không muốn trả anh trai cũng phải mồ hôi xương máu lo làm ăn tiết kiệm mới có thì nó chẳng uất quá nó chẳng giết. Tài khoản T.H cũng cho rằng: Có vay có trả. Người ta giúp mình lúc khó khăn thì khi người ta đòi thì phải trả chứ. Nhũng người muốn quỵt nợ chết cũng đúng thôi. Tài khoản T.N: Nợ nần phải trả, những người vay song rồi cứ định ăn không của người ta chết cũng đáng ,vụ này để cho những người nào có ý định muốn ăn không thì mở mắt ra. Không chỉ có những bình luận kích động cho rằng "chết là đáng" thì có nhiều bình luận chia sẻ, thông cảm với hung thủ. Tài khoản D.G.H.A cho rằng: Dồn người ta tới đường cùng rồi lại trách người ta vô tình.. Khổ thân chú. Một người tốt nhung mang trong mình nỗi uất hận mà không thể làm gì cho vơi đi dẫn đến những cái kết đau lòng.
Tài khoản H.T viết: Đáng thương hơn đáng ghét, vay của người ta rồi muốn cướp luôn, nên cũng chả oan ức gì, kinh mong co quan các lãnh đạo xem xét tình tiết, để a được sự khoan nhượng, mọi người đọc kỹ và ủng hộ anh nhé, đáng thương cho anh.
Không ít tài khoản còn cho rằng hung thủ vừa tước đoạt 3 mạng người là người tốt (!) Tài khoản L.V.H viết: Chính chú mới là người tốt giết cái bọn xấu nhưng không đúng pháp luật thôi.
Cũng giống như trang Bản tin Thái Nguyên, rất nhiều những bình luận ở đây cổ vũ chuyện giết người của hung thủ là đúng. Tài khoản Đ.T.V viết: Bác làm vậy là đúng, kẻ ăn ngon mặc đẹp trên môi nước mắt của người khác xử hết cho tiệt đường ăn quỵt. Tiền vay không muốn trả phải xử như vậy. Tài khoản H. Đ cũng cho rằng Giết chết là xứng đáng. Mong chú được khoan hồng của nhà nước.
Và cũng nhiều tài khoản tỏ ý đồng cảm, thương xót cho hung thủ.
Tài khoản N.Q viết: Đọc mà thấy thương cho chú quá. Chỉ muốn băm cho đứa cháu hàng nghìn mảnh. Lòng tốt của chú đã bị biến vào vòng lao lý. Khổ thân chú quá nhìn rõ hiền lành. Có tiền mà ốm không có để dưỡng bệnh tuổi già. Bình luận này có 14 người like. Tài khoản T.B cũng viết: Chỉ thương bác vì quá tốt quá tin người bao nhiêu công sức giờ lại đổ sông đổ biển còn vướng vào tù tội mong rằng bác sẽ nhận được sự khoan hồng của pháp luật. Bình luận này nhận được 35 like.
Tài khoản C.T.M viết: Thương ông hồng quá. Mong ông được hưởng khoản hồng của pháp luật. Đây là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ ăn mồ hôi nước mắt của người khác mà không chút lương tâm. Nên diệt bớt những bọn vay mượn rồi không trả làm khổ gia đình người khác để xã hội được an toàn, an ninh hơn. Tài khoản Đ.M.N viết: Từ khi biết vụ án này chỉ thấy thương chú thôi. Tiền mồ hôi công sức ki cóp cả đời cuối cùng lại bị cháu nó lừa như vậy, con đĩ cháu kia tự cắn lưỡi mà chết cụ mày đi. Bình luận này nhận được 23 người like
Có rất hiếm hoi những bình luận về mặt trái chiều của mạng xã hội như bình luận của tài khoản V.H.Y bình luận trên trang Bản tin Thái Nguyên: Càng đăng các vụ lên thì càng ám ảnh vào tâm trí của người dân rồi bất chợt một lúc nào đó họ không thể kiềm chế những cơn bực tức, tự khắc họ gây ra những vụ án mạng như những vụ bị ám ảnh sâu vào tâm trí của họ. haizz loạn .loạn mất rồi.
Bình luận phản đối tài khoản V.H.Y khi tài khoản này bình luận về mặt trái chiều của mạng xã hội.
Ngay lập tức, có nhiều tài khoản facebook khác nhảy vào bình luận bên dưới bình luận của tài khoản Y. Ngoài một số bình luận đồng tình thì cũng có tài khoản vào chửi V.H.Y: "Nó không đăng sao chúng mày biết Tin tức mà hóng cũng xàm…"
"Ngu như ... mấy nhau, cũng bàn phím. Dẹp mạng xã hội chúng mày cầm gì trên tay. Chúng mày phải nói Công an làm thế nào triệt bằng được bọn máu lạnh. Tao vào nhóm này nhìn comment của chúng mày thấy chúng mày ngu…"
"Mấy con ngu kia biết… gì đâu mà gõ bàn phím như đúng rồi. Lại còn hô to dẹp mạng xã hội, bố khỉ. Không có mạng xã nhiều Con như mấy con ngu đấy cũng bốc c… mà ăn".
Trung tá Đào Trung Hiếu - Chuyên gia phân tích tâm lý tội phạm học (Bộ Công an) cho rằng nguyên nhân của các vụ thảm án một phần liên quan tới trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc không kịp thời ngăn chặn những mâu thuẫn nảy sinh trong vụ án thảm sát cả nhà em gái ở thái Nguyên cũng như vụ thảm sát cả nhà em trai ở Đan Phượng (Hà Nội).
Luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng đồng tình với vấn đề trách nhiệm của chính quyền địa phương đã quá chậm trễ trong việc giải quyết mâu thuẫn khi còn nhỏ dẫn đến những thảm án đau lòng. Đồng thời, những bình luận chia sẻ, kích động của nhiều tài khoản facebook trên mạng xã hội trong những vụ huynh đệ tương tàn cũng có những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới tâm lý của tội phạm.
[/item]
[/accordion]
Bài viết mang tính tường thuật hơn là nghị luận xã hội. Sự việc có thể bị giới hạn trong phạm vi của một vài nhóm người nhất định. Nhưng với ngòi bút của những người làm báo, đưa nó lên để đăng tải thì chẳng khác nào "vẽ đường cho Hươu chạy".
Tôi lại nhớ đến vụ trang "Danlambao" ngày nào, lẽ ra rất ít người biết đến trang này, hoặc chỉ phạm vi nào đó biết thôi... Nhưng qua phát ngôn chính thức của Chính phủ và báo chí, vô tình đã làm dấy lên làn sóng truy cập vào trang này và kết quả sau nhiều năm, dù trang bị hạn chế truy cập hay không còn nữa, thì không ít người biết và nhớ đến trang này, rằng trên mạng còn có rất nhiều trang có nội dung như vậy. Họ sắn sàng tìm và ngày nay thì chuyện đó không làm khó được họ.
Đó chỉ là một ví dụ điển hình, đủ tầm đại diện cho vấn đề "phản tác dụng" của những người làm báo nói riêng và báo chí nói chung. Họ cứ ngỡ nêu ra vấn đề thì thiên hạ sẽ lấy đó làm bài học rút tỉa cho mình. Nhưng không, người xem sẽ biết và học được nhiều điều lẽ ra họ chưa từng biết và cũng không cần biết.
Chúng ta quay lại bài báo, xem qua bài viết chúng ta có thể thấy được gì nếu không phải là... lỗi chính tả, cách ăn nói vô lối của giới trẻ, những lời tục tĩu, thóa mạ nhau,... Khoan nói về sự việc cụ thể nào đó, riêng những bình luận thôi cũng đủ để mất nhiều giấy mực để nói về. Khách quan mà nói, những bình luận đó cũng giống như con trẻ nó "tám" với nhau ở trường, thỉnh thoảng văng tục hay chửi xéo nhau tí, chẳng có gì đặc biệt và có gì để nâng tầm nó lên để phê phán truyền thông xã hội. Truyền thông xã hội về bản chất nó chỉ là nơi để người ta nói lên chính kiến của mình về vấn đề nào đó theo cách của mình. Không thể gán và vu vạ cho nó tội "đồng mưu" với những hành vi xấu. Một người điều khiển xe đâm vào người khác lại quay sang đổ thừa chiếc xe thì rõ là lố bịch và tức cười.
Chúng ta ngày nay thích đọc tin giật gân, thích click vào những dòng tít thì mỗi người phải chịu trách nhiệm cho sự cổ võ "cách vô tư" đó. Nếu những tin như vậy không thu hút người xem thì liệu còn mấy ai bỏ công sức ra mà ngồi viết. Đừng đổ lỗi và cũng không nên quy chụp cho những đứa trẻ trong khi người tạo ra nội dung lại chính là người lớn chúng ta, những người tiêm vào đầu óc chúng những điều hấp dẫn hơn những điều đúng đắn chúng được dạy ở trường.
Vì miếng cơm manh áo, vì chút tham lam và hiếu thắng, chúng ta thường xuyên đăng tải những nội dung thiếu tính giáo dục, thiếu sự giáo dục cho chính chúng ta và thiếu giáo dục cho con em - những thế hệ tiếp nối.
Tôi thường xuyên xem tin tức ở những trang tin lớn nhất thế giới, ở khắp mọi nơi nhưng tôi chưa thấy ở đâu những trang được coi là cơ quan báo chí chính thống lại đăng tải nhiều những tin rác như ở VN. Thậm chí nó còn nhiều hơn ở các mạng xã hội. Phải chăng đó cũng là nghiệp vụ mà những sinh viên được học về cách hành nghề khi rời ghế nhà trường sau này.
"Đừng nghe những gì họ nói, nhưng hãy xem và tin những gì họ làm". Đó mới thực là bản chất để chúng ta nhìn nhận về ai đó hay đánh giá cơ quan, tổ chức nào đó. Một mặt, họ luôn nói về "giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt", nhưng mặt khác, họ lại thường xuyên đăng tải những thông tin sai lỗi chính tả, những lời thô tục, xúc phạm, những hành vi sai trái, những tin giật gân (như những báo lá cải rẻ tiền" thì rõ họ như thế nào.
Tôi không bàn đến tư cách và cách viết của ai đó, vì ai cũng có cuộc sống và nỗi lo riêng như cái nghiệp của mình. Điều đáng nói ở đây là ý thức về các thông tin đăng tải. Có cần không một bài tường thuật lại những trận chiến võ mồm của giới trẻ? Có cần không phải đưa nó lên để quá nhiều người đọc và học theo. Trong khi, người lướt web ngày nay đại đa số là giới trẻ, những người có thể trở thành hung thủ trong các vụ thảm án hay tội phạm.
Vì đồng tiền, có nhiều hơn những cách để kiếm với nội dung trong sáng và sự giáo dục, không nhất thiết phải đưa những tin "gây sốc, gây sốt" với những chia sẻ phản cảm mà rất có thể nó tiêm nhiễm vào những đứa trẻ ngoan, trước khi biến chúng thành một người mà lẽ ra chúng không nên trở thành.
Báo chí có vai trò và quyền lực trong việc điều hướng và điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người. Thế nên, tôi tha thiết mời gọi những người viết, những người làm báo nên chăng ý thức hơn với những thông tin mình đăng tải, đặc biệt khi bản thân là đại diện của một cơ quan báo chí chính thống của một quốc gia. Nếu mọi thứ thiếu kiểm soát, hệ lụy của nó hay nói đúng hơn, chính báo chí mới là thủ phạm chính cổ võ cho những điều sai trái và lệch lạc trong xã hội.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.