Số liệu mới nhất trên trang tin thống kê Worldometers.info cho thấy, số ca nhiễm chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên toàn thế giới đã lên tới 1.791.027 ca, trong đó có 109.664 ca tử vong và 409.568 ca hồi phục.
Hãng thông tấn AFP tổng hợp các nguồn thông tin chính thức cho biết, tính đến 19h ngày 12/4, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 75.000 người ở châu Âu, với 80% tổng số ca tử vong xảy ra ở Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh.
Với tổng cộng 75.011 trường hợp tử vong trong số 909.673 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch Covid-19.
4 quốc gia châu Âu chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch là Italy với 19.468 người tử vong, tiếp đó là Tây Ban Nha (16.972), Pháp (13.832) và Anh (9.875).
* Ngày 12/4, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua đã tăng thêm 619 người sau khi giảm trong 3 ngày liên tiếp.
Theo hướng dẫn mới nhất của Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 11/4, kể từ ngày 13/4 một số ngành công nghiệp khác như xây dựng và sản xuất sẽ được phép khởi động lại, cho phép hàng ngàn người trở lại làm việc.
Các công ty trở lại làm việc phải cung cấp thiết bị bảo vệ phù hợp và đảm bảo khoảng cách giữa nhân viên từ 2m trở lên. Nhà chức trách cũng sẽ phát 10 triệu khẩu trang tại các nhà ga, trung tâm vận tải công cộng trong những ngày tới.
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, và truyền trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh (Easter Sunday) vào ngày 12/4 theo giờ Vatican. Theo đó, 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp địa cầu.
Mối lo ngại và những điều chưa biết về một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 110.000 người đang định hình lại xã hội và biến đổi cách thức tôn giáo hành lễ. Ngay cả những truyền thống thiêng liêng như Giáo hoàng gửi thông điệp và ban phước cho các tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican cũng đã phải thay thế bằng cách Giáo hoàng Francis đọc thông điệp trước một máy ghi hình từ phòng thư viện của mình. Thính giả duy nhất của ông là chiếc máy quay.
Thủ đô Rome và phần còn lại của đất nước Italy đã phải thực thi lệnh phong tỏa bắt buộc từ đầu tháng 3. Vatican nằm trong lòng thành phố Rome, vì thế không phải là ngoại lệ. Lễ Phục sinh và lễ ban phước lành năm ngoái đã thu hút 70.000 người đến Quảng trường Thánh Peter, nhưng năm nay quảng trường này hoàn toàn vắng bóng người. Lối vào Vatican đã được cảnh sát đeo khẩu trang và đi găng tay chặn kín.
Giáo hoàng thừa nhận ông đã rất vất vả để làm cho buổi lễ đặc biệt này thật có ý nghĩa. Trả lời phỏng vấn tờ báo Cơ đốc giáo tuần này, Giáo hoàng cho biết: "Chúng tôi đã ứng phó với lệnh phong tỏa bằng tất cả sự sáng tạo của mình".
Trước đó, ngày 9/4, Giáo hoàng tổ chức lễ Thứ Năm tuần Thánh (Holy Thurday) và cầu nguyện cho hàng chục linh mục và nhân viên y tế đã tử vong trên khắp Italy khi chăm sóc cho người bệnh. Giáo hoàng cũng đã mời 5 y tá và bác sĩ cùng ông tham gia lễ Thứ Sáu tuần Thánh (Good Friday) để ca ngợi sự hy sinh của các nhân viên y tế trong những tháng qua.
Bản thân Giáo hoàng Francis đã có hai lần làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi bị cảm lạnh hồi cuối tháng 2 vừa qua và đều có kết quả âm tính.
Tổng Giám mục Panama đã bay lên trời và thực hiện thánh lễ Phục sinh cho quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này từ một chiếc trực thăng. Các tín đồ Công giáo Tây Ban Nha đã cùng hát khúc Thánh ca từ ban công nhà mình trong Tuần Thánh.
Tại Philippines, các nhà thờ đều phải đóng cửa nhưng đã làm tốt nhất để thích nghi với lệnh phong tỏa chưa từng thấy. Giáo xứ Angeles ở phía Bắc thủ đô Manila đã nhận thư của các tín đồ, gửi tới nhà thờ những bức ảnh gia đình mình, hơn 1.000 bức ảnh như vậy hiện được dán lên các ghế ngồi trong nhà thờ để tổ chức lễ Phục sinh.
Cha xứ Mark Christopher De Leon cho biết:
Tu viện Westminster ở thủ đô London của Anh cũng theo xu hướng công nghệ khi phát những podcast Phục sinh của Giáo hội Anh cho các tín đồ. Các linh mục ở nhà thờ thị trấn Lourdes, Tây Nam nước Pháp, sẽ tổ chức 9 ngày liên tiếp cầu nguyện qua Facebook và YouTube từ ngày 12/4.
Trong khi đó, người Do Thái trên thế giới cũng sử dụng mạng trực tuyến Zoom hoặc các ứng dụng hội họp trực tuyến khác để cử hành lễ Quá hải bắt đầu từ đêm 8/4.
Về diễn biến dịch Covid-19 tại Iran, ngày 12/4, Tổng thống Hassan Rouhani cho rằng, mặc dù nước Cộng hòa Hồi giáo đang phải cùng lúc đấu tranh với các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình trạng bùng phát của đại dịch Covid-19, song Tehran đã giải quyết vấn đề virus SARS-CoV-2 tốt hơn châu Âu và Washington.
Phát biểu tại một hội nghị ở Sở chỉ huy công tác Giám sát và Phòng chống virus corona Quốc gia, ông Rouhani nhấn mạnh, "đây là niềm vinh dự cho tất cả, cho tất cả những người thân yêu và nhân dân của chúng ta” và bất chấp nhiều sức ép, Iran vẫn có được kho dự trữ các loại hàng hóa thiết yếu.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua đã tăng thêm 117 người, lên 4.474 trường hợp. Quốc gia Trung Đông này đến nay ghi nhận tổng cộng 71.686 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 1.657 ca so với ngày 11/4.
Iran hiện có 43.894 bệnh nhân phục hồi sức khỏe và được phép xuất viện, trong khi 3.930 bệnh nhân khác vẫn đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Thông báo mới nhất của Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, số ca mắc Covid-19 ở đất nước Mặt trời mọc là 7.292 người, với hơn 700 ca được xác nhận mới. Trong khi đó, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 hiện là 147 trường hợp, bao gồm 12 ca trên du thuyền Diamond Princess.
Thủ đô Tokyo đã ghi nhận 166 ca bệnh mới, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 tại “ổ dịch” ở Nhật Bản lên 2.068 người.
Hiện có 125 bệnh nhân Covid-19 ở Nhật Bản được đánh giá đang ở trong tình trạng nghiêm trọng phải thở máy hoặc được chữa chạy trong các khoa điều trị tích cực. Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 1.353 bệnh nhân được phép xuất viện sau khi được điều trị thành công.
Hãng thông tấn AFP tổng hợp các nguồn thông tin chính thức cho biết, tính đến 19h ngày 12/4, đại dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 75.000 người ở châu Âu, với 80% tổng số ca tử vong xảy ra ở Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh.
Với tổng cộng 75.011 trường hợp tử vong trong số 909.673 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ đại dịch Covid-19.
4 quốc gia châu Âu chịu thiệt hại nặng nề nhất từ đại dịch là Italy với 19.468 người tử vong, tiếp đó là Tây Ban Nha (16.972), Pháp (13.832) và Anh (9.875).
* Ngày 12/4, Bộ Y tế Tây Ban Nha thông báo số ca tử vong do Covid-19 trong 24 giờ qua đã tăng thêm 619 người sau khi giảm trong 3 ngày liên tiếp.
Theo hướng dẫn mới nhất của Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 11/4, kể từ ngày 13/4 một số ngành công nghiệp khác như xây dựng và sản xuất sẽ được phép khởi động lại, cho phép hàng ngàn người trở lại làm việc.
Các công ty trở lại làm việc phải cung cấp thiết bị bảo vệ phù hợp và đảm bảo khoảng cách giữa nhân viên từ 2m trở lên. Nhà chức trách cũng sẽ phát 10 triệu khẩu trang tại các nhà ga, trung tâm vận tải công cộng trong những ngày tới.
Giáo hoàng Francis lần đầu tiên phá vỡ truyền thống có từ nhiều thế kỷ nay, và truyền trực tiếp (livestream) thánh lễ Phục sinh (Easter Sunday) vào ngày 12/4 theo giờ Vatican. Theo đó, 1,3 tỷ tín đồ trên toàn thế giới có thể kỷ niệm ngày lễ thiêng liêng nhất của người Công giáo trong bối cảnh lệnh phong tỏa và cách ly xã hội đang được áp dụng khắp địa cầu.
Mối lo ngại và những điều chưa biết về một đại dịch đã cướp đi sinh mạng của gần 110.000 người đang định hình lại xã hội và biến đổi cách thức tôn giáo hành lễ. Ngay cả những truyền thống thiêng liêng như Giáo hoàng gửi thông điệp và ban phước cho các tín đồ tại Quảng trường Thánh Peter ở Vatican cũng đã phải thay thế bằng cách Giáo hoàng Francis đọc thông điệp trước một máy ghi hình từ phòng thư viện của mình. Thính giả duy nhất của ông là chiếc máy quay.
Thủ đô Rome và phần còn lại của đất nước Italy đã phải thực thi lệnh phong tỏa bắt buộc từ đầu tháng 3. Vatican nằm trong lòng thành phố Rome, vì thế không phải là ngoại lệ. Lễ Phục sinh và lễ ban phước lành năm ngoái đã thu hút 70.000 người đến Quảng trường Thánh Peter, nhưng năm nay quảng trường này hoàn toàn vắng bóng người. Lối vào Vatican đã được cảnh sát đeo khẩu trang và đi găng tay chặn kín.
Giáo hoàng thừa nhận ông đã rất vất vả để làm cho buổi lễ đặc biệt này thật có ý nghĩa. Trả lời phỏng vấn tờ báo Cơ đốc giáo tuần này, Giáo hoàng cho biết: "Chúng tôi đã ứng phó với lệnh phong tỏa bằng tất cả sự sáng tạo của mình".
Trước đó, ngày 9/4, Giáo hoàng tổ chức lễ Thứ Năm tuần Thánh (Holy Thurday) và cầu nguyện cho hàng chục linh mục và nhân viên y tế đã tử vong trên khắp Italy khi chăm sóc cho người bệnh. Giáo hoàng cũng đã mời 5 y tá và bác sĩ cùng ông tham gia lễ Thứ Sáu tuần Thánh (Good Friday) để ca ngợi sự hy sinh của các nhân viên y tế trong những tháng qua.
Bản thân Giáo hoàng Francis đã có hai lần làm xét nghiệm virus SARS-CoV-2 sau khi bị cảm lạnh hồi cuối tháng 2 vừa qua và đều có kết quả âm tính.
Những lời cầu nguyện trực tuyến của Giáo hoàng chính là bằng chứng sống động nhất về sự ứng biến của các tôn giáo trong thời kỳ giãn cách xã hội và phong tỏa. Các tín đồ đều làm theo lời khuyên của ông và tìm các giải pháp sáng tạo của riêng mình.
Tổng Giám mục Panama đã bay lên trời và thực hiện thánh lễ Phục sinh cho quốc gia Trung Mỹ nhỏ bé này từ một chiếc trực thăng. Các tín đồ Công giáo Tây Ban Nha đã cùng hát khúc Thánh ca từ ban công nhà mình trong Tuần Thánh.
Tại Philippines, các nhà thờ đều phải đóng cửa nhưng đã làm tốt nhất để thích nghi với lệnh phong tỏa chưa từng thấy. Giáo xứ Angeles ở phía Bắc thủ đô Manila đã nhận thư của các tín đồ, gửi tới nhà thờ những bức ảnh gia đình mình, hơn 1.000 bức ảnh như vậy hiện được dán lên các ghế ngồi trong nhà thờ để tổ chức lễ Phục sinh.
Cha xứ Mark Christopher De Leon cho biết:
"Những bức ảnh này là sự hiện diện của những người đang theo dõi và tham dự lễ Phục sinh trực tuyến, như vậy chúng tôi cũng cảm thấy sự hiện diện ảo của họ".
Tu viện Westminster ở thủ đô London của Anh cũng theo xu hướng công nghệ khi phát những podcast Phục sinh của Giáo hội Anh cho các tín đồ. Các linh mục ở nhà thờ thị trấn Lourdes, Tây Nam nước Pháp, sẽ tổ chức 9 ngày liên tiếp cầu nguyện qua Facebook và YouTube từ ngày 12/4.
Trong khi đó, người Do Thái trên thế giới cũng sử dụng mạng trực tuyến Zoom hoặc các ứng dụng hội họp trực tuyến khác để cử hành lễ Quá hải bắt đầu từ đêm 8/4.
Về diễn biến dịch Covid-19 tại Iran, ngày 12/4, Tổng thống Hassan Rouhani cho rằng, mặc dù nước Cộng hòa Hồi giáo đang phải cùng lúc đấu tranh với các lệnh trừng phạt của Mỹ và tình trạng bùng phát của đại dịch Covid-19, song Tehran đã giải quyết vấn đề virus SARS-CoV-2 tốt hơn châu Âu và Washington.
Phát biểu tại một hội nghị ở Sở chỉ huy công tác Giám sát và Phòng chống virus corona Quốc gia, ông Rouhani nhấn mạnh, "đây là niềm vinh dự cho tất cả, cho tất cả những người thân yêu và nhân dân của chúng ta” và bất chấp nhiều sức ép, Iran vẫn có được kho dự trữ các loại hàng hóa thiết yếu.
Trước đó cùng ngày, người phát ngôn Bộ Y tế Iran Kianush Jahanpur thông báo, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ qua đã tăng thêm 117 người, lên 4.474 trường hợp. Quốc gia Trung Đông này đến nay ghi nhận tổng cộng 71.686 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng 1.657 ca so với ngày 11/4.
Iran hiện có 43.894 bệnh nhân phục hồi sức khỏe và được phép xuất viện, trong khi 3.930 bệnh nhân khác vẫn đang ở trong tình trạng nguy kịch.
Thông báo mới nhất của Bộ Y tế Nhật Bản cho biết, số ca mắc Covid-19 ở đất nước Mặt trời mọc là 7.292 người, với hơn 700 ca được xác nhận mới. Trong khi đó, số ca tử vong do virus SARS-CoV-2 hiện là 147 trường hợp, bao gồm 12 ca trên du thuyền Diamond Princess.
Thủ đô Tokyo đã ghi nhận 166 ca bệnh mới, nâng tổng số trường hợp mắc Covid-19 tại “ổ dịch” ở Nhật Bản lên 2.068 người.
Hiện có 125 bệnh nhân Covid-19 ở Nhật Bản được đánh giá đang ở trong tình trạng nghiêm trọng phải thở máy hoặc được chữa chạy trong các khoa điều trị tích cực. Nhật Bản ghi nhận tổng cộng 1.353 bệnh nhân được phép xuất viện sau khi được điều trị thành công.