Lỗ hổng trong hệ thống phủ sóng Internet tốc độ cao tại các vùng nông thôn đang trở thành vấn đề nghiêm trọng mà nước Mỹ phải đối mặt giữa đại dịch covid-19.
Nước Mỹ đang cần những doanh nhân như ông Tom Egan hơn bao giờ hết. Trong 30 năm, công ty của ông Egan đã thiết kế bộ phận hỗ trợ người tàn tật di chuyển dễ dàng hơn bằng xe lăn. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, công ty đã chuyển sang sản xuất mặt nạ y tế và đồ bảo hộ, sử dụng máy in 3D thiết kế tấm che mặt để cung cấp cho các trung tâm y tế tại New York, tâm dịch lớn nhất toàn thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề duy nhất của ông Egan, hiện trú tại phía Bắc bang New York, là Internet. Giống như hàng chục triệu người Mỹ khác tại các vùng nông thôn, ông không có Internet tốc độ cao. Trong nhiều năm, Internet chập chờn đã nhiều lần khiến ông gián đoạn liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp nguyên liệu. Song giờ đây, nó đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Ông Egan cho biết:
May mắn thay, cuối tuần trước, ông Egan cuối cùng đã sở hữu Internet tốc độ cao, sau nhiều năm vận động cùng sự can thiệp của các Nghị sỹ bang. Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn được như ông Egan.
Theo số liệu của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) năm 2019, dù luôn chạy đua để trở thành nước đầu tiên trên thế giới phổ cập 5G toàn quốc, nước Mỹ có tới 21 triệu người không có Internet tốc độ cao. Con số này, theo thống kê của trang web Broadband Now, có thể nhiều gấp đôi.
Trước dịch bệnh, vấn đề Internet tại nông thôn từng được thảo luận nhiều tại Quốc hội, song đều chưa có kết quả. Nhiều chuyên gia từng chỉ ra rằng đảng Dân chủ đã tận dụng sự thiếu vắng thông tin này để thu hút lá phiếu, từ các quận phía Bắc bang New York tới các bang dao động như Iowa.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đặt ra bài toán cấp bách. Các tòa nhà công cộng đóng cửa và mọi người buộc phải ở nhà. Trẻ em ở các vùng không có Internet ổn định sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt lại về kiến thức so với đồng trang lứa nơi thành phố; bệnh nhân không thể liên lạc với bác sỹ, doanh nghiệp gặp khó trong kết nối với khách hàng. Nhiều nông dân còn không thể sử dụng máy móc, bởi nhiều hệ thống tưới tiêu hiện đại sử dụng dữ liệu thời gian thực về thời tiết để tính toán lượng nước cần bơm. Giám đốc điều hành Jonatan Spalter của tập đoàn US Telecom nhận định:
Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề sống còn này vẫn chưa lộ diện bởi vài lý do sau.
Thứ nhất, lãnh thổ của Mỹ rất rộng với địa hình phức tạp và mật độ dân cư đa dạng, đòi hỏi thời gian lắp đặt kéo dài. Thống kê của Viện Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington D.C. (Mỹ) ước tính các công ty cần trung bình hai năm để lắp đặt hệ thống và thiết lập kết nối Internet cho địa phương bất kỳ trên đất Mỹ.
Thứ hai, phổ cập Internet tốc độ cao toàn quốc sẽ đòi hỏi ngân sách khổng lồ. Năm 2019, FCC đã khởi động chương trình cam kết sẽ đấu thầu gói kích thích trị giá 20 tỷ USD cho các công ty muốn phổ cập Internet tại nông thôn. Tuy nhiên, chính FCC từng ước tính cần tới 80 tỷ USD để đưa cáp quang về từng căn hộ Mỹ; theo Tập đoàn tư vấn Deloitte, con số này có thể lên tới 150 tỷ USD.
Thứ ba, quan trọng hơn cả, dịch vụ Internet tiếp tục bị chi phối bởi các công ty tư nhân lớn trong ngành viễn thông. Họ không thấy nhiều lợi nhuận trong việc mở rộng mạng lưới Internet tới các vùng nông thôn và chẳng có gì đảm bảo rằng dịch Covid-19 có thể thay đổi thực trạng này.
Trong bối cảnh đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại ở Mỹ, nhiều vùng nông thôn đã triển khai một số giải pháp ngắn hạn. Các công ty tư nhân đã mở nhiều điểm kết nối công cộng miễn phí. Thầy cô giáo ở trường Morrisville – Eaton, bang New York đã quay lại các bài giảng, tải chúng lên USB và phân phát cho học sinh không có Internet tốc độ cao. Quận cũng mua 60 điểm phát sóng và Internet của Verizon để hỗ trợ cư dân.
Tuy nhiên, về lâu dài, nước Mỹ cần một kế hoạch bài bản và toàn diện để giải quyết vấn đề. Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ “đảm bảo rằng mọi người dân có thể truy cập Internet tốc độ cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn Mỹ.” Song tới lúc đó, Internet tốc độ cao vẫn là thứ gì đó xa xỉ với hàng chục triệu người dân xứ sở cờ hoa.
Nước Mỹ đang cần những doanh nhân như ông Tom Egan hơn bao giờ hết. Trong 30 năm, công ty của ông Egan đã thiết kế bộ phận hỗ trợ người tàn tật di chuyển dễ dàng hơn bằng xe lăn. Tuy nhiên, trong đại dịch Covid-19, công ty đã chuyển sang sản xuất mặt nạ y tế và đồ bảo hộ, sử dụng máy in 3D thiết kế tấm che mặt để cung cấp cho các trung tâm y tế tại New York, tâm dịch lớn nhất toàn thế giới.
Tuy nhiên, vấn đề duy nhất của ông Egan, hiện trú tại phía Bắc bang New York, là Internet. Giống như hàng chục triệu người Mỹ khác tại các vùng nông thôn, ông không có Internet tốc độ cao. Trong nhiều năm, Internet chập chờn đã nhiều lần khiến ông gián đoạn liên lạc với khách hàng và nhà cung cấp nguyên liệu. Song giờ đây, nó đang trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ hết. Ông Egan cho biết:
“Chúng tôi thiết kế và sản xuất các sản phẩm từ vải. Không nhiều nơi trên đất Mỹ còn làm việc đó. Bỗng chốc, chúng tôi nhận được hàng tá câu hỏi xem chúng tôi có thể sản xuất những gì. Covid-19 khiến nhu cầu kết nối Internet ổn định của chúng tôi cần thiết hơn bao giờ hết.”
May mắn thay, cuối tuần trước, ông Egan cuối cùng đã sở hữu Internet tốc độ cao, sau nhiều năm vận động cùng sự can thiệp của các Nghị sỹ bang. Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn được như ông Egan.
Tưởng không lớn, lớn không tưởng
Theo số liệu của Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) năm 2019, dù luôn chạy đua để trở thành nước đầu tiên trên thế giới phổ cập 5G toàn quốc, nước Mỹ có tới 21 triệu người không có Internet tốc độ cao. Con số này, theo thống kê của trang web Broadband Now, có thể nhiều gấp đôi.
Trước dịch bệnh, vấn đề Internet tại nông thôn từng được thảo luận nhiều tại Quốc hội, song đều chưa có kết quả. Nhiều chuyên gia từng chỉ ra rằng đảng Dân chủ đã tận dụng sự thiếu vắng thông tin này để thu hút lá phiếu, từ các quận phía Bắc bang New York tới các bang dao động như Iowa.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã đặt ra bài toán cấp bách. Các tòa nhà công cộng đóng cửa và mọi người buộc phải ở nhà. Trẻ em ở các vùng không có Internet ổn định sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tụt lại về kiến thức so với đồng trang lứa nơi thành phố; bệnh nhân không thể liên lạc với bác sỹ, doanh nghiệp gặp khó trong kết nối với khách hàng. Nhiều nông dân còn không thể sử dụng máy móc, bởi nhiều hệ thống tưới tiêu hiện đại sử dụng dữ liệu thời gian thực về thời tiết để tính toán lượng nước cần bơm. Giám đốc điều hành Jonatan Spalter của tập đoàn US Telecom nhận định:
“Đây không còn đơn thuần là vấn đề về thương mại. Đây là vấn đề sống còn.”
Loay hoay tìm giải pháp
Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề sống còn này vẫn chưa lộ diện bởi vài lý do sau.
Thứ nhất, lãnh thổ của Mỹ rất rộng với địa hình phức tạp và mật độ dân cư đa dạng, đòi hỏi thời gian lắp đặt kéo dài. Thống kê của Viện Nghiên cứu Pew có trụ sở tại Washington D.C. (Mỹ) ước tính các công ty cần trung bình hai năm để lắp đặt hệ thống và thiết lập kết nối Internet cho địa phương bất kỳ trên đất Mỹ.
Thứ hai, phổ cập Internet tốc độ cao toàn quốc sẽ đòi hỏi ngân sách khổng lồ. Năm 2019, FCC đã khởi động chương trình cam kết sẽ đấu thầu gói kích thích trị giá 20 tỷ USD cho các công ty muốn phổ cập Internet tại nông thôn. Tuy nhiên, chính FCC từng ước tính cần tới 80 tỷ USD để đưa cáp quang về từng căn hộ Mỹ; theo Tập đoàn tư vấn Deloitte, con số này có thể lên tới 150 tỷ USD.
Thứ ba, quan trọng hơn cả, dịch vụ Internet tiếp tục bị chi phối bởi các công ty tư nhân lớn trong ngành viễn thông. Họ không thấy nhiều lợi nhuận trong việc mở rộng mạng lưới Internet tới các vùng nông thôn và chẳng có gì đảm bảo rằng dịch Covid-19 có thể thay đổi thực trạng này.
Trong bối cảnh đại dịch chưa có dấu hiệu dừng lại ở Mỹ, nhiều vùng nông thôn đã triển khai một số giải pháp ngắn hạn. Các công ty tư nhân đã mở nhiều điểm kết nối công cộng miễn phí. Thầy cô giáo ở trường Morrisville – Eaton, bang New York đã quay lại các bài giảng, tải chúng lên USB và phân phát cho học sinh không có Internet tốc độ cao. Quận cũng mua 60 điểm phát sóng và Internet của Verizon để hỗ trợ cư dân.
Tuy nhiên, về lâu dài, nước Mỹ cần một kế hoạch bài bản và toàn diện để giải quyết vấn đề. Ứng cử viên Tổng thống đảng Dân chủ, cựu Phó Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ “đảm bảo rằng mọi người dân có thể truy cập Internet tốc độ cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn Mỹ.” Song tới lúc đó, Internet tốc độ cao vẫn là thứ gì đó xa xỉ với hàng chục triệu người dân xứ sở cờ hoa.