Trung Quốc cáo buộc Việt Nam đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và cố tình tạo ra các tranh chấp căng thẳng Biển Đông. Bắc Kinh yêu cầu Việt Nam rút nhân sự và thiết bị ra khỏi các đảo ở biển Nam Hải.
Thực tế, Trung Quốc mới là bên sử dụng vũ lực để chiếm đóng các đảo và thực thể ở Biển Đông. 64 chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong hải chiến Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Bắc Kinh cũng kích động nhiều mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia, Brunei.
Đâu là âm mưu thật sự của Trung Quốc khi lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở Biển Đông? Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?
Các chuyên gia cho rằng những hành động phi pháp mà chính quyền Trung Quốc thực hiện gần đây đã thể hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông, và thể hiện những bế tắc đang diễn ra bên trong đất nước này sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Việc Trung Quốc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa trên Biển Đông, theo nhiều chuyên gia, chỉ là khởi đầu, đồng thời, không loại trừ khả năng tiếp theo chính quyền Bắc Kinh sẽ bao vây, dùng vũ lực, buộc Việt Nam và các nước khác rút khỏi quần đảo tranh chấp để tiến hành hợp pháp hóa ranh giới hành chính trên biển.
Vì thất bại trong yêu sách đường lưỡi bò, đường chín đoạn sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) năm 2017, Trung Quốc tung ra hàng loạt chiến thuật mới trên Biển Đông với tên gọi Tứ Sa.
Cùng với việc gửi công hàm lên Tổng Thư ký LHQ, tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, chưa kể đến việc công bố danh xưng tiêu chuẩn, đặt tên cho 25 đảo, bãi ngầm và 55 thựuc thể địa lý dưới đáy biển của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Bộ Dân Chính (Bộ Nội vụ) Trung Quốc hay việc đưa tiêm kích quân sự ra sân bay xây ở các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở Trường Sa bộc lộ âm mưu thật sự của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Thông qua hàng loạt hành động gây hấn và quấy nhiễu trên Biển Đông liên tục thời gian qua, cả trên thực địa lẫn công hàm, giấy tờ, dễ dàng thấy được âm mưu thực sự của Trung Quốc là đang đẩy mạnh hợp pháp hóa yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) để dễ dàng chiếm lấy Biển Đông làm “ao nhà”.
Ngày 17 tháng 4, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, cáo buộc Việt Nam đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và cố tình tạo ra các tranh chấp gây căng thẳng Biển Đông.
Phái đoàn Thường trực của Trung Quốc tại LHQ đã đệ trình công hàm số CML/42/2020 cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, phản hồi các Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3 Công hàm số 24/HC-2020 ngày 10/4 và số 25/HC-2020 ngày 10/4 của Việt Nam.
Ngoài ra, trong văn bản này, Bắc Kinh vẫn nêu rõ những luận điểm cũ. Trong đó nêu rõ, Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và các vùng biển liền kề. Bắc Kinh có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan và vùng đáy biển.
“Trung Quốc có quyền lịch sử ở Nam Hải (tức Biển Đông). Chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải Chư đảo và các quyền, lợi ích Biển Đông hình thành lâu đời trong lịch sử”, chính quyền Bắc Kinh khẳng định.
Chưa hết, Trung Quốc còn công khai yêu cầu Việt Nam rút nhân sự và các thiết bị ra khỏi đảo. Đây là lần thứ hai Bắc Kinh đưa ra yêu sách này. Lần trước là khi xảy ra sự kiện chính quyền của ông Tập Cận Bình đưa giàn khoan thăm dò dầu khí Haiyang Shiyou – HD 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển Nam Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào tháng 4/2014, gây ra làn sóng phản ứng dữ dội ở Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Quốc mới là nước sử dụng vũ lực để kiểm soát và chiếm đóng trái phép các đảo, đá trên Biển Đông. Lịch sử căng thẳng trên Biển Đông chắc chắn không thể xóa đi ký ức trận chiến ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã xua tàu chiến chiếm đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc đã tàn sát 64 chiến sĩ Việt Nam để chiếm bãi Gạc Ma và coi thường luật pháp quốc tế, các nguyên tắc được đề ra trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà đích thân Bắc Kinh đã phê chuẩn.
Thực tế, Trung Quốc mới là bên sử dụng vũ lực để chiếm đóng các đảo và thực thể ở Biển Đông. 64 chiến sĩ Việt Nam đã ngã xuống trong hải chiến Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Bắc Kinh cũng kích động nhiều mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng như Philippines, Malaysia, Brunei.
Đâu là âm mưu thật sự của Trung Quốc khi lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở Biển Đông? Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?
Các chuyên gia cho rằng những hành động phi pháp mà chính quyền Trung Quốc thực hiện gần đây đã thể hiện dã tâm độc chiếm Biển Đông, và thể hiện những bế tắc đang diễn ra bên trong đất nước này sau ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Việc Trung Quốc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa trên Biển Đông, theo nhiều chuyên gia, chỉ là khởi đầu, đồng thời, không loại trừ khả năng tiếp theo chính quyền Bắc Kinh sẽ bao vây, dùng vũ lực, buộc Việt Nam và các nước khác rút khỏi quần đảo tranh chấp để tiến hành hợp pháp hóa ranh giới hành chính trên biển.
Trung Quốc tố Việt Nam xâm lược Biển Đông
Vì thất bại trong yêu sách đường lưỡi bò, đường chín đoạn sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) năm 2017, Trung Quốc tung ra hàng loạt chiến thuật mới trên Biển Đông với tên gọi Tứ Sa.
Cùng với việc gửi công hàm lên Tổng Thư ký LHQ, tuyên bố thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam, chưa kể đến việc công bố danh xưng tiêu chuẩn, đặt tên cho 25 đảo, bãi ngầm và 55 thựuc thể địa lý dưới đáy biển của Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Bộ Dân Chính (Bộ Nội vụ) Trung Quốc hay việc đưa tiêm kích quân sự ra sân bay xây ở các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở Trường Sa bộc lộ âm mưu thật sự của chính quyền Trung Quốc ở Biển Đông.
Thông qua hàng loạt hành động gây hấn và quấy nhiễu trên Biển Đông liên tục thời gian qua, cả trên thực địa lẫn công hàm, giấy tờ, dễ dàng thấy được âm mưu thực sự của Trung Quốc là đang đẩy mạnh hợp pháp hóa yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) để dễ dàng chiếm lấy Biển Đông làm “ao nhà”.
Ngày 17 tháng 4, Trung Quốc gửi công hàm lên Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, cáo buộc Việt Nam đưa quân xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, bãi đá ngầm thuộc quần đảo Nam Sa của Trung Quốc và cố tình tạo ra các tranh chấp gây căng thẳng Biển Đông.
Phái đoàn Thường trực của Trung Quốc tại LHQ đã đệ trình công hàm số CML/42/2020 cho Tổng thư ký Liên hợp quốc, phản hồi các Công hàm số 22/HC-2020 ngày 30/3 Công hàm số 24/HC-2020 ngày 10/4 và số 25/HC-2020 ngày 10/4 của Việt Nam.
“Trung Quốc phản đối Việt Nam xâm phạm và chiếm đóng bất hợp pháp các đảo, vi phạm quyền và lợi ích của Trung Quốc trong các vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc”, công hàm của Phái đoàn Thường trực Trung Quốc trình lên LHQ nêu rõ.
Ngoài ra, trong văn bản này, Bắc Kinh vẫn nêu rõ những luận điểm cũ. Trong đó nêu rõ, Trung Quốc có chủ quyền đối với các quần đảo Tây Sa, Nam Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và các vùng biển liền kề. Bắc Kinh có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển liên quan và vùng đáy biển.
“Trung Quốc có quyền lịch sử ở Nam Hải (tức Biển Đông). Chủ quyền của Trung Quốc đối với Nam Hải Chư đảo và các quyền, lợi ích Biển Đông hình thành lâu đời trong lịch sử”, chính quyền Bắc Kinh khẳng định.
Chưa hết, Trung Quốc còn công khai yêu cầu Việt Nam rút nhân sự và các thiết bị ra khỏi đảo. Đây là lần thứ hai Bắc Kinh đưa ra yêu sách này. Lần trước là khi xảy ra sự kiện chính quyền của ông Tập Cận Bình đưa giàn khoan thăm dò dầu khí Haiyang Shiyou – HD 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển Nam Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vào tháng 4/2014, gây ra làn sóng phản ứng dữ dội ở Việt Nam.
Trên thực tế, Trung Quốc mới là nước sử dụng vũ lực để kiểm soát và chiếm đóng trái phép các đảo, đá trên Biển Đông. Lịch sử căng thẳng trên Biển Đông chắc chắn không thể xóa đi ký ức trận chiến ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã xua tàu chiến chiếm đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, Trung Quốc đã tàn sát 64 chiến sĩ Việt Nam để chiếm bãi Gạc Ma và coi thường luật pháp quốc tế, các nguyên tắc được đề ra trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc mà đích thân Bắc Kinh đã phê chuẩn.
Trung Quốc muốn buộc Việt Nam rút khỏi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông?
Liên quan đến việc Bộ Dân chính Trung Quốc ngày 18 tháng 4 ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này đã phê chuẩn quyết định thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa, trực thuộc thành phố Tam Sa, tỉnh Hải Nam. Nhiều chuyên gia nghiên cứu Biển Đông của Việt Nam và quốc tế đã lên tiếng chia sẻ quan điểm về vấn đề này.
Chuyên gia Luật Việt Nam cho rằng, Bắc Kinh đã hoàn toàn sai trái, gây bất lợi cho COC khi thông qua việc thiết lập hai quận Tây Sa và Nam Sa trên Biển Đông.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển và phân định biên giới nêu quan điểm với VOV về những động thái mới đây trên Biển Đông của Bắc Kinh cho biết, việc chính quyền Trung Quốc phê chuẩn thành lập hai quận, gồm “Tây Sa” (đặt chính quyền ở đảo Phú Lâm) và “Nam Sa” (đặt chính quyền ở đá Chữ Thập), nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam là một việc làm sai trái, gây căng thẳng tình hình, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo nhà phân tích này, năm 2012, Trung Quốc lập cái gọi là thành phố Tam Sa để tự cho mình có quyền quản lý các quần đảo (Sa) nằm trong phạm vi đường chín đoạn (đường lưỡi bò) phi lý ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hồng Thao, một chiêu bài phổ biến được Bắc Kinh áp dụng sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về Biển Đông, phủ nhận yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, chính quyền nước này đã đẩy mạnh sử dụng tên gọi Tứ Sa cùng với việc giải thích mập mờ ranh giới, chủ quyền các vùng biển theo Công ước Luật Biển và chính thức có yêu sách chủ quyền thông qua Công hàm ngày 23 tháng ba năm nay gửi lên Liên Hợp Quốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, quyết định này của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện và thiết lập hệ thống quản lý hành chính trên các bãi cạn nửa nổi nửa chìm mà họ đã mở rộng thành các đảo nhân tạo với hạ tầng thiết yếu cơ bản từ năm 2014. Việc này còn nhằm bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài và hạn chế quyền tự do đi lại của tàu thuyền các nước trên Biển Đông.
Nhận định việc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở thành phố Tam Sa “là một bước tiếp theo” trong chiến lược lâu dài của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ, chuyên gia Nguyễn Hồng Thao cho biết, Covid-19 chỉ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động của Trung Quốc chứ không phải là lý do chính.
Theo ông Thao, nếu so sánh với các năm trước, tháng 4 là dịp sóng lặng, thời tiết tốt, Trung Quốc thường đẩy mạnh hoạt động trên biển. Năm 2014, tháng 4 là sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc triển khai xây các đảo nhân tạo. Năm 2019, tháng 5 tàu Trung Quốc đã có hoạt động và đỉnh điểm là tháng 7 xâm nhập sâu vào thềm lục địa Việt Nam.
Có khác chăng, năm 2020 Trung Quốc triển khai rầm rộ hơn, lực lượng tham gia đông hơn và phạm vi rộng khắp Biển Đông. Từ tàu sân bay Liêu Ninh ở eo biển Đài Loan tiến vào Biển Đông, tàu hải cảnh đâm tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa ngày 2/4/2020, khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Malaysia – Brunei và tập trung dân quân biển ở phía Nam. Các hoạt động từ tuyên truyền, hành chính, luật pháp tới răn đe bằng sức mạnh.
“Trung Quốc lần này dường như tỏ ra hung hăng hơn và sẵn sàng sử dụng vũ lực buộc các nước nhỏ phải theo ý mình. Trước những động thái này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt dọa nạt các nước nhỏ trong Biển Đông”, vị chuyên gia trình bày quan điểm.
Chuyên gia Luật Việt Nam cho rằng, Bắc Kinh đã hoàn toàn sai trái, gây bất lợi cho COC khi thông qua việc thiết lập hai quận Tây Sa và Nam Sa trên Biển Đông.
Cụ thể, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, chuyên gia về công pháp quốc tế, luật môi trường, luật biển và phân định biên giới nêu quan điểm với VOV về những động thái mới đây trên Biển Đông của Bắc Kinh cho biết, việc chính quyền Trung Quốc phê chuẩn thành lập hai quận, gồm “Tây Sa” (đặt chính quyền ở đảo Phú Lâm) và “Nam Sa” (đặt chính quyền ở đá Chữ Thập), nhằm quản lý quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam là một việc làm sai trái, gây căng thẳng tình hình, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo nhà phân tích này, năm 2012, Trung Quốc lập cái gọi là thành phố Tam Sa để tự cho mình có quyền quản lý các quần đảo (Sa) nằm trong phạm vi đường chín đoạn (đường lưỡi bò) phi lý ở Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Hồng Thao, một chiêu bài phổ biến được Bắc Kinh áp dụng sau khi Tòa Trọng tài quốc tế ra phán quyết về Biển Đông, phủ nhận yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc, chính quyền nước này đã đẩy mạnh sử dụng tên gọi Tứ Sa cùng với việc giải thích mập mờ ranh giới, chủ quyền các vùng biển theo Công ước Luật Biển và chính thức có yêu sách chủ quyền thông qua Công hàm ngày 23 tháng ba năm nay gửi lên Liên Hợp Quốc.
Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thao, quyết định này của Trung Quốc nhằm mở rộng sự hiện diện và thiết lập hệ thống quản lý hành chính trên các bãi cạn nửa nổi nửa chìm mà họ đã mở rộng thành các đảo nhân tạo với hạ tầng thiết yếu cơ bản từ năm 2014. Việc này còn nhằm bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài và hạn chế quyền tự do đi lại của tàu thuyền các nước trên Biển Đông.
“Đây rõ ràng là một việc làm sai trái, làm căng thẳng tình hình, ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Không loại trừ bước tiếp theo Trung Quốc sẽ bao vây, buộc các nước rút khỏi các đảo và sẽ hợp pháp hóa ranh giới hành chính trên biển”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao nhấn mạnh.
Nhận định việc thành lập hai quận Tây Sa và Nam Sa ở thành phố Tam Sa “là một bước tiếp theo” trong chiến lược lâu dài của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ, chuyên gia Nguyễn Hồng Thao cho biết, Covid-19 chỉ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động của Trung Quốc chứ không phải là lý do chính.
Theo ông Thao, nếu so sánh với các năm trước, tháng 4 là dịp sóng lặng, thời tiết tốt, Trung Quốc thường đẩy mạnh hoạt động trên biển. Năm 2014, tháng 4 là sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 và việc Trung Quốc triển khai xây các đảo nhân tạo. Năm 2019, tháng 5 tàu Trung Quốc đã có hoạt động và đỉnh điểm là tháng 7 xâm nhập sâu vào thềm lục địa Việt Nam.
Có khác chăng, năm 2020 Trung Quốc triển khai rầm rộ hơn, lực lượng tham gia đông hơn và phạm vi rộng khắp Biển Đông. Từ tàu sân bay Liêu Ninh ở eo biển Đài Loan tiến vào Biển Đông, tàu hải cảnh đâm tàu cá Việt Nam tại Hoàng Sa ngày 2/4/2020, khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Malaysia – Brunei và tập trung dân quân biển ở phía Nam. Các hoạt động từ tuyên truyền, hành chính, luật pháp tới răn đe bằng sức mạnh.
“Trung Quốc lần này dường như tỏ ra hung hăng hơn và sẵn sàng sử dụng vũ lực buộc các nước nhỏ phải theo ý mình. Trước những động thái này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng yêu cầu Trung Quốc chấm dứt dọa nạt các nước nhỏ trong Biển Đông”, vị chuyên gia trình bày quan điểm.
Trung Quốc gây sự ở Biển Đông vì bế tắc trong nước?
Theo ý kiến của các chuyên gia, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển, Cố vấn cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Phát triển Quan hệ quốc tế (CSSD) chia sẻ trên VTC News, việc ngày 18/4, Bắc Kinh tiếp tục tăng cường các hành động trái phép trên Biển Đông khi tuyên bố thành lập trên 2 đơn vị hành chính cấp huyện quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam đều là những hành động “ngạo mạn”.
Bắc Kinh có động thái gây hấn như vậy trên Biển Đông có thể có nhiều lý do, trong đó có thể kể đến những mâu thuẫn ngầm đang diễn ra bên trong nước này, buộc chính quyền Trung Quốc phải tìm cách đẩy chúng ra bên ngoài nhằm đổi hướng chú ý của dư luận.
Chuyên gia Nguyễn Ngọc Trường cho biết, một trong những chiến lược quan trọng hiện giờ của chính quyền Trung Quốc là đưa nước này trở thành một cường quốc biển. Do đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để hướng ra biển trong thời gian sắp tới.
Chính vì thế, việc thành lập trái phép cơ quan hành chính “quận Tây Sa” và "quận Nam Sa" được chính quyền Trung ương Trung Quốc khuyến khích. Và điều này đã thể hiện rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường cho biết thêm, hành động của Trung Quốc diễn ra sau khi Việt Nam gửi công hàm cho Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giống như các động thái trước đây, Trung Quốc luôn dùng các thủ đoạn và nắm bắt thời cơ để thể hiện quyền lực uy hiếp nước khác. Tương tự, sự việc lần này cũng nhằm mục đích gây sức ép đối với Việt Nam.
Bắc Kinh có động thái gây hấn như vậy trên Biển Đông có thể có nhiều lý do, trong đó có thể kể đến những mâu thuẫn ngầm đang diễn ra bên trong nước này, buộc chính quyền Trung Quốc phải tìm cách đẩy chúng ra bên ngoài nhằm đổi hướng chú ý của dư luận.
“Trung Quốc đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn sau đại dịch Covid-19. Kinh tế trì trệ, tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân đi xuống và nhất là tỷ lệ thất nghiệp tăng cao. Đây là những vấn đề nan giải của lãnh đạo Trung Quốc. Những điều này hối thúc Trung Quốc đẩy mâu thuẫn trong nội tại ra bên ngoài, từ đó hướng lái sự chú ý dư luận trong nước và thu hút cộng đồng quốc tế. Do đó, vấn đề Biển Đông, Đài Loan… là những ưu tiên để Trung Quốc thực hiện ý đồ”.Chuyên gia cũng cho rằng, Bắc Kinh đang bị thế giới gây áp lực về nguyên nhân bùng phát dịch Covid -19. Và Trung Quốc phải trả lời thế giới về trách nhiệm của nước này đối với vấn đề Covid -19.
“Mặt khác, Trung Quốc muốn tranh thủ thời điểm đại dịch Covid -19 để thực hiện mưu đồ của kẻ mạnh. Bắc Kinh cho rằng, đây là thời điểm các nước đối mặt với nhiều khó khăn, mất tập trung để lấn tới. Và tại thời điểm này, với tiềm lực của mình, Trung Quốc ra sức thực hiện điều đó”, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường nhấn mạnh.
Chuyên gia Nguyễn Ngọc Trường cho biết, một trong những chiến lược quan trọng hiện giờ của chính quyền Trung Quốc là đưa nước này trở thành một cường quốc biển. Do đó, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để hướng ra biển trong thời gian sắp tới.
Chính vì thế, việc thành lập trái phép cơ quan hành chính “quận Tây Sa” và "quận Nam Sa" được chính quyền Trung ương Trung Quốc khuyến khích. Và điều này đã thể hiện rõ âm mưu độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Trường cho biết thêm, hành động của Trung Quốc diễn ra sau khi Việt Nam gửi công hàm cho Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giống như các động thái trước đây, Trung Quốc luôn dùng các thủ đoạn và nắm bắt thời cơ để thể hiện quyền lực uy hiếp nước khác. Tương tự, sự việc lần này cũng nhằm mục đích gây sức ép đối với Việt Nam.
Đâu là âm mưu thực sự của Trung Quốc khi thành lập Tây Sa và Nam Sa ở Biển Đông?
PGS-TS Cù Chí Lợi, Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Mỹ (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) cho rằng, trong lúc thế giới đang “bận” đương đầu với dịch Covid-19, Trung Quốc lại lợi dụng thời điểm này liên tục thực hiện các bước trong kế hoạch giành lấy chủ quyền trên Biển Đông.
Theo đánh giá của chuyên gia Cù Chí Lợi, việc Trung Quốc phê duyệt thành lập cơ quan hành chính tại 2 quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam được xem là hành vi ngang ngược và trái phép. Đồng thời, điều này là bất chấp dư luận quốc tế, coi thường các nguyên tắc, luật lệ quốc tế.
Chuyên gia Cù Chí Lợi nhận định, hành động trái phép mới đây của Bắc Kinh ở Biển Đông nghiêm trọng hơn so với những hành vi trước đó, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tại khu vực.
Thứ nhất, theo vị chuyên gia, một khi thành lập cơ quan hành chính, Trung Quốc sẽ có nhiều hành vi tiếp theo như thành lập đơn vị cơ sở, cơ quan theo chức năng, phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính của Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi mà họ tuyên bố phi pháp thành lập đơn vị hành chính.
Một khi đã đặt được đơn vị hành chính ở những nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp, Trung Quốc sẽ mở rộng việc xâm lấn các đảo đá khác ở Biển Đông.
“Từ lâu, Trung Quốc đã có ý đồ thôn tính Biển Đông. Việc thành lập khu vực hành chính này chính là để phục vụ cho ý đồ kiểm soát Biển Đông. Hành động này được xem là cánh tay nối dài của Trung Quốc trong việc tăng cường hiện diện trên thực địa và dần kiểm soát phi pháp trên Biển Đông. Mục tiêu của Trung Quốc là tranh thủ thời cơ các nước khác không có đủ điều kiện phản ứng quyết liệt để thực hiện hành vi xâm lấn chủ quyền các nước. Việc tuyên bố thành lập khu vực hành chính này là thực hiện mục tiêu giành chủ quyền nước khác”, chuyên gia nhận định.
Theo đánh giá của chuyên gia Cù Chí Lợi, việc Trung Quốc phê duyệt thành lập cơ quan hành chính tại 2 quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam được xem là hành vi ngang ngược và trái phép. Đồng thời, điều này là bất chấp dư luận quốc tế, coi thường các nguyên tắc, luật lệ quốc tế.
Chuyên gia Cù Chí Lợi nhận định, hành động trái phép mới đây của Bắc Kinh ở Biển Đông nghiêm trọng hơn so với những hành vi trước đó, ảnh hưởng rất lớn đến an ninh tại khu vực.
Thứ nhất, theo vị chuyên gia, một khi thành lập cơ quan hành chính, Trung Quốc sẽ có nhiều hành vi tiếp theo như thành lập đơn vị cơ sở, cơ quan theo chức năng, phân cấp, phân quyền trong hệ thống hành chính của Trung Quốc. Thứ hai, Trung Quốc sẽ gia tăng đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi mà họ tuyên bố phi pháp thành lập đơn vị hành chính.
“Chiến thuật của Trung Quốc là từ việc xây dựng những ngôi nhà, trụ sở làm việc với mục đích dân sinh, dần dần Trung Quốc sẽ đẩy mạnh việc phát triển thành những tòa nhà, thành phố trên biển, không khác gì trên đất liền”, ông Cù Chí Lợi nhận định.Thứ ba, sau việc tuyên bố thành lập phi pháp đơn vị hành chính, Trung Quốc có thể triển khai, điều động quân đội ra canh giữ, bảo vệ chủ quyền phi pháp ở các khu vực mà nước này đã bất chấp đạo lý để tuyên bố chủ quyền. Thứ tư, một khi đã đặt được đơn vị hành chính ở những nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp, Trung Quốc sẽ mở rộng việc xâm lấn các đảo đá khác ở Biển Đông, gia tăng hiện diện về quân sự của nước này trên biển.
Một khi đã đặt được đơn vị hành chính ở những nơi mà nước này tuyên bố chủ quyền phi pháp, Trung Quốc sẽ mở rộng việc xâm lấn các đảo đá khác ở Biển Đông.
“Từ lâu, Trung Quốc đã có ý đồ thôn tính Biển Đông. Việc thành lập khu vực hành chính này chính là để phục vụ cho ý đồ kiểm soát Biển Đông. Hành động này được xem là cánh tay nối dài của Trung Quốc trong việc tăng cường hiện diện trên thực địa và dần kiểm soát phi pháp trên Biển Đông. Mục tiêu của Trung Quốc là tranh thủ thời cơ các nước khác không có đủ điều kiện phản ứng quyết liệt để thực hiện hành vi xâm lấn chủ quyền các nước. Việc tuyên bố thành lập khu vực hành chính này là thực hiện mục tiêu giành chủ quyền nước khác”, chuyên gia nhận định.
Việt Nam làm gì để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông?
Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển Nguyễn Ngọc Trường cho rằng tuyên bố của Trung Quốc khi thành lập đơn vị hành chính ở Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam là phi lý, đi ngược lại với các chuẩn mực trong quan hệ quốc tế và coi thường các nguyên tắc và luật lệ quốc tế.
Trước tình hình này, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, không để sơ sẩy ở những địa điểm, khu vực mình đã kiểm soát trên thực địa.
“Hơn nữa, chúng ta cần sử dụng tổng hợp các biện pháp, kết hợp đấu tranh dư luận từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, cũng như sử dụng kênh ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc để hóa giải căng thẳng”, chuyên gia nêu rõ.
Ông Cù Chí Lợi khẳng định, đây là thời điểm Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các hành vi khác nhau.
Thứ nhất, dịch Covid-19 vẫn đang lây lan trên phạm vi toàn cầu, tác động đến nhiều nước trong khu vực. Thứ hai, hiện nay, thời tiết cũng đang là mùa thuận lợi cho Trung Quốc thực hiện nhiều hành động trên Biển Đông.
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các động thái gây hấn, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, phục vụ cho mưu đồ nuốt trọn Biển Đông của Bắc Kinh.
Do đó, Việt Nam phải sẵn sàng các biện pháp để phản ứng một cách kịp thời, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì rõ ràng những động thái này của Trung Quốc là phi pháp, chắc chắn dư luận quốc tế sẽ lên án.
“Chúng ta cũng cần phải cảnh giác. Đây chỉ là một trong nhiều hành động mà Trung Quốc đang thực hiện để phục vụ cho âm mưu và ý đồ của nước này trên Biển Đông. Do đó, chúng ta cần chú ý đề phòng, đảm bảo an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay”, ông Cù Chí Lợi nhấn mạnh.
Bàn về giải pháp mà Việt Nam nên thực hiện để giải quyết tranh chấp hiện hữu ở Biển Đông, vị chuyên gia Luật nhấn mạnh, là quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam biết rõ cái giá của chiến tranh nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh vì độc lập tự do và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng trên Biển Đông.
Ông Nguyễn Hồng Thao lấy dẫn chứng Công hàm ngày 30/3/2020 và các tuyên bố khác của Việt Nam luôn khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở pháp lý đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn luôn cùng các nước đấu tranh để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực pháp lý, nhằm ngăn ngừa những hành động không tôn trọng luật quốc tế, làm phức tạp thêm tình hình.
{full_page}Trước tình hình này, chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần nâng cao cảnh giác, không để sơ sẩy ở những địa điểm, khu vực mình đã kiểm soát trên thực địa.
“Hơn nữa, chúng ta cần sử dụng tổng hợp các biện pháp, kết hợp đấu tranh dư luận từ bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế, cũng như sử dụng kênh ngoại giao trực tiếp với Trung Quốc để hóa giải căng thẳng”, chuyên gia nêu rõ.
Ông Cù Chí Lợi khẳng định, đây là thời điểm Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các hành vi khác nhau.
Thứ nhất, dịch Covid-19 vẫn đang lây lan trên phạm vi toàn cầu, tác động đến nhiều nước trong khu vực. Thứ hai, hiện nay, thời tiết cũng đang là mùa thuận lợi cho Trung Quốc thực hiện nhiều hành động trên Biển Đông.
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các động thái gây hấn, gia tăng ảnh hưởng trong khu vực, phục vụ cho mưu đồ nuốt trọn Biển Đông của Bắc Kinh.
Do đó, Việt Nam phải sẵn sàng các biện pháp để phản ứng một cách kịp thời, đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Vì rõ ràng những động thái này của Trung Quốc là phi pháp, chắc chắn dư luận quốc tế sẽ lên án.
“Chúng ta cũng cần phải cảnh giác. Đây chỉ là một trong nhiều hành động mà Trung Quốc đang thực hiện để phục vụ cho âm mưu và ý đồ của nước này trên Biển Đông. Do đó, chúng ta cần chú ý đề phòng, đảm bảo an ninh trật tự và chủ quyền quốc gia trong tình hình hiện nay”, ông Cù Chí Lợi nhấn mạnh.
Bàn về giải pháp mà Việt Nam nên thực hiện để giải quyết tranh chấp hiện hữu ở Biển Đông, vị chuyên gia Luật nhấn mạnh, là quốc gia yêu chuộng hòa bình, Việt Nam biết rõ cái giá của chiến tranh nhưng cũng sẵn sàng đấu tranh vì độc lập tự do và bảo toàn chủ quyền lãnh thổ, các quyền và lợi ích chính đáng trên Biển Đông.
Ông Nguyễn Hồng Thao lấy dẫn chứng Công hàm ngày 30/3/2020 và các tuyên bố khác của Việt Nam luôn khẳng định Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là cơ sở pháp lý đúng đắn để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngoài ra, Việt Nam vẫn luôn cùng các nước đấu tranh để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông có hiệu lực pháp lý, nhằm ngăn ngừa những hành động không tôn trọng luật quốc tế, làm phức tạp thêm tình hình.
“Việt Nam luôn kêu gọi các nước hợp tác, tìm kiếm một giải pháp hòa bình, cơ bản và lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Mặt khác Việt Nam cần luôn cảnh giác và đẩy mạnh xây dựng tiềm lực kinh tế, quốc phòng của đất nước, sẵn sàng với mọi tình huống có thể xảy ra”, PGS.TS Nguyễn Hồng Thao khẳng định.