Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể chẳng giúp gì được cho quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng Covid-19.
Khả năng hồi phục hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu trong năm nay là vô cùng khó khăn. Nhưng chắc sẽ khó khăn nhiều hơn nữa khi không có sự đóng góp từ một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới - Trung Quốc, một động cơ hồi phục mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu trong lần khủng hoảng gần đây nhất.
Khả năng hồi phục hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu trong năm nay là vô cùng khó khăn. Nhưng chắc sẽ khó khăn nhiều hơn nữa khi không có sự đóng góp từ một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới - Trung Quốc, một động cơ hồi phục mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu trong lần khủng hoảng gần đây nhất.
Trung Quốc không phải động lực tăng trưởng trong lúc này
Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, việc Trung Quốc tăng nhu cầu về nguồn nguyên liệu thô và các hàng hóa khác đã thúc đẩy tăng trưởng trên toàn thế giới, củng cố sự phục hồi ở các nền kinh tế khác như Brazil, Đức... Thậm chí một số nước như Australia đã tránh được cuộc suy thoái phần lớn nhờ vào thương mại với Trung Quốc.
Trong khi đó, trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế này cũng đã chịu những tác động nặng nề hơn nhiều so với khủng hoảng 2008-2009, làm giảm khả năng có thể “hỗ trợ” được các nước khác thoát cuộc đại suy thoái này. Nhu cầu của Trung Quốc không đủ lực kéo các nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
So với cuộc khủng hoảng trước, Trung Quốc đã hạn chế đối với các khoản chi tiêu kích thích nền kinh tế toàn cầu, giảm mua nguyên vật liệu từ nước ngoài và tự chủ trong một số ngành công nghiệp. Theo một số chuyên gia, sự thận trọng của người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc có thể làm giảm tỷ lệ phục hồi nền kinh tế theo hình chữ V.
Trung Quốc vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới. Trong khi Mỹ, Đức và Nhật Bản được IMF dự báo sẽ tăng trưởng âm -5% thì GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2020, sau cơn “co thắt” 6,8% trong quý 1.
Bất cứ sự tăng trưởng nào của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Việc mua đậu nành của Trung Quốc dù chưa đạt tới sản lượng trong thỏa thuận thương mại giữa hai nước nhưng đang hỗ trợ tích cực cho các nông dân Mỹ. Xuất khẩu thịt lợn của Ireland sang Trung Quốc cũng đã tăng đến 80% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ 2019, khi Trung Quốc phải đối phó với dịch cúm lợn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, về tổng thể nhu cầu của Trung Quốc không còn nhiều như trong cuộc đại suy thoái lần trước. Lần này, một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi ngay cả nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc cũng không thể giúp họ thoát khỏi bóng ma khủng hoảng.
Năm 2008, Trung Quốc đã tung gói kích thích 586 tỷ USD trị giá 13% sản lượng nền kinh tế nước này tại thời điểm đó, giúp nền kinh tế thứ hai thế giới tăng trưởng 9,7% năm 2008 và 9,4% năm 2009. Phần lớn chi tiêu của Trung Quốc được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay và nhà ở, thúc đẩy nhu cầu đối với các vật liệu nhập khẩu như quặng sắt. Và Australia trở thành đối tượng thụ hưởng chính và đạt tăng trưởng 3,7% trong năm 2008 và 1,9% trong năm 2009.
Trong năm nay, các hợp đồng cung cấp quặng sắt của Australia với các khách hàng Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng có vẻ sự tăng trưởng đột biến này là do hợp đồng được chuyển từ Brazil-một nhà cung cấp quặng sắt lớn trên thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, số lượng quặng sắt xuất được lần này vẫn không thể giúp Australia tránh khỏi cuộc suy thoái lần đầu tiên trong 3 thập kỷ, với dự báo GDP có thể suy giảm đến 4%.
Trong khi đó, trong bối cảnh hiện nay, dù Trung Quốc cho thấy các dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng Covid-19, nền kinh tế này cũng đã chịu những tác động nặng nề hơn nhiều so với khủng hoảng 2008-2009, làm giảm khả năng có thể “hỗ trợ” được các nước khác thoát cuộc đại suy thoái này. Nhu cầu của Trung Quốc không đủ lực kéo các nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng
So với cuộc khủng hoảng trước, Trung Quốc đã hạn chế đối với các khoản chi tiêu kích thích nền kinh tế toàn cầu, giảm mua nguyên vật liệu từ nước ngoài và tự chủ trong một số ngành công nghiệp. Theo một số chuyên gia, sự thận trọng của người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc có thể làm giảm tỷ lệ phục hồi nền kinh tế theo hình chữ V.
Trung Quốc vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh nhất trong số các nền kinh tế lớn của thế giới. Trong khi Mỹ, Đức và Nhật Bản được IMF dự báo sẽ tăng trưởng âm -5% thì GDP của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 1% trong năm 2020, sau cơn “co thắt” 6,8% trong quý 1.
Bất cứ sự tăng trưởng nào của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn. Việc mua đậu nành của Trung Quốc dù chưa đạt tới sản lượng trong thỏa thuận thương mại giữa hai nước nhưng đang hỗ trợ tích cực cho các nông dân Mỹ. Xuất khẩu thịt lợn của Ireland sang Trung Quốc cũng đã tăng đến 80% trong 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ 2019, khi Trung Quốc phải đối phó với dịch cúm lợn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cho rằng, về tổng thể nhu cầu của Trung Quốc không còn nhiều như trong cuộc đại suy thoái lần trước. Lần này, một số quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề đến nỗi ngay cả nhu cầu lớn của thị trường Trung Quốc cũng không thể giúp họ thoát khỏi bóng ma khủng hoảng.
Năm 2008, Trung Quốc đã tung gói kích thích 586 tỷ USD trị giá 13% sản lượng nền kinh tế nước này tại thời điểm đó, giúp nền kinh tế thứ hai thế giới tăng trưởng 9,7% năm 2008 và 9,4% năm 2009. Phần lớn chi tiêu của Trung Quốc được sử dụng cho xây dựng cơ sở hạ tầng, sân bay và nhà ở, thúc đẩy nhu cầu đối với các vật liệu nhập khẩu như quặng sắt. Và Australia trở thành đối tượng thụ hưởng chính và đạt tăng trưởng 3,7% trong năm 2008 và 1,9% trong năm 2009.
Trong năm nay, các hợp đồng cung cấp quặng sắt của Australia với các khách hàng Trung Quốc đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng có vẻ sự tăng trưởng đột biến này là do hợp đồng được chuyển từ Brazil-một nhà cung cấp quặng sắt lớn trên thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, số lượng quặng sắt xuất được lần này vẫn không thể giúp Australia tránh khỏi cuộc suy thoái lần đầu tiên trong 3 thập kỷ, với dự báo GDP có thể suy giảm đến 4%.
U ám vẫn nhiều hơn triển vọng hồi phục
Hợp tác xã Geraldton-nơi xuất khẩu 90% sản lượng tôm hùm đánh bắt từ Tây Australia sang Trung Quốc, vào tháng 4 và 5 đã hồi phục mức sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc bằng mức trung bình, sau một tháng phải ngừng đánh bắt do dảnh hưởng của dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhu cầu từ Trung Quốc lại một lần nữa sụt giảm khi các ca bệnh Covid-19 mới tăng trở lại, có liên quan tới chợ thực phẩm lớn nhất Bắc Kinh. Ước tính sẽ phải mất từ 6 tới 12 tháng, hoặc dài hơn nữa để thị trường có thể hồi phục.
Tương tự, kinh tế Thái Lan cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng lớn do Covid-19. Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, là nhà xuất khẩu cao su lớn tới Trung Quốc và đồng thời cũng là địa điểm du lịch ưa thích của du khách Trung Quốc, kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ thu hẹp đến 8% trong năm nay.
Là nền kinh tế hàng đầu châu Âu, nhưng trong lúc này, kinh tế Đức cũng chịu kiểu ảnh hưởng chung, giống nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Doanh số xe BMW tại Trung Quốc đã tăng 17% trong quý 2/2020 sau khi giảm mạnh trong quý 1. Tuy nhiên, thị trường xe của Trung Quốc có khả năng thu hep đến 10% trong năm nay, theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức.
Trong bối cảnh hiện nay, quan ngại về việc gia tăng nợ cũng khiến Bắc Kinh trở nên e ngại hơn với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng thông qua các gói kích thích. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các biện pháp tài chính của Trung Quốc trong năm nay được ước tính đạt 4,6% GDP. Hơn nữa, Trung Quốc có khả năng tự cung cấp cho các nhu cầu nội địa. Sự thay đổi dài hạn của Trung Quốc thay vì phụ thuộc vào sản xuất đã giúp giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với máy móc và thiết bị chuyên dụng của nước ngoài.
Theo đại diện của Claas KGaAmnH, nhà sản xuất máy móc nông nghiệp lớn nhất vùng Tây Bắc của Đức, Trung Quốc nói chung không phải là động lực tăng trưởng trong lúc này.
Kinh tế trưởng tại Moody, Mark Zandi phân tích, Mỹ có thể là lựa chọn tốt hơn trong việc dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái. Các chính sách tài khóa của Washington nhằm đối phó với Covid-19 trong năm nay đã đạt tới 13% GDP quốc gia. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều nước phát triển khác vẫn còn đang quẩn quanh với dịch Covid-19 với số ca lây nhiễm tăng cao, đe dọa đến khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu.
Hiện tai, chưa thể sớm thay đổi, nhiều công ty vẫn phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Đại diện của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, Trung Quốc có thể vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của thế giới, nhưng nếu, Trung Quốc chỉ tăng trưởng 1% thì rất khó có thể giúp kinh tế toàn cầu hồi phục một cách nhanh chóng.
Tương tự, kinh tế Thái Lan cũng đang trải qua một cơn khủng hoảng lớn do Covid-19. Một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, là nhà xuất khẩu cao su lớn tới Trung Quốc và đồng thời cũng là địa điểm du lịch ưa thích của du khách Trung Quốc, kinh tế Thái Lan được dự báo sẽ thu hẹp đến 8% trong năm nay.
Là nền kinh tế hàng đầu châu Âu, nhưng trong lúc này, kinh tế Đức cũng chịu kiểu ảnh hưởng chung, giống nhiều nền kinh tế khác trên thế giới. Doanh số xe BMW tại Trung Quốc đã tăng 17% trong quý 2/2020 sau khi giảm mạnh trong quý 1. Tuy nhiên, thị trường xe của Trung Quốc có khả năng thu hep đến 10% trong năm nay, theo báo cáo của Hiệp hội Công nghiệp ô tô Đức.
Trong bối cảnh hiện nay, quan ngại về việc gia tăng nợ cũng khiến Bắc Kinh trở nên e ngại hơn với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng thông qua các gói kích thích. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), các biện pháp tài chính của Trung Quốc trong năm nay được ước tính đạt 4,6% GDP. Hơn nữa, Trung Quốc có khả năng tự cung cấp cho các nhu cầu nội địa. Sự thay đổi dài hạn của Trung Quốc thay vì phụ thuộc vào sản xuất đã giúp giảm nhu cầu của Trung Quốc đối với máy móc và thiết bị chuyên dụng của nước ngoài.
Theo đại diện của Claas KGaAmnH, nhà sản xuất máy móc nông nghiệp lớn nhất vùng Tây Bắc của Đức, Trung Quốc nói chung không phải là động lực tăng trưởng trong lúc này.
Kinh tế trưởng tại Moody, Mark Zandi phân tích, Mỹ có thể là lựa chọn tốt hơn trong việc dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu thoát khỏi suy thoái. Các chính sách tài khóa của Washington nhằm đối phó với Covid-19 trong năm nay đã đạt tới 13% GDP quốc gia. Tuy nhiên, Mỹ và nhiều nước phát triển khác vẫn còn đang quẩn quanh với dịch Covid-19 với số ca lây nhiễm tăng cao, đe dọa đến khả năng hồi phục kinh tế toàn cầu.
Hiện tai, chưa thể sớm thay đổi, nhiều công ty vẫn phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Đại diện của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng, Trung Quốc có thể vẫn được kỳ vọng là động lực tăng trưởng của thế giới, nhưng nếu, Trung Quốc chỉ tăng trưởng 1% thì rất khó có thể giúp kinh tế toàn cầu hồi phục một cách nhanh chóng.
Nguồn https://baoquocte.vn/con-duong-hoi-phuc-kinh-te-hau-covid-19-trong-doi-gi-tu-bac-kinh-119548.html