Type Here to Get Search Results !

Vì sao con của gia đình "có điều kiện" thường thông minh hơn?

V

ì sao con của gia đình có điều kiện thường thông minh hơn? Nói thực thì khi đọc cái câu hỏi gần như hiển nhiên đã có câu trả lời. Bài viết này cốt yếu chỉ để làm rõ hai chữ "điều kiện" bao gồm những gì và làm rõ ảnh hưởng của nó đến những đứa trẻ.

Nếu quan sát những đứa trẻ ở các trường học bây giờ, dù là mẫu giáo hay tiểu học, bạn sẽ phát hiện ra một thực tế khá phũ phàng rằng: những đứa trẻ sinh ra trong gia đình có tiền thường sẽ thông minh hơn.

01/03. Những đứa trẻ có điều kiện gia đình tốt, IQ cao hơn?

Sự thật đằng sau nó là...

20 năm trước, Todd Risley và Betty Hart, hai nhà tâm lý học trẻ em tại Đại học Kansas, Hoa Kỳ, đã thực hiện một nghiên cứu trên 42 gia đình thuộc các điều kiện kinh tế và xã hội khác nhau.

Họ bắt đầu từ khi đứa trẻ 9 tháng tuổi và theo dõi chúng cho đến khi chúng được 3 tuổi, tập trung vào hàng trăm giờ tương tác giữa cha mẹ và con cái trong những gia đình này. Mỗi tháng trong 3 năm, các nhà nghiên cứu sẽ quay một video dài 1 giờ bên trong mỗi gia đình để ghi lại cuộc nói chuyện giữa con cái và cha mẹ của chúng.

Cuộc khảo sát cho thấy trẻ em từ các gia đình thu nhập thấp thường có chỉ số thông minh thấp.

Trẻ em có cha mẹ được học cao hơn và có hoàn cảnh gia đình tốt hơn trung bình tiếp nạp được 2153 từ mỗi giờ;

Trẻ em từ các gia đình thuộc tầng lớp lao động tiếp nhận trung bình 1251 từ mỗi giờ;

Trẻ em từ các gia đình nhận trợ cấp xã hội chỉ tiếp nhận trung bình 616 từ mỗi giờ.

Sự khác biệt về lượng từ vựng mà chúng biết không ngừng được tăng lên theo độ tuổi.

Đợi tới khi bọn trẻ 4 tuổi, khoảng cách đã tăng vọt lên 30 triệu từ.

Thực ra, thứ quyết định IQ tuy không phải là bản thân "tiền bạc", nhưng trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả hơn, ba mẹ sẽ nói chuyện với con cái nhiều hơn, thời gian tương tác, nói chuyện giữa ba mẹ và con cái phần nào quyết định IQ của đứa trẻ.

Cuộc khảo sát nghiên cứu cho thấy rằng những đứa trẻ thường nói chuyện với cha mẹ có kỹ năng ngôn ngữ cao hơn nhiều so với những đứa trẻ ít nói và điểm kiểm tra IQ cũng cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã đến thăm những đứa trẻ 6 năm sau đó, và những đứa trẻ có năng lực tốt cũng có thành tích tốt hơn ở trường khi chúng được 9-10 tuổi.

Có sự khác biệt đáng kể giữa các gia đình có sự tương tác, trò chuyện tích cực giữa cha mẹ và con cái chặt chẽ với các gia đình mà cha mẹ và con cái ít tương tác và giao tiếp cho có lệ. Cha mẹ của các gia đình có thu nhập cao thường có xu hướng nói chuyện với con cái về nhiều chủ đề khác nhau, để con cái họ được ở trong một môi trường tích cực với ngôn ngữ phong phú khi mới sinh ra.

Những nghiên cứu như này trước đó ở các nước phương Tây sẽ đem lại cảm giác bộc lộ sự khác biệt về giai cấp một cách trực tiếp hơn và nó dường như đang nói với mọi người rằng "gia đình nghèo khó sẽ khó cho ra những đứa trẻ nổi bật", tuy nhiên, cuộc khảo sát này dường như chỉ đang nói về giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhỏ. Một số người sẽ nói: "Mỗi một đứa trẻ đều khác nhau, một số trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ sớm và một số trẻ phát triển muộn."

Nhưng đằng sau đó, điều đáng để chúng ta quan tâm hơn cả đó là lời nói hay sự trao đổi, trò chuyện của cha mẹ có thể đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của trẻ.

02/03. Rất nhiều cha mẹ thua trong việc trò chuyện với con cái

Có kha khá ông bố bà mẹ phàn nàn không hiểu vì sao con cái ngày càng không thân thiết với mình, con trẻ không thích nói chuyện với người lớn, không biết chúng đang nghĩ cái gì…

Trong cuộc sống, có rất nhiều ba mẹ thua ở việc nói chuyện đàng hoàng với con mình.

Trong một cuốn sách mang tên "Toxic Parents" (Tựa Việt: "Cha mẹ độc hại"), có một câu nói như này:

"Con trẻ sẽ không phân biệt giữa thực tế và nói đùa, chúng sẽ tin vào những điều mà cha mẹ nói về mình, và biến chúng thành quan niệm của mình."

Trên mạng có một câu hỏi rằng: Vì sao bọn trẻ ngày nay lại không thích tâm sự với người lớn?

Một độc giả chia sẻ câu chuyện của mình như này:

"Ba mẹ đều là giáo viên tiểu học của tôi, họ mong đợi rất nhiều ở tôi. Lần nào cũng vậy, không cần tôi phải mang kết quả về nhà, họ sớm đã tự mình đi tra rồi, những ngày biết kết quả bài kiểm tra, cứ mỗi lần ra cổng trường, chỉ cần nhìn sắc mặt của ba là tôi biết ngày hôm đó liệu có bị "giáo huấn" hay không. Câu nói họ thường nói với tôi nhất đó là, "ba mẹ thất vọng về con quá!"

Câu nói này tôi đã phải nghe không biết bao nhiều lần, cuộc thi viết không giải, ba mẹ thất vọng quá; thi Olympic toán học không được giải, ba mẹ thất vọng về con quá; thi cuối kì không lọt top trong lớp, ba mẹ thất vọng về con quá… sau này dần dần, rất nhiều chuyện tôi không còn kể với họ nữa, cũng ít khi tương tác với ba mẹ hơn, tôi rất sợ nghe thấy câu: ba mẹ thất vọng về con quá!"

Con cái có tâm sự với cha mẹ không, tất cả là do lời nói và hành xử của cha mẹ, có những bậc phụ huynh có khả năng khiến con cái dốc bầu tâm sự với mình, bởi họ khiến con cái cảm thấy tin tưởng, không mắng mỏ hay động chạm tới điểm yếu của con, họ sẵn sàng chấp nhận cái mới, họ tin tưởng và khích lệ con cái thay vì tạo sức ép, phê phán con, họ thích cùng con thảo luận một vấn đề nào đó rồi cũng đưa ra kết luận thay vì ép buộc con cái phải chấp nhận một điều gì đó.

Mỗi một đứa trẻ đều hi vọng rằng mình là niềm tự hào của ba mẹ, nếu ba mẹ luôn nói những lời nói đả kích, không nhẹ nhàng hay chê bai con cái, chúng sẽ không có cảm giác tin tưởng bạn, đồng thời nảy sinh ra sự hoài nghi với bản thân, từ đó trở nên nhút nhát, tự ti và vô cùng nhạy cảm.

Biết cách khích lệ, nói chuyện bình đẳng với con cái, con cái sẽ có nhiều tự tin và dũng cảm đi đón nhận những thử thách và cơ hội hơn.

Cái miệng của cha mẹ, quyết định con đường của con cái.

03/03. Ba mẹ "biết nói chuyện" , con cái càng thông minh

Những đứa trẻ thông minh và thu hút người khác thường ưu tú ở điểm nào? Một giáo viên với hơn 20 kinh nghiệm ở trường mầm non chia sẻ rằng: những đứa trẻ thông minh đều có một đặc điểm chung, chúng rất biết cách biểu đạt, ngay từ khi bắt đầu đã rất biết cách thể hiện cho giáo viên thấy được nhu cầu cũng như suy nghĩ của mình.

Khoảng cách giữa con trẻ, không chỉ đơn thuần là sự khác biệt về IQ hay điều kiện gia đình. Tiểu tiết quyết định thành bại, đối thoại, trao đổi hay chia sẻ… giữa ba mẹ và con cái mỗi ngày, nhiều người có xu hướng không quan trọng những điều này, nhưng trên thực tế, chúng lại giống như những mảnh ghép vô cùng quan trọng, dần dần ảnh hưởng tới cả tương lai tổng thể của con cái.

Muốn não bộ của con cái phát triển, phương thức giao tiếp giữa con cái và ba mẹ là vô cùng quan trọng.

Đối với vấn đề này, Đại học Harvard và các trường đại học danh tiếng khác của Mỹ cũng đã thành lập một nhóm nghiên cứu để thực hiện nghiên cứu trên hơn 30 trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi tại khu vực Boston.

Sau khi xem xét các đoạn ghi âm trẻ tương tác với cha mẹ ở nhà, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tần suất trò chuyện của trẻ với cha mẹ càng cao thì hoạt động não liên quan đến ngôn ngữ của trẻ càng tích cực, trong khi những trẻ ít tương tác với ba mẹ lại có kỹ năng ngôn ngữ và phản ứng não bộ kém.

Cách cha mẹ giao tiếp với con cái có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển trí não của trẻ. Cha mẹ biết cách nói chuyện, chăm chỉ tương tác với con cái, con cái sẽ có phần trăm thông minh lớn hơn.
{tocify}Tác giả Thiên Vy | Doanh nghiệp & Tiếp thị

Đăng nhận xét

1 Nhận xét
Spam, Comment bao gồm link quảng cáo và thiếu văn hóa sẽ bị xóa bởi người kiểm duyệt.
* Please Don't Spam Here. All the Comments are Reviewed by Admin.